Ngũ dục là gì? Bao gồm những gì? Cách buông bỏ theo đạo Phật
Tài, sắc, danh, thực, thụy là những nhu cầu cơ bản vốn có của mỗi con người. Bên cạnh đó, đây chính là 5 mũi tên độc hại cho chính chúng ta. Bởi vậy, Đức Phật khuyên răn nên tiết chế lại. Và để hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Ngũ dục là gì?
Ngũ dục là 5 thứ dục lạc của chúng sinh, ảnh hưởng tất cả các cõi. Nếu không điều phục sẽ mất đi đức hạnh, sa chân vào điều ác.
Tham lam ngũ dục khiến chúng ta sẽ bị ràng buộc cuộc đời vào những nhu cầu ham muốn cơ bản đó. Bồ tát Ma Ha Tát cho hay khi ta theo đuổi ngũ dục sẽ giống như con chó gặm xương khô, người ôm con rắn độc… Có nghĩa là chỉ khiến cho chúng ta cảm thấy hư hao và không bền vững.
Phật đã dạy rằng: “Nếu ta không kiềm chế Ngũ căn và bị thống trị, ta sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng như khi ko có dây cương để kiềm chế con ngựa điên.”
Ngũ dục bao gồm những gì?
Cụ thể ngũ dục bao gồm như sau:
- Sắc dục: mong muốn có sắc đẹp và tìm kiếm nét đẹp tuyệt vời.
- Thinh dục: Mong muốn thưởng thức âm nhạc hay, điều dịu ngọt.
- Hương dục: Mong muốn trải nghiệm mùi thơm hấp dẫn.
- Vị dục: Mong muốn thưởng thức đồ ăn và thức uống ngon.
- Xúc dục: Mong muốn trải nghiệm cảm giác mềm mại, dịu nhẹ.
Ngoài ra, ngũ dục cũng bao gồm như sau:
- Tài dục: Mong muốn có thể kiếm được của cải và vàng ngọc.
- Sắc dục: Ước muốn tham gia vào thế giới của sắc đẹp tuyệt vời.
- Danh dục: Mong ước có được tầm nhìn cao, vị trí xã hội và danh tiếng tốt hơn.
- Thực dục: Mong muốn có thể thưởng thức những loại thực phẩm ngon miệng.
- Thùy dục: Mong muốn có được giấc ngủ đầy đủ và thoải mái hơn.
Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Quy luật và câu nói hay về luật nhân quả
Tác hại của ngũ dục
Khi quá mức tham gia vào ngũ dục sẽ khiến con người mất khả năng kiểm soát và tự do đối với cuộc sống.
Không từ thủ đoạn để đạt được vật chất
Những người có lòng tham với của cải, vật chất sẽ không thấy đủ nên luôn không từ thủ đoạn để đạt được. Cuối cùng, khi chết đi họ cũng không mang theo của cải đi theo được mà chỉ mang theo nghiệp tạo ra.
Ham mê sắc đẹp
Người ham mê sắc đẹp sẽ nhận được tác hại là thân bại danh liệt, mất hết tất cả. Sắc đẹp ở đây được chúng tôi đề cập đến nam nữ. Cụ thể có những người đàn ông vì đam mê phụ nữ đẹp mà từ bỏ gia đình, vợ con sẽ nhận được hậu quả mất hết tiền tài, sự nghiệp, danh tiếng. Hơn nữa, hậu quả của tà dâm là họ phải chịu đủ thứ tật bệnh, hoa liễu… khi chết đi còn đọa thẳng địa ngục mà không qua Trung Ấm Thân.
Theo đuổi danh vọng hão huyền
Ngũ dục theo đuổi danh vọng hão huyền bằng mọi cách cũng sẽ không thể tránh khỏi cái chết. Sự tham vọng này gây ra nhiều hậu quả đáng sợ cho chỉnh bản thân họ, danh vọng chính là nơi hấp dẫn của tạo vật và quỷ thần.
Những ai có danh tiếng mà không xứng đáng thì danh tiếng đó sẽ không bền, sẽ tự chuốc họa vào thân. Do vậy những người tu học Phật giáo nên cẩn trọng trước sự hấp dẫn của danh vọng hão huyền này.
Thích ngủ miên man
Trong ngũ dục, đam mê ngủ khiến chúng ta trở nên lười biếng và không có đóng góp xã hội. Lúc này chúng ta sẽ không sống được một cuộc sống ý nghĩa, không có động lực đạt được mục tiêu của mình. Nếu ai dành quá nhiều thời gian để ngủ thì một ngày nào đó họ sẽ gặp khó khăn và khó có thể đương đầu.
Thích ăn ngon, sơn hào hải vị
Ham mê ẩm thực, thích ăn ngon, sơn hào hải vị sẽ khiến cho bạn dễ bị nhiều bệnh tật như béo phì, cao huyết áp… Cho dù là thức ăn hảo hạng hay thức ăn bình dân, thì sau khi ăn xong đều biến thành chất thải hôi thối. Do đó, mỗi người chúng ta nên biết ơn vì mình có đồ ăn, còn tốt hơn bao người đói khổ.
Khi bạn chỉ chú trọng vào ăn uống sẽ tự làm khổ mình, sẽ không hài lòng về món ăn, dễ bực dọc và phiền não. Do đó khi bạn biết kiềm chế hương vị sẽ có được sức khỏe tốt và tâm bình an hơn.
Video ngũ dục là nguồn gốc khổ đau
Đức Thế Tôn vì lòng từ bi đã chỉ dạy cho chúng ta biết 5 dục là những điều gây ra nhiều tai họa để chúng ta sớm nhận thức rõ ràng nhất về sự việc này. Để rồi nhớ nghĩ và ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống hằng ngày.
