Một mùa Vu Lan đặc biệt
Tâm hiếu là tâm Phật – Hạnh hiếu là hạnh Phật. Hiếu đạo cũng là nền tảng đạo đức cốt lõi của dân tộc Việt. Vì vậy cứ đến mùa Vu Lan, vô số tấm gương hiếu hạnh với những câu chuyện cảm động lại được lan tỏa. Tình cảm, nỗi niềm mong mỏi được chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nếu như trong thế gian là ngày ngày thân cận, thì với những người đệ tử Phật, nỗi niềm sâu nặng ấy lại được thực hiện theo cách rất riêng.
HVPGVN ngày đại lễ Vu Lan. Trong ánh sáng lung linh, đoàn dài chư tôn đức, tăng ni sinh và Phật tử chậm rãi thiền hành, tĩnh tâm, an trí, nhớ đến 4 thâm ân theo lời Phật dạy. Định hướng lấy tâm đức là nền tảng xây dựng tăng tài cho GH, nên trong các bài giảng, quý giáo thọ sư luôn lồng ghép tinh thần tri ân báo ân, bách hạnh hiếu vi tiên đến tăng ni sinh.
Thấm nhuần lời dạy đó, nguyện làm lợi lạc chúng sinh nên tăng sinh Thích Đức Hoà dù mang trong lòng sự mất mát lớn, vẫn gắng sức, bình tâm, giúp đỡ bà con Phật tử ổn định trước giờ hành lễ.
Xuất gia, tu học, tăng sinh Thích Đức -Hoà hiểu rõ sự vô thường của sinh lão bệnh tử, và càng hiểu hơn dù cha mẹ không còn trong kiếp sống này nhưng từng dòng máu, hơn thở của bản thân thì cha mẹ sẽ vẫn còn mãi. Song thân luôn đồng hành, dõi theo trên từng bước đường tu tập. Vì vậy, trong suốt 3 tháng an cư, sau khi thực hành 6 thời công phu nghiêm mật cùng chư tôn đức, tăng sinh vẫn một mình đều đặn lên thiền đường tụng kinh Di Đà cầu siêu cho cha mẹ.
Nói về hiếu đạo, Ni sinh Diệu Khiêm may mắn hơn khi vẫn còn cha mẹ. Và càng may mắn hơn khi nhờ có cha mẹ ủng hộ mà ni sinh được biết đến Phật pháp, quy y Tam Bảo và sau đó, xuất gia trở thành người sứ giả của Như Lai. Để rồi khi nhận ra sự tinh tấn, niềm an vui của bản thân có được sau 8 năm tu hành, Ni sinh lại trở thành nguồn động lực đưa cha xuất gia, nương nhờ cửa Phật. Đức Thế tôn đã dạy, trong những việc hiếu đạo người con cần làm, thì việc hướng cha mẹ phát tâm quy y Tam Bảo chính là phúc lành lớn lao.
Tình yêu, sự hiếu kính với cha mẹ thì dù xuất gia hay tại gia cũng không có gì thay đổi. Nếu có khác thì chỉ là tình yêu vô bờ bến đó với người đệ tử Phật sẽ được nhân lên, trải rộng cùng khắp. Coi mỗi đà na tín thí đều như cha mẹ mình mà tận tâm giúp đỡ, trợ duyên trên con đường giải thoát nỗi khổ niềm đau, tìm sự an yên, hạnh phúc.
“Chơn như đạo Phật rất mầu,
Tâm trung chữ hiếu, niệm đầu chữ nhân.
Hiếu là độ được song thân,
Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài”.
Tin liên quan
Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak LHQ gặp lãnh đạo TP.HCM
Tin Phật sự 28/09/2024 08:51:53
Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak LHQ gặp lãnh đạo TP.HCM
Tin Phật sự 28-09-2024 08:51:53
Họp báo công bố Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Tin Phật sự 27/09/2024 21:39:02
Họp báo công bố Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Tin Phật sự 27-09-2024 21:39:02
Phiên họp thứ nhất chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 giữa ICDV và GHPGVN
Tin Phật sự 27/09/2024 11:52:08
Phiên họp thứ nhất chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 giữa ICDV và GHPGVN
Tin Phật sự 27-09-2024 11:52:08
Phật giáo tỉnh Quảng Trị chung tay ủng hộ đồng bào bão lũ 400 triệu đồng
Tin Phật sự 23/09/2024 10:53:25
Phật giáo tỉnh Quảng Trị chung tay ủng hộ đồng bào bão lũ 400 triệu đồng
Tin Phật sự 23-09-2024 10:53:25
Tô bồi đạo đức giới trẻ
Tin Phật sự 20/09/2024 17:32:15
Tô bồi đạo đức giới trẻ
Tin Phật sự 20-09-2024 17:32:15
6 lượt thích 0 bình luận