Ngày Phật nhập Niết Bàn là ngày nào? Ý nghĩa 

25/01/2024 17:15:33 389 lượt xem

Có thể nhiều người chưa biết rõ Đức Phật nhập Niết bàn ngày nào và ý nghĩa ra sao? Nơi Đức Phật nhập Niết bàn là ở đâu? Hiểu rõ những kiến thức này sẽ giúp ích cho quá trình tu tập của mỗi người. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây về ngày nhập Niết bàn của Đức Phật.

Ngày Đức Phật nhập Niết Bàn là ngày nào?

Các ghi chép từ xưa để lại thì ngày rằm tháng 2 năm 544 TCN là ngày Phật Thích Ca nhập Niết bàn. Đức Phật tuyên bố sẽ nhập Niết bàn tại Kushinagar khi Ngài được 80 tuổi để hoàn tất sứ mệnh truyền bá chân lý, giúp người giác ngộ, giải thoát.

Sau khi nhập Niết bàn, lễ hỏa thiêu đức Phật được cử hành tại Mukut Bandhan. Dưới sự điều phối của Bà la môn Dona thì các xá lợi của Đức Phật sẽ phân thành 8 phần giao cho 8 vương quốc miền Bắc Ấn Độ xây tháp đá tôn thờ. Hiện nay, xá lợi xương của Đức Phật được tôn trí ở nhiều tháp trên cả nước. 

Ngày Phật nhập Niết Bàn là ngày nào_ Ý nghĩa

Đức Phật nhập Niết bàn được hiểu chính là sự chấm dứt nghiệp báo luân hồi, diệt khổ đau, tâm thanh tịnh. Với hơn 49 năm thuyết pháp, Đức Phật đã đi khắp xứ Ấn Độ để truyền giáo Đạo Bồ Đề đối với đời sống tâm linh của nhân dân. Chính vì vậy mà ngày Phật Thích Ca nhập Niết bàn được long trọng tổ chức hàng năm.

Nơi Phật nhập Niết Bàn

Đức Phật nhập niết bàn ở đâu? Ở giữa rừng cây sa la, bên bờ sông Hiranyavati thuộc Kushinagar là nơi mà Đức Phật nhập Niết bàn. Đức Phật nằm nghiêng bên phải với tư thế chánh niệm, sau khi nhắc nhở mọi người đã nhập vào thiền định và vô dư Niết bàn.

Ý nghĩa ngày Phật nhập Niết Bàn

Ngày Đức Phật nhập Niết bàn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi Phật tử, người tu hành. Cứ vào ngày rằm tháng hai âm lịch hằng năm, Phật tử sẽ đến tự viện Phật giáo trên cả nước để tham gia khóa lễ kỷ niệm. Ý nghĩa của ngày Phật Thích Ca nhập Niết bàn như sau: 

Thứ nhất, thân ngũ uẩn không bền chắc

Chúng ta cần phải hiểu rằng “thân ngũ uẩn không bền chắc, vô thường”. Điều này có nghĩa quy luật bất biến là có sinh thì phải có diệt và vạn vật đều phải trải qua. Việc Phật nhập Niết bàn là sự nhắc nhở về tính vô thường, sự tạm bợ của kiếp người. Mỗi người không được rời bỏ chân tâm tự tánh để níu giữ điều giả tạm để tâm hồn thanh tịnh, an vui.

Ngày Phật nhập Niết Bàn là ngày nào_ Ý nghĩa (2)

Thứ 2, nhắc nhở lòng từ bi của Đức Phật to lớn  

Ngày lễ kỷ niệm ngày Đức Phật nhập niết bàn là sự nhắc nhở mỗi người cần thực hiện các điều Phật dạy. Trong đó, Phật tử cần giữ gìn chánh pháp, làm điều lành thiện, diệt trừ ngũ uẩn để đạt sự thanh tịnh tâm hồn.