Cho nên, người biết cách làm chủ tâm mình sẽ biết cách làm chủ năm dục. Đức Phật đã hướng dẫn cho chúng đệ tử của ngài cần tu bồi đức tính thanh cao, đạm bạc, sống giản dị, tiết chế. Sự thanh đạm chính là nhân tố quan trọng góp phần tôi luyện nên tinh thần vô nhiễm. Từ đó nhất tâm cầu sinh An Lạc quốc.
Để hiểu rõ hơn về Ngũ dục, mời Quý vị và các bạn đón xem toàn bộ chương trình Lời Phật Dạy số 67 để hiểu rõ hơn về khái niệm này và tìm ra cách chế ngự 5 ngũ độc tránh được những tai họa xảy ra trong cuộc sống:
Cách đối trị ngũ dục chi tiết
Sự tham lam, chịu ảnh hưởng bởi cám dỗ của vật chất hay các yếu tố ngũ dục sẽ khiến chúng ta không có được hạnh phúc, an lạc. Vậy phương pháp chung để buông bỏ ngũ dục là gì? Chúng ta cần tập trung vào việc quán xét sự vô hạn, sự khổ đau, vô thường và sự vô ngã như sau:
Quán xét khổ đau
Khổ đau được xem xét từ ba góc độ khác nhau như:
- Khổ đau của thân thể chính là cảm giác khó chịu, đau đớn cảm nhận được gây phiền lòng và không thể vui vẻ được.
- Khổ đau của tâm hồn là cảm giác lo lắng, buồn chán do có những suy nghĩ tiêu cực, áp lực cuộc sống…
- Khổ đau từ hoàn cảnh là trải nghiệm khó khăn và vất vả do cuộc sống đem đến.
Khi chúng ta quán xét những khổ đau này thì mới có thể đối trị ngũ dục hiệu quả. Từ đó mỗi người sẽ cảm thấy cuộc sống không còn có quá nhiều đau khổ, tâm được bình an hơn.
Quán vô thường
Tất cả đều vô thường mà không vĩnh cửu như:
- Thân thể không bền vững, theo thời gian mà sức khỏe tiêu tan và đối mặt với cái chết.
- Tâm trí vô thường, luôn thay đổi, tùy thuộc vào cảm xúc khác nhau như vui vẻ, buồn bã, giận dữ…
- Cảnh vật vô thường, luôn thay đổi liên tục như bữa tiệc vui nhộn sẽ kết thúc hay cuốn sách thú vị sẽ hết trang…
Hiểu rõ vạn vật đều vô thường sẽ giúp tâm chúng ta bớt tham lam, đối trị ngũ dục để có thể hạnh phúc hơn.
Quán vô ngã
Vô ngã là không có sự tồn tại của bản thân, không tự chủ, trong đó có các khía cạnh như thân vô ngã, tâm vô ngã và cảnh vô ngã.
- Thân vô ngã là thân thể không cố định, không tồn tại mãi mãi, sẽ già và chết đi.
- Tâm vô ngã là tâm hồn không cố định, không tự chủ, cảm xúc và suy nghĩ thay đổi liên tục và không chân thật.
- Cảnh vô ngã là cảnh vật xung quanh không cố định, luôn thay đổi mà chúng ta không thể kiểm soát được.
Video về cách buông bỏ ngũ dục
Ham muốn tài, sắc, danh, thực, thụy chính là đối tượng của lòng tham bao gồm cả yếu tố vật chất và tinh thần. Bản chất của lòng tham nằm trong tâm thức và nhận thức của mỗi con người. Bên cạnh đó, ham muốn không chỉ mang tính chất tiêu cực mà tham còn mang tính chất tích cực chính là động lực để phát triển bản thân. Thế nhưng khi không kiềm chế được lòng tham trong chính con người thì sẽ dẫn đến những tiêu cực xảy ra. Và để hiểu rõ hơn về Ngũ dục chúng ta hãy cùng theo chân chương trình Đâu khó có An Viên đến gặp Đại đức Thích Chánh Thuần – Ủy viên Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN để cùng giải đáp những thắc mắc xoay quanh chủ đề này.
Mời Quý vị và các bạn đón xem toàn bộ chương trình Đâu khó có An Viên số 102 để lắng nghe và hiểu rõ ràng hơn những chia sẻ của Đại đức Thích Chánh Thuần về khái niệm Ngũ dục và cách kiềm chế, buông bỏ ngũ dục để thành công hơn trong cuộc sống:
Trên đây là những chia sẻ về ngũ dục là gì và cách đối trị ngũ dục hiệu quả để cuộc sống chúng ta hạnh phúc, bớt khổ đau. Đối trị ngũ dục là loại bỏ sự ham mê sắc đẹp, danh vọng hão huyền, tiền tài địa vị, ăn ngon ngủ nhiều. Bạn sẽ có được cuộc sống ý nghĩa và nhận được sự bình an trong tâm hồn khi đối trị ngũ dục. Mời Quý vị và các bạn theo dõi thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác trên kênh YouTube Phật giáo căn bản.
Tin liên quan
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16-11-2024 10:43:06
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14-11-2024 14:42:19
Phật dạy về 10 điều chớ vội tin
Ứng dụng 23/10/2024 13:45:13
Phật dạy về 10 điều chớ vội tin
Ứng dụng 23-10-2024 13:45:13
Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng
Ứng dụng 16/10/2024 15:35:43
Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng
Ứng dụng 16-10-2024 15:35:43
Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Ứng dụng 15/10/2024 11:23:12
Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Ứng dụng 15-10-2024 11:23:12
26 lượt thích 0 bình luận