Những đứa trẻ địu bó rơm to hơn cả người và bữa cơm với âu rau rừng luộc nơi rẻo cao Sìn Hồ

29/05/2023 08:05:44 343 lượt xem

Nhắc đến vùng cao Lai Châu, ai cũng chỉ nghĩ đến đây là địa điểm đi phượt lý tưởng nhưng ít ai có thể thấy hết được cuộc sống đời thường còn nhiều khó khăn của người dân vùng cao.

Khác với cuộc sống hối hả, nhộn nhịp ở thành thị, chúng ta có dịp sống chậm lại khi tới bản Nhiều Sáng, xã vùng cao Làng Mô của huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu). Vì cuộc sống ở nơi đây, cái nghèo là thứ kéo dài dai dẳng. Cuộc sống nơi núi non hiểm trở, đón đầu những gì khắc nghiệt của thiên nhiên, vùng cao chính là như thế. Chưa kể tới, cuộc sống vật chất tinh thần của người dân nơi đây luôn thiếu thốn.

Trẻ em vùng cao hỗ trợ bố mẹ công việc nhà hằng ngày.

Nếu có dịp tới làng Mô, huyện Sìn Hồ, bạn sẽ được chứng kiến tận mắt những hình ảnh đứa trẻ đang tuổi đi học lớp mầm nhưng lại không đến lớp mà theo bố mẹ lên nương rẫy làm việc. Hành trang của các em không phải là cặp sách mà là những túi tải lớn, bó rơm khô to hơn cả cơ thể mang vác trên người. Bởi tại đây, trẻ em dù lớn hay nhỏ cũng đều sẽ phải tự chăm sóc nhau, thậm chí phụ bố mẹ công việc mà chẳng ai có thể nghĩ rằng một đứa trẻ nhỏ tuổi có thể làm được.

Những đứa trẻ địu trên vai cả những bó rơm khô to hơn người để phụ giúp cha mẹ. 

Cùng độ tuổi, những đứa trẻ ở thành phố có đầy đủ vật chất lẫn tinh thần, được bố mẹ, gia đình chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ. Trong khi đó, các em nhỏ vùng cao sẽ lên nương rẫy làm việc chẳng kể ngày nắng hay ngày mưa, ngày nào cũng cùng bố mẹ đi làm để lo cơm ăn từng bữa. Nhưng dường như các em đã quá quen thuộc với cuộc sống như vậy nên luôn tươi cười, hớn hở, chẳng lo nghĩ gì.

Nhiều người nghĩ rằng, cố gắng học lấy con chữ để thoát đi cái nghèo nhưng cuối cùng rất nhiều đứa trẻ vùng cao chưa được học hết phổ thông đã phải nghỉ học. Bởi con đường tới trường còn quá vất vả, vượt qua bao nhiêu nguy hiểm. Bản xa nhất ở đây cách điểm trường 22 km. Có những đứa trẻ phải dậy từ tờ mờ sáng rồi đi bộ nhiều giờ. Tới điểm trường thì cũng vừa đến giờ vào lớp, thậm chí có những hôm các em còn muộn cả giờ học.

Cả gia đình 4 người cùng ăn chung nhau một âu rau rừng luộc.

Cái nghèo mãi luẩn quẩn không thể thoát ra. Thế nhưng những hình ảnh này đâu phải ai cũng có thể chứng kiến được, thậm chí chỉ có thể nhìn qua hình ảnh, qua những phóng sự trên truyền hình thực tế. Cuộc sống khó khăn đến độ cơm không có mà ăn, cả gia đình chung nhau ăn một bát rau rừng luộc nhưng họ vẫn sống vui vẻ. Bởi chẳng còn cách nào có thể thoát ra khỏi cái nghèo, mỗi ngày đều phải lo lắng tìm cách để no cái bụng. Và thực tế, do nhận thức còn hạn chế, tình trạng tảo hôn, sinh con vượt quá số quy định xảy ra và tạo thành một vòng luẩn quẩn, cái đòi cái nghèo vẫn bám riết.

Những đứa trẻ hồn nhiên giữa cuộc sống còn nhiều khó khăn.

Bữa ăn của em bé vùng cao Sìn Hồ chỉ có cơm trắng chan nước lã.

Những đứa trẻ không có thịt để ăn, bữa cơm quanh năm suốt tháng cũng chỉ có bát cơm trắng. Điều ước đơn giản của các em nơi đây chỉ là được ăn một bữa cơm có đầy đủ thịt, nhưng điều ước này không biết bao giờ mới được thực hiện.

Bà con vùng cao rất quý trọng con trâu, con bò và luôn dành thời gian chăm sóc cẩn thận.

