Mâm lễ cúng ông Công ông Táo: Mâm cơm, lễ vật và vàng mã
Lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là dịp lễ quan trọng trong năm. Bởi vậy, mà chúng ta cần phải sắm sửa lễ vật chu toàn để dâng lên thần linh, tổ tiên. Vậy sắm sửa lễ vật như thế nào chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Theo phong tục truyền thống, vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình lại chuẩn bị mâm cỗ chu toàn để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời để báo cáo mọi việc trong năm của gia chủ. Chính vì vậy, nên nhiều gia đình luôn chú trọng việc sắm sửa lễ vật cúng khấn.
Mâm cơm thắp hương ông Công ông Táo
Mâm cúng ông Công ông Táo không nhất thiết phải sang trọng, mâm cao cỗ đầy hay cúng bái những món ăn sơn hào, hải vị mà điều quan trọng nhất là sự thành tâm kính cẩn khi làm lễ.
Việc sắm sửa lễ vật tùy thuộc vào hoàn cảnh mỗi gia đình và văn hóa từng địa phương sẽ cúng kính mâm lễ mặn hay mâm lễ chay để tiễn ông Công ông Táo về trời.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo theo truyền thống sẽ chuẩn bị những món cơ bản như:
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- 5 lạng thịt vai luộc (hoặc thịt gà)
- 1 bát canh
- 1 đĩa xào
- 1 đĩa giò
- 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)
- 1 đĩa xôi gấc
- 1 đĩa hoa quả
- 1 ấm trà sen
- 3 chén rượu
- Quả cau, lá trầu
- 1 lọ hoa
- 1 tập giấy tiền, vàng mã
Trên đây chỉ là một số gợi ý còn tùy thuộc vào từng gia đình sẽ chuẩn bị món trong mâm cỗ cho phù hợp hoặc theo khả năng chuẩn bị.
Vàng mã cúng ông Công ông Táo
Lễ vật cúng ông Công ông Táo là điều không thể thiếu trong nghi lễ. Một số lễ vật gia chủ cần phải chuẩn bị như sau:
- 3 mũ Táo quân: 2 mũ của 2 Táo ông và 1 mũ của Táo bà. Trong đó, mũ dành cho các Táo ông có hai cánh chuồn, mũ của Táo bà không có cánh chuồn.
- Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công ông Táo. Gia chủ có thể sắm cá chép sống hoặc cá chép giấy. Thường ở miền Bắc sẽ cúng cá chép sống với ngụ ý “cá chép hóa rồng”. Tại miền Trung chuẩn bị ngựa để ông Công ông Táo di chuyển. Còn trong miền Nam thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
- Tiền vàng.
- 1 chiếc áo.
- 1 đôi hia bằng giấy.
Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Công ông Táo sẽ thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:
- Năm hành kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng.
- Năm hành mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng.
- Năm hành thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh.
- Năm hành hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ.
- Năm hành thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen.
Vị trí đặt mâm cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Theo từng vùng miền, phong tục tập quán cũng như quan niệm dân gian nên mâm lễ cúng ông Công ông Táo sẽ có phần khác nhau. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo luôn được sắp xếp đủ màu sắc với ước nguyện một năm mới sung túc, ấm no. Bởi ông Công công Táo gắn liền với bếp lửa nên đặt ban thờ ông Táo trong bếp thể hiện tín ngưỡng dân gian thờ vị thần cai quản bếp núc trong gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn thuận hòa, sung túc, gia đình luôn êm ấm.
Tuy nhiên, bếp là nơi chế biến thực phẩm không được trang trọng như ban thờ gia tiên không phù hợp việc cúng tế. Do đó, gia chủ nên đặt mâm cỗ ở ban thờ ông Táo hoặc ban thờ gia tiên.
Ban thờ được xem là nơi trú ngụ của ông Công, nếu không có ban thờ ông Táo riêng thì nên thắp hương tại ban thần linh hoặc gia tiên, không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là con đường vô hình giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.
