Mâm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà theo Bắc, Trung, Nam

21/11/2023 09:02:54 1438 lượt xem

Đêm giao thừa là đêm cuối cùng tạm biệt năm cũ và bước sang một năm. Bởi vậy mà gia đình nào cũng chú trọng mâm cúng giao thừa ngoài trời. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết mâm cúng chuẩn bị ra sao và cách cúng đầy đủ gửi tới bạn đọc. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!

Cúng giao thừa gồm những gì?

Vàng mã

Cúng giao thừa ngoài trời chúng ta cần chuẩn bị giấy cúng giao thừa. Trong nhà có bao nhiêu người sẽ chuẩn bị từng đó bộ đồ quần áo vàng mã cả nam và nữ.

Mỗi một người sẽ chuẩn bị 12 bộ đồ và ghi họ và tên đầy đủ của người nhận lên. Khi bày mâm cúng sắp hết các bộ đồ lên trên mâm ngay ngắn.

Trên bàn cúng

Đối với chuẩn bị mâm cúng trên bàn thờ, mỗi gia bàn thờ gia đình được dựng sẵn ngoài trời sẽ có lư hương (thường là ban thờ Ông Thiên). Lễ tại ban thờ này sẽ chuẩn bị bao gồm:

  • 1 đĩa trầu cau
  • 5 loại quả trái cây khác loại
  • Đèn dầu
  • 1 đĩa gạo
  • 5 chén trà
  • Mứt bánh các loại
  • 1 bình hoa cúng
  • Vàng mã

Lưu ý: Lễ này thường được trưng mùng 3 hoặc mùng 7 là kết thúc. 

Mâm cúng giao thừa

Mâm cúng giao thừa ngoài trời theo từng vùng miền

Nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời để cúng tiễn vi thần cựu vương Hành khiển (vị thần chịu trách nhiệm coi sóc dân và cai quản hạ giới) của năm cũ đi và đón thần của năm mới về. Lễ vật trong mâm cúng giao thừa ngoài trời tuỳ thuộc vào từng phong tục tập quán của từng vùng miền, hoàn cảnh kinh tế và những sản vật truyền thống của địa phương. Dưới đây là tổng hợp mâm cúng giao thừa ngoài trời của ba miền: Bắc – Trung – Nam. 

Mâm cúng giao thừa miền Bắc

Mâm cúng giao thừa ngoài trời miền Bắc thường sẽ có những món sau:

  • 1 con gà trống luộc
  • Bánh chưng hoặc 1 đĩa xôi gấc
  • 1 khoanh giò lụa
  • Hoa quả
  • Vãng mã
  • Trầu cau
  • Đèn nến
  • Gạo, muối
  • Rượu, nước
  • Mũ cánh chuồn
  • Hoa tươi
  • Nhang 

Lễ vật cúng giao thừa ngoài trời tại miền bắc cơ bản không thể thiếu đèn/nến, vàng mã, hương, hoa tươi, trầu cau, trái cây. Đối với trái cây khi sắm lễ nên chọn 5 loại quả khác nhau, đảm bảo hoa quả lựa chọn là hoa quả tươi, không bị dập và chín quá. Đặc biệt, trong mâm cúng ngoài trời không thể thiếu gạo và muối. 

Mâm cúng giao thừa (2)

Mâm cúng giao thừa miền Nam

Đối với mâm cúng giao thừa ngoài trời tại miền Nam sẽ được chuẩn bị cơ bản như sau:

  • 1 con gà trống luộc
  • Bánh tét
  • 1 khoanh giò lụa
  • Hoa quả
  • Vàng mã
  • Trầu cau
  • Đèn nến
  • Gạo, muối
  • Rượu, nước
  • Mũ cánh chuồn
  • Hoa tươi
  • Nhang

Mâm cúng giao thừa (3)

Mâm cúng giao thừa miền Trung 

Miền Trung sẽ có cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài trời cũng không khác là mấy so với miền Bắc và miền Nam. Tại miền Trung sẽ chuẩn bị những lễ vật sau:

  • 1 con gà trống luộc
  • Bánh chưng hoặc bánh tét
  • 1 khoanh giò lụa
  • Hoa quả
  • Vãng mã
  • Trầu cau
  • Đèn nến
  • Gạo, muối
  • Rượu, nước
  • Mũ cánh chuồn
  • Hoa tươi
  • Nhang

Nhìn chung, chúng ta đều có thể thấy được mâm cúng giao thừa ngoài trời tại cả 3 miền đều có sự tương đồng, tuy nhiên vẫn sẽ có những điểm khác biệt dựa theo văn hóa từng vùng miền và đặc sản từng khu vực. Nhưng điều quan trọng chính là tấm lòng thành kính của gia chủ một lòng nhất tâm gửi đến các vị thần linh cai quản và mong muốn tạm biệt một năm cũ đón chào một năm mới với nhiều điều may mắn và suôn sẻ.

Mâm cúng giao thừa (4)

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Lễ cúng giao thừa là một nghi lễ trang nghiêm, thành kính. Vì vậy, khi tiến hành nghi lễ này toàn thể thành viên trong gia đình cần mặc trang phục kín đáo, lịch sự đứng trước ban thờ tổ tiên cầu khấn một năm mới khoẻ mạnh, vạn sự may mắn và bình an. 

Lễ vật để cúng trong đêm giao thừa trong nhà gồm:

  • Mâm ngũ quả
  • Vàng mã, hương
  • Hoa tươi
  • Đèn/nến
  • Trầu cau
  • Rượu
  • Trà
  • Bánh chưng (Bánh tét)
  • Bánh giầy
  • Bánh kẹo

Vào thời khắc giao thừa chuyển giao từ năm cũ sang năm mới gia chủ sẽ đọc bài cúng giao thừa để mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết chung vui cùng con cháu. 

Mâm cơm cúng giao thừa trong nhà là để lễ tổ tiên với mong muốn cầu mong tổ tiên phù hộ, độ trì cho con cháu sang năm mới làm ăn thuận lợi, phát tài, phát lộc, gặp nhiều may mắn. Thường mâm cơm cúng giao thừa tại miền Bắc sẽ cúng sớm hơn để thời khắc giao thừa chuẩn bị chu toàn và kỹ lưỡng hơn cho nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời.

Xem thêm: Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước? Lưu ý gì?

Mâm cúng giao thừa (5)

Cách sắp mâm cúng giao thừa

Chuẩn bị một cái bàn chắc chắn, bên dưới mâm trải khăn sạch.

Sau đó, sắp xếp đồ lễ lên mâm lần lượt như sau:

  • Gà đặt ở giữa mâm (cho gà ngậm 1 bông hoa hồng đỏ)
  • Bánh chưng bóc phần lá bánh, không cắt, đặt cạnh đĩa gà (nếu cúng xôi gấc thì đặt thay vị trí bánh chưng)
  • Giò lụa đặt bên cạnh đĩa bánh chưng (cắt thành một khoanh giò)
  • Đặt hoa quả sau gà và bánh chưng
  • Vàng mã, trầu cau đặt trên vành mâm
  • Gạo, muối để vào một đĩa tách nhỏ, đặt bên cạnh đĩa hoa quả
  • Đèn/nến đặt bên cạnh đĩa hoa quả
  • Rượu, nước đặt trước mâm lễ
  • Mũ cánh chuồn để bên cạnh hoặc phía sau mâm lễ
  • Lọ hoa tươi để bên cạnh
  • Hương châm cháy có thể cắm vào chén hoặc để dưới mâm

Xem thêm: 5 bài văn khấn giao thừa chuẩn Giáp Thìn 2024

Mâm cúng giao thừa (6)

Ý nghĩa khi chuẩn bị mâm cúng giao thừa

Cúng giao thừa (hay còn được gọi là cúng trừ tịch, lễ giao thừa) là lễ cúng thực hiện vào giờ Tý tức là 23 giờ đêm tới 1 giờ sáng. Đây là thời khắc giao thừa chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. 

