Ngôi chùa không hòm công đức và bí ẩn nhục thân của vị thiền sư 300 năm bất hoại

08/09/2023 11:31:13 1752 lượt xem

Chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh) là ngôi chùa hiếm hoi không đặt hòm công đức. Đặc biệt, tại đây còn là nơi tôn thờ nhục thân của một vị Thiền sư đã tạ thế cách đây 300 năm. Ngôi chùa này còn chứa nhiều điều đặc biệt khác có thể bạn chưa biết. Hãy cùng Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chùa Tiêu Sơn hay còn gọi là chùa Tiêu, tên chữ là Thiên Tâm Tự nghĩa là ngôi chùa đứng giữa trời đất một vùng, xưa còn có tên là chùa Lục Tổ. Ngôi chùa nằm ở sườn núi Tiêu, xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trước đây chùa Tiêu chính là chốn tu thiền huyền bí của người xưa và là một trong những trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. 

Di tích lịch sử chùa Tiêu Sơn

Dựa theo sử sách, chùa Tiêu có từ thời Tiền Lê. Đến thời Lý đã là một trong những trung tâm Phật giáo lớn. Chùa bao gồm: chùa Thiên Tâm ở trên núi Tiêu, là nơi trụ trì hành đạo của nhà sư và chùa Trường Liêu ở dưới núi, nơi ở của các nhà sư. Nhà sư Lý Vạn Hạnh trụ trì ngôi chùa. Lý Công Uẩn năm 3 tuổi đã được mẹ đem lên chùa Tiêu gửi Thiền sư Lý Vạn Hạnh nuôi dưỡng thành tài, lập nên vương triều nhà Lý và nền văn minh Đại Việt cách đây hơn 1.000 năm. 

Nhớ công ơn Vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long (Hà Nội), tại chùa hiện nay vẫn còn lưu giữ bản Chiếu dời đô. 

Chùa Tiêu đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa năm 1991.

Ngôi chùa không có hòm công đức duy nhất tại Việt Nam

Đặc biệt, ngôi chùa Tiêu Sơn từ khi Ni sư Thích Đàm Chính về trụ trì chùa đã không thấy bất cứ hòm công đức nào trong khuôn viên chùa. Nếu nhà chùa muốn tu sửa gì sẽ kêu gọi Phật tử phát tâm, ai có muốn công đức nhà chùa cũng nhất định không nhận. 

Nhiều khách thập phương đến chùa lễ bái đã quen với thủ tục không đặt tiền lễ nhưng một số người mới tới lần đầu chưa biết đến điều này. 

Do đó, nhà chùa đã bố trí người ngồi quan sát khách đến chiêm bái, lễ Phật người nào đặt lễ trên ban sau khi người đó rời khỏi gian thờ thì sẽ có trách nhiệm cầm gửi lại tiền lễ hoặc sẽ công đức ở những trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi. Theo Ni sư Đàm Chính, nhà chùa chỉ nhận tiền công đức khi đang xây dựng cơ sở vật chất cho chùa. Khi xây dựng xong thì nhà chùa không nhận bất kỳ tiền công đức của ai. Bởi nếu nhận phải trông coi, không trông coi được sẽ bị đánh cắp. Khi nào nhà chùa xây dựng, cải tạo gì sẽ lại kêu gọi người dân công đức.

Bí ẩn về nhục thân Thiền Sư Như Trí 300 năm bất hoại

Ngoài không có hòm công đức, chùa Tiêu Sơn còn đặc biệt bởi đây là nơi tôn thờ nhục thân của một vị Thiền sư 300 năm không phân hủy. Năm 2014, chùa Tiêu Sơn được chính quyền địa phương khai quật pho tượng táng gần 300 tuổi trước tòa Tam Bảo. Đây là nhục thân trong ngôi tháp là Hòa thượng Như Trí, người viên tịch nhưng vẫn còn giữ nguyên hình thể. Sau này, tìm hiểu các tài liệu, thiền sư Như Trí đứng thứ 15 trong danh sách các vị hòa thượng đã trụ trì chùa Tiêu.

Hòa thượng Như Trí (viên tịch năm 1723) là đệ tử nối pháp của Thiền sư Chân Nguyên. Ngài là người có công trùng san và in nhiều bộ sách Phật học, nổi tiếng là cuốn sách cổ “Thiền Uyển Tập Anh”. Sách ghi lại các tông phái Thiền học và sự tích các vị thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý, Trần, có giá trị cả về mặt văn học, triết học và văn hóa dân gian. Ngày nay, tượng Hòa thượng Như Trí vẫn được đặt thờ tại chùa Tiêu. 

Theo lời chia sẻ của Ni sư Đàm Chính, nếu không có sự kiện một người chăn trâu lên tháp tìm của quý chọc thủng pho tượng Thiền sư Như Trí thì Ni sư quyết đem bí mật về Ngài xuống suối vàng.

45 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Hiểu rõ về Tứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật

Kiến thức 23/07/2024 11:26:21

Trì chú dược sư tại nhà: Nghi thức, cách trì

Kiến thức Phật giáo 11/07/2024 15:37:01

Hướng dẫn cách chép Chú Dược Sư chi tiết

Kiến thức Phật giáo 11/07/2024 15:33:45

Hướng dẫn cách chép Chú Dược Sư chi tiết

Kiến thức Phật giáo 11-07-2024 15:33:45

Khi bắt tay vào việc chép kinh, Phật tử nên thực hiện một cách thong thả, không nên quá vội vàng nhưng cũng không nên tùy tiện. Hãy chép kinh thật từ tốn và thoải mái. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chép kinh, cần có không gian sạch sẽ, yên tĩnh và thoáng mát. Người chép kinh cũng cần giữ thân tâm thanh tịnh.
58 lượt xem 0 Bình luận

Kinh Lăng Nghiêm là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và lợi ích khi tụng

Kiến thức Phật giáo 11/07/2024 15:18:08

Tụng kinh Ngũ Bách Danh: Nghi thức, cách tụng

Kiến thức Phật giáo 11/07/2024 15:14:32

Tụng kinh Ngũ Bách Danh: Nghi thức, cách tụng

Kiến thức Phật giáo 11-07-2024 15:14:32

Khi người tu tâm thành thực hành lễ Ngũ Bách Danh, họ nhận được nhiều phước lành và năng lượng tích cực, giúp tiêu diệt phiền não, xua tan tội lỗi và nghiệp chướng, cũng như chuyển hóa bệnh tật, cải thiện sức khỏe, gia tăng tuổi thọ và nâng cao tín tâm, mang lại tinh thần thư thái và an nhiên.
47 lượt xem 0 Bình luận