Những bức tượng Phật trong các dấu mốc lịch sử Việt Nam
Đạo Phật đã đồng hành, gắn bó với dân tộc Việt Nam trong suốt 2 nghìn năm qua. Bởi thế, xuyên suốt lịch sử, Phật giáo luôn xuất hiện trong những sự kiện quan trọng của đất nước. Và nhân kỷ niệm 77 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Tạm ước Việt – Pháp ngày 14/9/1946, Bản tin An Viên 24h xin được kể về câu chuyện này.
Đây là tấm ảnh duy nhất còn được lưu giữ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Hải ngoại của Pháp Marius Moutet (Ma – ri – út Mu – tê) ký Tạm ước Việt – Pháp năm 1946.
Với 1 bức tượng cổ của Phật giáo Việt Nam cùng cái bắt tay khá hờ hững, hình ảnh này đã mở ra 1 thời kỳ đầy biến động của đất nước.
Vào giữa năm 1946, giai đoạn đầy khó khăn của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ. Ngay sau ngày 2/9/1945, đất nước phải đối mặt với nhiều thách thức khi cùng lúc có 3 thế lực nước ngoài đe dọa đến sự độc lập của dân tộc. Ở miền Bắc, 200 nghìn quân của Tưởng Giới Thạch tiến vào giải giáp quân Nhật sau thế chiến thứ 2, tại miền Nam, 20 nghìn quân Anh cũng đến với mục đích tương tự. Song song với đó, người Pháp muốn thôn tính Việt Nam 1 lần nữa để khôi phục quyền kiểm soát thuộc địa có giá trị nhất của mình. Bởi thế, khi xung đột dần leo thang, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ vào ngày 6/3/1946 để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh.
Sau Hiệp định Sơ bộ, quân Tưởng, quân Anh rút về nước. Lúc này, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ còn phải đối phó với quân Pháp. Sau nhiều cuộc gặp gỡ, thương lượng, cuối tháng 5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng 1 số thành viên của Chính phủ đã sang Pháp tham dự Hội nghị Fontainebleau (Phông – ten – nơ – blô) nhằm tìm kiếm nền hòa bình. Tuy nhiên, trước những yêu sách từ Chính phủ De Gaulle (Đờ – Gôn), đe dọa đến sự độc lập, thống nhất của đất nước, Hội nghị Fontainebleau (Phông – ten – nơ – blô) đã đổ vỡ.
Và như đã đề cập, đây là tấm ảnh duy nhất còn sót lại khi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Hải ngoại của Pháp Marius Moutet (Ma – ri – út Mu – tê) ký Tạm ước Việt – Pháp vào ngày 14/9/1946. Một bức tượng cổ của Phật giáo Việt Nam, không rõ tên, chẳng biết bị thực dân lấy đi từ lúc nào và không rõ đang lưu lạc ở đâu nơi xứ người, nhưng lại xuất hiện trong 1 dấu mốc quan trọng của lịch sử. Rõ ràng, việc sắp xếp của Chính phủ De Gaulle (Đờ – Gôn) mang đầy sự khiêu khích.
3 tháng sau ngày ký Tạm ước năm 1946, trước âm mưu leo thang chiến tranh của người Pháp, cuộc kháng chiến trường kỳ 30 năm của dân tộc đã bắt đầu. Xuyên suốt thời gian đó, nhiều bức tượng Phật cũng trở thành chứng tích cho sự kiên cường của quân và dân ta. Như bức tượng Phật tại chùa Linh Ứng đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội, phần nào thể hiện được sự thảm khốc của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972.
Là 1 trong những hiện vật hiếm hoi của chùa Linh Ứng còn sót lại sau chiến dịch ném bom hủy diệt của đế quốc Mỹ, dù không còn nguyên vẹn nhưng bức tượng như 1 minh chứng cho sự kiên cường, bất khuất của quân và dân Thủ đô trong 12 ngày đêm của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không. Và đây cũng như lời nhắc nhở cho hậu thế phải luôn trân trọng hòa bình mà tiền nhân đã phải đem xương máu để đánh đổi.
Có khởi đầu thì sẽ đến lúc kết thúc, chiến tranh cũng không nằm ngoài quy luật này. Nhưng dừng 1 cuộc chiến không chỉ ở việc thôi tiếng súng. Chiến tranh chỉ thực sự khép lại khi lòng người hướng đến sự hòa hợp. Và ngôi chùa Trường Khánh thuộc thị tứ Bồ Bản, tỉnh Quảng Trị được chứng kiến 1 câu chuyện như vậy.
Khi người lính đó mất, những người đồng đội đã tiếp nối di nguyện, để họ cùng được thanh thản, hàn gắn vết thương sau chiến tranh. Để thực hiện tâm nguyện đó, các cựu binh Mỹ đã tới Việt Nam đến 4 lần. Phải nhờ đến tấm bản đồ tác chiến còn sót lại, họ mới định vị được chính xác địa chỉ chùa Trường Khánh. Và một buổi trưa đầu tháng 6/2018, bốn cựu binh Mỹ trạc tuổi tám mươi đã tìm về chùa để trả lại bức tượng Quán Thế Âm Bồ tát cho người dân Quảng Trị.
Từ khởi đầu cho đến kết thúc, nhiều bức tượng Phật đã trở thành chứng tích, xuất hiện trong những dấu mốc quan trọng trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Và dù chỉ là sự vô tình của lịch sử nhưng điều đó cũng đủ minh chứng cho việc Phật giáo luôn đồng hành, gắn bó với dân tộc Việt Nam suốt hàng nghìn năm qua.
Tin liên quan
GHPGVN triển khai dự án lắp đặt tivi tại các chùa, cơ sở Tự viện
Tin tức 19/11/2024 10:58:02
GHPGVN triển khai dự án lắp đặt tivi tại các chùa, cơ sở Tự viện
Tin tức 19-11-2024 10:58:02
Khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật khu vực phía Bắc
Tin Phật sự 17/11/2024 18:18:23
Khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật khu vực phía Bắc
Tin Phật sự 17-11-2024 18:18:23
Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tin Phật sự 12/11/2024 14:14:49
Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tin Phật sự 12-11-2024 14:14:49
Trung ương Giáo hội viếng tang cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh
Tin Phật sự 07/11/2024 11:48:06
Trung ương Giáo hội viếng tang cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh
Tin Phật sự 07-11-2024 11:48:06
Cháy chùa Phổ Quang 800 tuổi ở Phú Thọ
Tin Phật sự 23/10/2024 15:22:49
Cháy chùa Phổ Quang 800 tuổi ở Phú Thọ
Tin Phật sự 23-10-2024 15:22:49
30 lượt thích 0 bình luận