Nhập Niết Bàn là gì? Có mấy loại? Ý nghĩa và cách tới Niết Bàn

05/06/2023 10:45:50 1450 lượt xem

Trong Phật giáo thường hay nhắc đến khái niệm nhập Niết Bàn. Vậy Niết Bàn là gì? Có mấy loại? Ý nghĩa như thế nào? Con đường để đạt được ra sao? Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp cụ thể qua nội dung bài viết dưới đây. 

Nhập Niết Bàn là gì?

Niết Bàn trong nghĩa nhà Phật là một pháp “không sinh, không phát khởi, không tạo thành, không do duyên sinh”. Những người đạt được tới cuộc sống niết bàn tức họ có đạo sống vắng lặng, không còn phiền não, không mang thân nghiệp báo. Cụm từ này còn có nghĩa đen là “sự tuyệt chủng” hoặc “sự chấm dứt”, sự diệt trừ của tham lam, ác ý, si mê trong tâm trí.

Đây là trạng thái tồn tại vượt không gian và thời gian, giúp ai đó thoát khỏi sự đau khổ và căng thẳng.

Nhập Niết Bàn là gì_ Có mấy loại_ Ý nghĩa và cách tới Niết Bàn

Niết bàn là điều mà Đức Phật đã đạt được vào đêm thành đạo. Ngài trở nên hoàn toàn thoát khỏi tam độc. Tất cả những gì ông ấy dạy trong suốt phần đời còn lại của mình đều nhằm mục đích giúp những người khác đạt được tự do tương tự.

Trong Thiền, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Đại thừa khác thì trạng thái này chính là việc nhận ra phật tính của một người. Khi bạn trở thành một vị Phật sẽ có thể tiếp tục giúp đỡ tất cả chúng sinh được giải thoát.

Đọc thêm: Kiến thức Phật giáo

Bốn hình thức Niết Bàn 

Sau khi đã hiểu được khái niệm cơ bản thì bạn nên tìm hiểu thêm các hình thức khác. Cụ thể, mỗi giác ngộ khác nhau trong Phật sẽ chia ra 4 loại như sau:   

Niết Bàn Hữu Dư Y

Đây là trang thái mà người đạt được đã dứt sạch phiền não vọng hay ba cõi. Tuy nhiên vẫn còn thân của nghiệp báo dư thừa.

Nhập Niết Bàn là gì_ Có mấy loại_ Ý nghĩa và cách tới Niết Bàn (2)

Niết Bàn Vô Dư Y

Trạng thái này có nghĩa đã dứt sạch phiền não hữu lậu và không mang thân của nghiệp báo.

Niết Bàn Tự Tánh

Vốn sẵn có của chúng sanh mà không phải tu tập mới có. Điều này giống như mặt gương tánh vốn sạch mà không phải đợi lau chùi mới hiện rõ.

Niết Bàn Vô Trụ Xứ

Đây là khi các vị Bồ Tát giác ngộ, lao mình giáo hóa chúng sanh trong lục đạo và lấy sự sanh tử của chúng sanh làm cảnh giới. Tuy có sự ra vào sanh tử nhưng lúc nào các vị cũng tự tại vô ngại.

Nhập Niết Bàn là gì_ Có mấy loại_ Ý nghĩa và cách tới Niết Bàn (3)

Ý nghĩa của Niết Bàn

Ý nghĩa là sự đoạn trừ dục vọng, dứt nghiệp báo luân hồi. Đây là sự ngưng đọng vĩnh cửu của không gian, thời gian trong cõi tâm linh mỗi người. Trong Phật giáo là một trạng thái tâm linh thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, xoá bỏ vô minh, chấm dứt mọi khổ đau.

Xem thêm: Sâu sắc lời dạy của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

Trạng thái thực sự của Niết Bàn 

Trạng thái Niết Bàn được các Phật tử định nghĩa chính là sự viên tịch. Trong đó, trạng thái thực sự là khi tâm đạt cảnh giới vô thường, không còn vô minh, khổ đau và sự không thỏa mãn. Tóm lại, đây là trạng thái an lạc cao cấp mà mỗi người có thể đạt được. 

Nhập Niết Bàn là gì_ Có mấy loại_ Ý nghĩa và cách tới Niết Bàn (4)

Không phải ai cũng đạt được, thay vào đó cần phải thực hành hoàn hảo giới định tuệ với bản chất là “tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác”. Tức là trong thế giới này, giác ngộ bản thể không, vô ngã của cái huyễn. Khi giác ngộ được mọi thứ chỉ là huyễn là đã đạt đến trạng thái của cảnh giới này.