Gợi ý mâm cơm ông Công ông Táo
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo rất đa dạng và phong phú. Mỗi gia đình sẽ điều chỉnh và tiến hóa theo phong tục tập quán từng vùng miền, địa phương và quan trọng là thời gian chuẩn bị và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Bởi lẽ, không có quy định riêng nào cho việc chuẩn bị mâm cỗ cúng mà điều chú trọng chính là tấm lòng thành kính tri ân đến hai vị thần trong gia đình. Một số gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo theo ba miền như sau:
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ở miền Bắc:
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- 5 lạng thịt lợn vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
- 1 bát canh mọc hoặc canh măng
- 1 đĩa xào thập cẩm
- 1 đĩa giò
- 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
- 1 đĩa chè kho
- 1 mâm ngũ quả (trong đó có 1 quả bưởi)
- 1 ấm trà sen
- 3 chén rượu
- 1 quả cau, lá trầu
- 1 lọ hoa
- 1 con cá chép sống
- 1 tập giấy tiền, vàng mã
- 3 bộ áo mũ Táo quân
Xem thêm: 6 bài văn khấn cúng ông Công ông Táo chuẩn phong tục Việt
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ở miền Trung:
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa thịt luộc
- 1 đĩa muối
- 1 đĩa giò
- 1 đĩa xôi gấc
- 1 đĩa hoa quả
- 1 đĩa xào
- 1 ấm trà
- Rượu (3 chén)
- Lá trầu, quả cau
- 1 xấp giấy tiền, vàng mã
- 1 lọ hoa tươi
- 1 con cá chép rán hoặc cá sống
- Hương, đèn, nến,…
- Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ở miền Nam:
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- Thịt lợn luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
- 1 bát canh mọc hoặc canh măng
- 1 đĩa xào thập cẩm
- 1 đĩa giò
- 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
- 1 đĩa chè kho
- 1 đĩa hoa quả
- 1 ấm trà sen
- 3 chén rượu
- 1 quả bưởi
- 1 quả cau, lá trầu
- 1 lọ hoa đào nhỏ
- 1 lọ hoa cúc
Bên cạnh đó, với những gia đình theo đạo Phật thường lựa chọn chuẩn bị mâm cúng chay để cúng ông Công ông Táo. Một số gợi ý mâm cúng chay gồm:
- 1 đĩa xôi hoặc 1 đĩa bánh chưng bóc sẵn
- 1 đĩa giò chay
- 1 đến 2 đĩa xào chay: gợi ý như rau củ quả xào, bắp non xào giò chay,…
- 1 bát canh: gợi ý như canh măng nấu mọc chay, canh rau củ chay,…
- 1 đĩa nem chay: gợi ý như nem bơ rong biển, nem rau củ mè đen,…
- 1 bát cơm xới đầy
- 1 đĩa hoa quả, 1 đĩa chè kho (nếu có)
- 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
Xem thêm: Tóm tắt sự tích ông Công ông Táo về trời trong phong tục Việt
Lưu ý khi làm mâm lễ cúng ông Công ông Táo
Trong quá trình thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo gia chủ cần phải chú ý một số điều kiêng kị như sau:
- Người thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo trước khi vào lễ cần phải tắm gội sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, lịch sự kín đáo để thể hiện lòng tôn kính với thần linh.
- Khi đọc văn khấn phải đọc với thái độ nghiêm túc, thành tâm, liền mạch và rõ ràng.
- Không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin Táo báo cáo những việc làm tốt đẹp trong năm.
- Không cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp.
- Không đặt mâm cúng dưới bếp.
- Không thả cá từ trên cao xuống.
Tiễn ông Công ông Táo về trời là phong tục truyền thống của dân tộc vào dịp cuối năm. Đây là thời khắc quan trọng mà mọi người mong muốn ông Táo trình báo những việc đã xảy ra trong một năm và mong Ngọc Hoàng giúp đỡ nhân dân một năm mới thuận lợi.
Xem thêm:
Các câu hỏi về cúng mâm cơm ông Công ông Táo
Ông Công ông Táo là ai?
Ông Công ông Táo được lưu truyền dưới dạng câu chuyện với nội dung khác nhau. Theo người xưa truyền lại, thần Táo quân bắt nguồn từ 3 vị thần là Thổ công, Thổ địa và Thổ kỳ của Trung Quốc.
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, 3 vị thần này hóa thành sự tích “2 ông 1 bài” gồm Thần Đất, thần Bếp núc và thần Nhà và thường gọi chung là Táo quân hay ông Táo.
Có cúng rước ông Táo không?
Theo phong tục dân gian, ngày 30 tháng Chạp sẽ cúng rước ông Táo về trời. Những năm không có ngày 30 thì sẽ cúng vào ngày 29 tháng Chạp.
Thường cúng rước ông Công ông Táo vào 23h00 đến 23h45 đêm giao thừa, lễ vật cúng rước ông Táo tương tự như lễ vật cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp.
Cúng ông Công ông Táo bao nhiêu con cá chép là đủ?
Cúng ông Công ông Táo gia chủ chỉ cần chuẩn bị 1 cặp cá hoặc 3 con cá chép đều được. Điều này còn tùy thuộc vào từng điều kiện và truyền thống từng địa phương, gia đình.
Hy vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức và cách cúng ông Công ông Táo chuẩn và đầy đủ. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích tại bchannel.vn nhé!
Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:
STK: 12 12 12 5577
Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
Tin liên quan
Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm
Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47
Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm
Tết An Viên 13-02-2024 13:59:47
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’
Sự kiện 12/02/2024 11:52:27
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’
Sự kiện 12-02-2024 11:52:27
Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người
Sự kiện 12/02/2024 10:02:41
Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người
Sự kiện 12-02-2024 10:02:41
Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí
Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10
Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí
Tết An Viên 10-02-2024 17:57:10
Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn
Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38
Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn
Tết An Viên 10-02-2024 00:16:38
31 lượt thích 0 bình luận