Lễ cúng này mang ý nghĩa cầu mong các vị Thần linh, gia tiên chứng giám, phù hộ, độ trì cho các thành viên trong gia đình một năm mới an, hạnh phúc, đón nhận những điều may mắn. 

Trong tâm niệm của người Việt, lễ cúng giao thừa được thực hiện vô cùng tỉ mỉ và cẩn trọng bởi người xưa tin rằng những điềm hay, điềm gở sẽ xảy ra vào những giây phút này đều liên quan tới mọi sự hay dở của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, cúng lễ giao thừa luôn được người Việt coi trọng và có ý nghĩa đặc biệt.

Xem thêm: 10 món ăn đêm giao thừa theo truyền thống đem lại may mắn, bình an

Mâm cúng giao thừa (7)

Lưu ý khi cúng giao thừa

Trong quá trình thực hiện nghi lễ cúng giao, chúng ta cần phải chú ý một số điều sau:

  • Lễ cúng giao thừa bắt đầu vào giờ Tý (23 giờ đến 1 giờ). Cho nên khi thực hiện cúng giao thừa ngoài trời cần phải chuẩn bị mâm lễ trước sao cho đầy đủ. 
  • Cúng giao thừa ngoài trời không được cúng sau 0h. 
  • Khi cúng cần có trang phục kín đáo, lịch sử và đầu tóc gọn gàng. 
  • Tuyệt đối nghiêm túc không trêu chọc nhau trong quá trình thực hiện. 

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn đọc nắm rõ được ý nghĩa cũng như cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời chi tiết và đầy đủ. Đừng quên cập nhật thêm nhiều bài viết hay tại Bchannel.vn nhé!

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

47 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Văn khấn nguyện Phật Dược Sư cầu an, tiêu trừ bệnh tật

Sự kiện 23/01/2025 11:17:10

Nghi thức tụng kinh cầu an đầu năm chuẩn

Sự kiện 23/01/2025 11:11:04

Nghi thức tụng kinh cầu an đầu năm chuẩn

Sự kiện 23-01-2025 11:11:04

Tụng niệm là hành động đọc và nhớ lời Phật dạy, là sự kết hợp giữa miệng và tâm để tạo nên một sự tập trung sâu sắc vào lời kinh, giúp thanh lọc tâm hồn và hướng con người đến những giá trị đạo đức, tinh thần.
538 lượt xem 0 Bình luận

Bài tụng kinh cầu an tại nhà: Tụng Kinh gì? Ý nghĩa

Sự kiện 23/01/2025 11:05:17

Bài tụng kinh cầu an tại nhà: Tụng Kinh gì? Ý nghĩa

Sự kiện 23-01-2025 11:05:17

Tụng kinh cầu an tại nhà là nghi thức giúp gia đình cầu mong bình an, sức khỏe và hạnh phúc. Qua việc tụng kinh, gia đình thể hiện lòng kính trọng với Phật và tổ tiên, tạo không gian bình yên và thanh tịnh.
239 lượt xem 0 Bình luận

Tụng kinh ngày 23 tháng chạp: Tụng Kinh gì? Hướng dẫn, nghi thức

Tết An Viên 20/01/2025 17:00:55

Tụng kinh ngày 23 tháng chạp: Tụng Kinh gì? Hướng dẫn, nghi thức

Tết An Viên 20-01-2025 17:00:55

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày cúng ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật cúng bái, nhiều gia đình còn lựa chọn tụng kinh như một hình thức thể hiện lòng thành kính và cầu mong bình an cho gia đạo. Vậy ngày 23 tháng Chạp tụng kinh gì? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách tụng kinh ngày 23 tháng Chạp chuẩn, bao gồm cả nghi thức và ý nghĩa của việc làm này.
187 lượt xem 0 Bình luận

Cách cúng giao thừa ở chung cư: Đồ lễ, lưu ý, ý nghĩa

Tết An Viên 18/01/2025 18:07:01