Xem thêm: Chú Dược Sư là gì? Ý nghĩa, lợi ích và các bước trì tụng

Cách để tới được tầng Niết Bàn

Mỗi người đều có chánh niệm về giáo lý Bất nhị về cuộc sống trần tục và cuộc đời tu học, Nhờ vậy mới có thể đạt được đến trạng thái niết bàn trong Phật Giáo. Để đạt tới cảnh giới này, các Phật tử cần thực hành Bát Chánh Đạo.

Trong đó gồm có các mục như chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh mạng, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Đây chính là con đường Tam vô lậu học mà người tu hành thực hành chánh niệm, thiền định thường xuyên trên cơ sở kinh Tứ Niệm Xứ.  

Nhập Niết Bàn là gì_ Có mấy loại_ Ý nghĩa và cách tới Niết Bàn (5)

Vạn vật trong cuộc sống luôn biến đổi không ngừng, nếu Phật tử còn vương vấn cõi đời sẽ bị kẹt trong vòng tròn luân hồi nhân quả. Giải thoát chính là khi chúng ta ngừng tạo nghiệp, không còn sân si, tham vọng… Con đường đến với niết bàn sẽ mở ra khi bạn nhận thức được vạn vật là vô thường và vô ngã. Do đó, bạn hãy tự tu tâm, tích đức, từ bỏ ham muốn trần tục.

Các câu hỏi về nhập Niết Bàn 

Cõi Niết Bàn ở đâu?

Đức Phật dạy rằng: Niết bàn tồn tại ngay trong thâm tâm mỗi chúng ta chứ không phải ở đâu xa. Vì vậy hãy sống một cuộc đời tu hành để đạt được cảnh giới này. 

Ngày Đức Phật nhập Niết Bàn

Đức Phật nhập Niết Bàn vào ngày rằm tháng hai năm 544 trước Công Nguyên. 

Nơi Đức Phật nhập Niết Bàn ở đâu? 

Nơi Đức Phật nhập Niết Bàn là Thánh tích Kushinagar, toạ lạc ở thành Kushinagar, thuộc tại tiểu bang Utta Pradhesh, Ấn Độ. Trước đó, sau gần 50 năm thuyết pháp, Đức Phật đã tuyên bố với đại chúng Tỳ kheo là 3 tháng sau sẽ nhập Niết Bàn tại rừng cây Ta La thuộc thành Kushinagar.

Đức Phật nhập niết bàn năm bao nhiêu tuổi?

Đức Phật nhập Niết Bàn khi Ngài đã 80 tuổi, hoàn tất trọn vẹn sứ mệnh truyền dạy chân lý và đạo đức, giúp chúng sinh khai ngộ, nhận ra nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống.

Niết Bàn là gì, ý nghĩa của như thế nào đã được giải đáp cụ thể ở trên. Con đường học Phật vô cùng vi diệu với nhiều kiến thức mênh mông, vô tận để chúng ta khám phá. Hy vọng những chia sẻ nêu trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về cảnh giới này.

48 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Hướng dẫn cách chép kinh Nhân Quả Ba Đời

Kiến thức Phật giáo 01/07/2024 09:59:24

Tụng Kinh Nhân Quả: Nghi thức, cách tụng

Kiến thức Phật giáo 01/07/2024 09:54:26

Tụng Kinh Hồng Danh Sám Hối: Nghi thức, cách tụng

Kiến thức Phật giáo 01/07/2024 09:41:37

Tụng Kinh Phước Đức: Nghi thức, cách tụng chi tiết

Kiến thức Phật giáo 01/07/2024 09:33:03

Tụng Kinh Vạn Phật: Nghi thức, cách tụng chi tiết

Kiến thức Phật giáo 28/06/2024 16:47:52

Tụng Kinh Vạn Phật: Nghi thức, cách tụng chi tiết

Kiến thức Phật giáo 28-06-2024 16:47:52

Kinh Vạn Phật ghi danh một vạn một ngàn một trăm vị Phật, mỗi vị mang danh hiệu riêng, đem đến giác ngộ cao cả. Bản dịch ra tiếng Việt là sự cống hiến và lòng thành từ các bậc trí thức và tín đồ, lan tỏa giá trị thiêng liêng của chánh pháp.
27 lượt xem 0 Bình luận