Lòng từ bi của đức Phật vô cùng rộng lớn và Ngài luôn tích cực truyền đạo bất cứ lúc nào. Do vậy, chúng ta cần học tập ở Ngài sự khởi sinh lòng từ bi với tất cả mọi người. Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần biết kiểm soát giữa thân giả tạm và tâm để giữ được sự an lạc, bình yên trong tâm hồn. 

Thứ 3, Phật tử tự hào là người con của Đức Phật

Vào lễ kỷ niệm ngày Đức Phật nhập Niết bàn thì Phật tử đều tự hào mình là người con của Phật. Phật tử nhìn vào giác hạnh, công đức của Ngài để hiểu rằng con đường lựa chọn là đúng đắn nhưng cần tinh tấn, không được buông lơi.

Ngày Phật nhập Niết Bàn là ngày nào_ Ý nghĩa (3)

Thứ 4, Đức Phật nhập Niết Bàn là gương sáng để noi theo

Mỗi người cần soi chiếu bản thân về việc tâm đã thanh tịnh hay chưa. Khi chúng ta loại bỏ điều phiền muộn, không bị trói buộc bởi tham sân si mới có thể tinh tấn, thuận tiện hơn trên con đường đến với cảnh giới giác ngộ.

Ý nghĩa của Niết Bàn

Vào ngày 15-2 âm lịch hàng năm thì các Phật tử sẽ tổ chứng lễ Phật Nhập Niết bàn nhằm tưởng nhớ lời răn dạy và công hạnh Đức Phật. Niết bàn không phải là việc mất đi sinh mạng và rời bỏ thế gian. Thay vào đó, ý nghĩa Niết bàn chính là cảnh giới lý tưởng cao nhất để người tu đạo đạt được. 

Niết bàn chính là sự kết thúc tham – sân – si, sinh – lão – bệnh -tử và khởi đầu cho sự thoát khỏi lục đạo luân hồi. Đây chính là việc được thác về cõi Phật có thọ mệnh dài lâu.

Niết bàn không phải là thực thể nhìn thấy, chạm thấy hay nghe thấy được. Mà cảnh giới Niết Bàn có thể thấy trong thân tâm mỗi người. 

Ngày Phật nhập Niết Bàn là ngày nào_ Ý nghĩa (4)

Trong cõi này, nếu chúng sanh không bị dục vọng, tham – sân – si chế ngự sẽ không nuối tiếc quá khứ và quá nhiều tham vọng cho tương lai. Lúc này, họ sống hưởng trọn niềm vui từng ngày, cuộc sống an vui, hạnh phúc.

Mỗi người chúng ta có thể dựa vào ý nghĩa Niết Bàn để rửa sạch thân tâm, kiểm soát tâm đức. Từ đó có thể tránh xa sự tham lam, si mê, sân hận để cuộc sống an lạc mỗi ngày.

Trên đây là những chia sẻ về ngày Đức Phật nhập Niết bàn, nơi nhập và ý nghĩa linh thiêng. Hiểu rõ về Niết bàn để chúng ta cố gắng rèn luyện bản thân mỗi ngày, tránh xa tham sân si, hưởng an vui trong cuộc đời.

24 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ

Kiến thức 10/10/2024 11:53:24

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ

Kiến thức 10-10-2024 11:53:24

Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ Quan Âm lưu truyền và phát triển rộng trong dân gian. Đức Quan Âm thường được dân gian xưng tụng là “mẹ hiền Quán Thế Âm”. Ở nhiều địa phương, chúng dân cũng thường gọi các pho tượng Quan âm là Phật bà Quan Âm. Pho tượng Quan Âm chùa Hội Hạ được dân địa phương gọi là Phật bà Quan Âm nhiều tay.
646 lượt xem 0 Bình luận

Nguyện nào quan trọng nhất trong 48 nguyện của A Di Đà Phật?

Kiến thức 10/10/2024 09:40:07

Các vị Phật và Bồ tát phổ biến trong Phật giáo

Kiến thức 09/10/2024 09:38:45

Kim Cang Hộ Pháp là ai? Công đức và hình tướng của Ngài

Kiến thức 09/10/2024 08:52:25

48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà

Kiến thức 08/10/2024 10:34:29