Nỗ lực phục hồi, trùng tu tự viện

29/04/2024 18:22:38 2457 lượt xem

Phục hồi và trùng tu tự viện là yêu cầu thực tế, cấp thiết tại nhiều địa phương, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá – lịch sử – tôn giáo, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh cho đông đảo bà con, phật tử. Nội dung “Phục hồi tự viện” đã được đề ra trong quy chế Ban Tăng sự TƯGH nhiệm kỳ 2022-2027 và gần đây được một số địa phương đề cập đến trong HN giao ban giữa VP2 TƯGH với Phật giáo các tỉnh thành phía Nam. Làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ phục hồi những tự viện đang bị bào mòn bởi thời gian; phục hồi và trùng tu ra sao để không làm mất đi những giá trị văn hoá tâm linh của những ngôi cổ tự hàng trăm năm tuổi?

Là địa phương chịu nhiều hy sinh, mất mát trong 2 cuộc kháng chiến, Quảng Nam có số lượng đối tượng chính sách nhiều nhất nước với hơn 65.000 liệt sĩ, 15.000 Mẹ VNAH, hàng chục nghìn thương bệnh binh. Hệ quả của chiến tranh không chỉ ảnh hưởng tới các gia đình xứ Quảng mà còn cả những ngôi tự viện.

Chiến tranh đã lùi xa tới nửa thế kỷ, thế nhưng, trên khắp các huyện, thị thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay, vẫn còn rất nhiều tự viện là phế tích và đang chờ từng ngày để được phục hồi. Như tại xã Quế Minh, huyện Quế Sơn, ngôi chùa Sơn Lộc chỉ còn sót lại 1 tòa sen và bệ đá xi măng. Theo các bô lão trong làng, vào năm 1975, ngôi chùa đã hoang tàn và chỉ còn một số tượng Phật, không ai nhang khói, dần dần trở thành phế tích.

Như ngôi chùa Trúc Lâm tọa lạc tại thôn Phú Hương, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc…nếu không phải người dân địa phương, sẽ rất khó để có thể tìm ra vị trí nơi này. Bởi giờ đây, đứng trên vị trí chùa xưa là một khu đồi nhà cửa san sát, dân cư đông đúc. Dấu tích còn sót lại của chùa Trúc Lâm về =mặt kiến trúc là một bệ đá tảng hình tròn, loại đá tía, chạm hình tám cánh sen cách điệu. Ngoài ra, tại đây còn có giếng nước và ngôi mộ với tấm bia ghi Lâm Tế Chính Tông Tam Thập Cửu Thế Trần Lưu Quận Bố Chung Chi Linh Mộ, Mậu Tuất Niên Kiến Dựng”

Theo các vị cao niên trong làng, vào năm 1968, quân đội Mỹ trưng dụng đất chùa làm cơ sở quân sự, tượng Phật thất tán, nhà cửa hoang tàn không lâu sau đó.

Cũng trên địa bàn xã Đại Quang, tại vùng đất giáp ranh giữa thôn Đông Lâm và thôn Hòa Thạch đã từng tồn tại ngôi cổ tự có tên Bàn Trạch. So với chùa Trúc Lâm thì chùa Bàn Trạch vẫn còn di chỉ nền móng rõ ràng, diện tích khoảng 70m2 và một số áng thờ bằng xi măng được làm sau này, bề tượng hình hoa sen và chân tượng Phật trong tư tế ngồi kiết già nằm trên áng thờ và lư nhang vẫn còn. Và tất nhiên, ngôi chùa này cũng đang trong tình trạng không biết bao giờ mới được phục hồi. Dù rằng, nhu cầu là vô cùng cấp thiết.

Trước thực tế của các địa phương nhằm khôi phục di sản của thế hệ trước, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của bà con nhân dân, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc… Quy chế Ban Tăng sự trung ương GHPGVN NK IX (2022-2027) ban hành ngày 14/3/2023 đã nêu khá rõ về việc phục hồi tự viện tại Điều 19. Trong đó quy định cụ thể quy trình thủ tục, hồ sơ và tiêu chí cần và đủ để phục hồi di tích tự viện bị hư hoại do chiến tranh hoặc hoàn cảnh khác.

Quy chế đã có nhưng trong quá trình triển khai thực hiện các địa phương gặp các khó khăn, vướng mắc, chủ yếu trong vấn đề về quy hoạch đất đai hay chứng minh di tích, tàn tích của tự viện v.v.

Bên cạnh những vướng mắc nêu trên thì việc khôi phục, kiến thiết di tích tự viện đó như thế nào để đảm bảo tính thẩm mỹ, lối kiến trúc, yếu tố vùng miền và đặc biệt thể hiện được sự am hiểu sâu sắc kiến thức văn hoá Phật giáo cũng cần được tính đến và cần có hướng dẫn cụ thể hơn.