Đối với bà con đồng bào vùng cao, thứ quý giá và có giá trị nhất trong căn nhà chính là đàn vịt, đàn gà, con trâu, con bò… Nhờ có chúng, cả gia đình có những bữa ăn qua ngày nên bà con nơi đây luôn được chăm sóc, đối xử rất ân cần. Dù bản thân có phải nhịn đói nhưng nhất định vẫn phải cho trâu, bò ăn no để có sức cày cấy cùng bà con đồng bào.

Căn nhà đơn sơ được đắp bằng đất và dựng bằng những tấm gỗ tạm bợ.

Mới đây, cuộc sống của đồng bào làng Mô được cải thiện khi dòng nước máy dẫn thẳng về bản làng cho bà con sử dụng hằng ngày. Trước đây, bà con chỉ có thể dùng nước suối dẫn từ trên núi về hay sạch sẽ hơn là những chum nước được lưu trữ sau những trận mưa. Có những thời điểm, trời nắng nóng kéo dài không có mưa, nguồn nước suối cũng cạn kiệt nên chẳng có nước để dùng.

Bà con vùng cao vui mừng khi lần đầu tiên sử dụng nước máy.

Chứng kiến cuộc sống còn khó khăn và thiếu thốn của bà con nơi bản Sìn Hồ nói chung và trẻ em tại đây nói riêng, nhân dịp lễ Phật đản 2023 nhằm lan tỏa những giá trị nhân văn Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cùng Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên và ví điện tử MoMo tổ chức chương trình từ thiện “Bữa cơm cho em 2023 – Nụ Cười Hoa Ban” nhằm chung tay hỗ trợ các em học sinh tại trường PTDTBT THCS Làng Mô, bản Nhiều Sáng, xã Làng Mô, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Các em chủ yếu là người dân tộc và có hoàn cảnh khó khăn.

Chương trình từ thiện sẽ diễn ra từ ngày 04/05/2023 (15/3 ÂL) đến hết ngày 10/06/2023 (22/4 ÂL). Chương trình rất mong nhận được sự đóng góp hoan hỷ của các Quý Phật tử cùng chung tay quyên góp số tiền là 500.000.000 đồng, để trao tặng những phần cơm cho các em học sinh nơi bản Nhiều Sáng. Mỗi đóng góp của Quý vị dù ít hay nhiều cũng sẽ giúp các em có thêm một bữa ăn no hơn, một giấc ngủ ngon hơn và ước mơ cũng được bay cao, bay xa hơn.

Quý Phật tử cũng như mạnh thường quân khắp cả nước có thể truy cập vào Ví Nhân Ái trong ứng dụng Momo trên điện thoại hoặc vui lòng truy cập tại đây.

Truyền hình Bchannel-BTV9 An Viên cũng sẽ cập nhật liên tục về chương trình trên Fanpage AnVienTV Bchannel, kính mong quý vị theo dõi.

16 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Đại lễ Phật đản 2024: Tham gia minigame “Giải mã thông điệp Phật đản” – Nhận quà bình an

Sự kiện 13/05/2024 10:27:26

Dấu ấn của BTS GHPGVN tỉnh Điện Biên xuyên suốt một thập kỷ

Đặc biệt 25/04/2024 08:58:03

Ước mơ giản đơn của cậu bé vùng cao vượt khó đến trường

Sự kiện 10/04/2024 11:32:49

Ước mơ giản đơn của cậu bé vùng cao vượt khó đến trường

Sự kiện 10-04-2024 11:32:49

"Con ước sau này sẽ trở thành thầy giáo để dạy các bạn học sinh. Được dạy các bạn hát, múa, kể chuyện, đọc cái chữ và cả đóng kịch nữa" là ước mơ của cậu học trò Sùng A Trừ tại điểm trường Huổi Ban (Điện Biên) nơi còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.
2511 lượt xem 0 Bình luận

Bài Sám Phật Đản cho Phật Tử

Sự kiện 06/04/2024 09:21:25

Bài Sám Phật Đản cho Phật Tử

Sự kiện 06-04-2024 09:21:25

Lễ Phật Đản là dịp đặc biệt và thiêng liêng đối với mỗi Phật tử. Qua việc tụng bài Sám Khánh Đản và suy ngẫm, chúng ta cảm nhận rõ hơn ý nghĩa của lời dạy của Đức Phật và nhìn lại quãng đường tu tập của mình.
3180 lượt xem 0 Bình luận

Cách tắm tượng Phật đản sinh dành cho Phật Tử

Sự kiện 06/04/2024 09:01:46

Cách tắm tượng Phật đản sinh dành cho Phật Tử

Sự kiện 06-04-2024 09:01:46

Trong lễ Phật đản, nghi lễ tắm Phật luôn là phần kéo dài nhất và là điểm thu hút nhiều người tham dự. Với những người Phật tử, không ai muốn bỏ lỡ cơ hội thiện duyên được dâng nước tắm Phật.
2441 lượt xem 0 Bình luận