Chùa Ngũ Đài tại phường Hoàng Tiến, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương là một đại danh lam cổ tích, có vị trí quan trọng của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Tại đây phát hiện nền móng, hiện vật từ thời Trần (thế kỷ 13, 14), thời Hậu Lê (thế kỷ 17, 18) và kéo dài đến thời Nguyễn (thế kỷ 19, 20). Trải qua sự phong hóa của thời gian và biến thiên lịch sử, các ngôi chùa tại núi Ngũ Đài dần trở thành phế tích. Do đó, việc bảo tồn phục dựng là cấp thiết.

Ngày 29/09/2023, Sở văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Hải Dương phối hợp BTS GHPGVN tỉnh khởi công hạng mục tam quan, gác chuông khu di tích lịch sử văn hoá chùa Ngũ Đài. Phương án tu bổ, tôn tạo được thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định hiện hành với nguyên tắc bảo tồn tối đa yếu tố gốc là nền móng kiến trúc đã từng tồn tại; phục dựng đảm bảo theo lối kiến trúc truyền thống và gắn với quy hoạch tổng thể của tỉnh Hải Dương và các di sản văn hóa khu vực Đông Bắc của Việt Nam.

Là một trong những địa phương có nhiều ngôi tự viện cổ được xây dựng hàng trăm, hàng nghìn năm trước, những năm qua, công tác tu bổ, tôn tạo, trùng tu các di tích lịch sử – văn hoá trên địa bàn tỉnh Hải Dương luôn được quan tâm, đầu tư và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Chùa Giám tại xã Định Sơn, huyện Cẩm Giàng và chùa Trăm Gian tại xã An Bình (Nam Sách) là 2 ngôi cổ tự đang được trùng tu với kinh phí lần lượt là 31 tỷ đồng và 29 tỷ đồng. Đây không chỉ là là những di tích quốc gia quan trọng của tỉnh, lưu giữ những di vật quý như: toàn cửu phẩm liên hoa, gác chuông, mộc bản … mà còn ghi dấu ấn Phật giáo một thời vàng son. Do đó, việc tôn tạo trùng tu những di tích quốc gia này có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn dấu ấn Phật giáo quan trọng mà ông cha để lại.

Thực tế cho thấy, các tự viện khi được quan tâm, phục hồi, trùng tu đúng cách thì đều đã và đang phát huy tốt giá trị văn hoá, lịch sử, tâm linh vốn có, không chỉ góp phần gìn giữ di sản văn hóa quý báu của dân tộc mà còn được khai thác hiệu quả phục vụ du lịch, trở thành động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của mỗi địa phương, vùng miền.

 

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

17 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tin Phật sự 25/07/2024 15:37:37

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tin Phật sự 25-07-2024 15:37:37

Chư Tôn giáo Giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo lỗi lạc, một trí tuệ lớn và là nhà tư tưởng, nhà văn hóa kiệt xuất của đất nước ta, đã hiến dâng trọn cả cuộc đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
3611 lượt xem 0 Bình luận

Tăng Ni, tín đồ Phật tử GHPG Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy những di sản vô giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tin Phật sự 23/07/2024 17:50:55

Đẩy mạnh truyền thông về hiến, ghép mô, tạng

Tin Phật sự 17/07/2024 15:02:38

Đẩy mạnh truyền thông về hiến, ghép mô, tạng

Tin Phật sự 17-07-2024 15:02:38

Chiều ngày 16/7, tại chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam), Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam phối hợp với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tổ chức Hội thảo chuyên đề cung cấp các thông tin và kỹ năng giúp các nhà báo, phóng viên tiếp cận và hiểu rõ hơn công tác truyền thông, vận động và đăng ký hiến mô, tạng trong toàn quốc.
1494 lượt xem 0 Bình luận

Sách tấn chư hành giả nỗ lực tu học mùa An cư

Tin Phật sự 17/07/2024 14:44:33

Sách tấn chư hành giả nỗ lực tu học mùa An cư

Tin Phật sự 17-07-2024 14:44:33

Đã trở thành một nét đẹp truyền thống, trong mỗi mùa an cư, các ban ngành Trung ương, BTS GHPGVN các địa phương tổ chức các đoàn thăm hỏi, sách tấn chư hành giả tại các hạ trường. Phật sự quan trọng này không chỉ thể hiện sự quan tâm, sâu sát của chư Tôn đức lãnh đạo GH các cấp mà còn là động lực cổ vũ chư Tăng Ni an tâm tinh tấn tu học trong 3 tháng mùa mưa.
4356 lượt xem 0 Bình luận

Trung ương Giáo hội ban hành Thông bạch Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2568

Tin Phật sự 16/07/2024 10:40:56