9 loại nước dùng để lau bàn thờ chuẩn phong tục Việt
Vào mỗi dịp tết đến xuân về thì nhà nhà đều thực hiện công việc lau dọn bàn thờ sạch sẽ để dâng mâm cúng. Vậy lau dọn bàn thờ bằng nước gì? Lý do cần chuẩn bị đúng loại nước để lau dọn bàn thờ? Nội dung dưới đây sẽ giải đáp cụ thể cho bạn đọc về vấn đề tâm linh này.
Tại sao cần chuẩn bị nước lau bàn thờ?
Đối với mỗi gia đình, bàn thờ là khu vực tôn nghiêm nhất để gia chủ bày tỏ sự thành kính và tưởng nhớ các vị thần linh, gia tiên. Trong đó, theo tục lệ xưa để lại, cứ vào ngày 23/12 âm lịch thì các gia đình sẽ dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ đón Tết.
Việc bao sái bàn thờ giúp lau đi những lớp bụi bẩn và để bày biện bàn thờ trang nghiêm, sạch sẽ. Sửa sang lại bàn thờ dịp cuối năm để các vị thần linh, ông bà tổ tiên đón Tết tươm tất và trọn vẹn.
Tuy nhiên, nên lau dọn bàn thờ bằng nước gì là điều mà chúng ta cần tìm hiểu để tránh gây thất kính bề trên. Từ đó sẽ bỏ lỡ mất cơ hội thu hút tài lộc, sự bình an cho gia đình.
Những loại nước dùng để lau bàn thờ?
Lau dọn bàn thờ bằng nước gì là câu hỏi mà nhiều bạn đọc quan tâm khi cần dọn dẹp vệ sinh nơi linh thiêng này. Trong văn hóa tâm linh, không phải sử dụng nước gì lau dọn bàn thờ cũng được. Thay vào đó, gia chủ chỉ nên chọn một số phương án như sau:
Nước nấu từ vỏ bưởi
Nước nấu từ vỏ bưởi có hương thơm dịu nhẹ được nhiều người chọn lựa để lau bàn thờ. Cách nấu loại nước này không quá cầu kỳ mà chỉ cần các bước đơn giản.
Cách thực hiện:
- Bạn chà sát vỏ bưởi dưới vòi nước để loại bỏ hết bụi bẩn.
- Sau đó, bạn cắt vỏ bưởi thành từng miếng rồi đun sôi 5 – 7 phút cho ra hết dưỡng chất.
- Sau khi nước nguội 50 độ thì bạn dùng để vệ sinh, lau dọn bàn thờ
Xem thêm: Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc: Mâm cúng, hoa, lễ vật
Nước ấm
Nước ấm là giải pháp đơn giản đầu tiên khi bạn chưa kịp chuẩn bị loại nước lau dọn bàn thờ khác. Nước ấm có công dụng loại bỏ bụi bẩn, mảng bám lâu ngày trên bàn thờ hay các đồ thờ cúng một cách nhanh chóng.
Bạn có thể đun sôi nước, để nguội rồi dùng khăn bông sạch nhúng nước ấm lau sạch bụi bẩn trên bàn thờ. Sau đó, bạn hãy dùng khăn mềm lau khô lại để đảm bảo bàn thờ được sạch sẽ nhất.
Rượu trắng
Rượu trắng giúp đặc trị những vết bẩn bám cứng đầu trên đồ thờ cúng, bàn thờ. Hơn nữa, rượu trắng có hương thơm nồng rất thích hợp để vệ sinh nơi linh thiêng thờ cúng.
Nước mùi già
Những bó mùi già đã trổ hoa, kết trái được sử dụng để làm nước lau bàn thờ ngày Tết. Những cây mùi già có thân màu tía khi nấu nước có mùi thơm ngát, giúp tinh thần chúng ta cảm thấy thoải mái, phấn chấn hơn.
Cách thực hiện:
- 1 bó mùi già, vài lát gừng rửa sạch
- Lá mùi già để ráo nước, gừng đập dập vỏ cho vào nồi nước đem đun sôi.
- Nước sôi chừng 10 phút thì bạn chắt bỏ bã rồi hòa chút muối trắng vào để nguội và lau dọn bàn thờ.
Nước gừng
Bạn cũng có thể chọn nước gừng để lau dọn bàn thờ ngày Tết. Lưu ý bạn nên chọn những củ gừng ta để hương thơm lan tỏa khắp mọi nơi trong nhà.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy 100gr gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ và cắt thành các lát mỏng.
- Sau đó, bạn đun sôi 2 lít nước trong khoảng 5 phút với phần gừng đã cắt lát.
- Để nước ấm chừng 50 độ và bạn dùng để lau bàn thờ gia tiên.
Nước ngũ vị
Nước ngũ vị hương hoặc được gọi là nước thảo mộc được làm từ 5 loại hương liệu như đinh hương, quế, hồi, bạch đàn, gỗ vang. Loại nước này có hương thơm dịu dàng, dễ chịu giúp xua đuổi côn trùng, vết bẩn hiệu quả.
Hơn nữa, theo quan niệm dân gian, các loại thảo mộc này có tính nóng có khả năng xua đuổi tà khí, xui xẻo, điều không may mắn. Hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu sẽ giúp không gian linh thiêng thêm phần sạch sẽ hơn.
Bạn chỉ cần cho quế, bạch đàn, đinh hương, hồi và gỗ vang vào 1,5 lít nước lọc đun từ 3 đến 5 phút. Sau đó, bạn tắt bếp và để nước nguội bớt khoảng 50 độ rồi dùng để lau bàn thờ Thần tài và gia tiên.
Năm loại hương liệu này dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng bán đồ hương, nến, tiền vàng. Hoặc bạn cũng có thể mua lọ nước ngũ vị nấu sẵn để lau dọn bàn thờ.
Nước ngâm từ hoa tươi
Những cánh hoa tươi thơm nức được dùng để nấu nước vệ sinh bàn thờ ngày Tết. Bạn nên chọn các loại hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa sen, hoa hồng, hoa mẫu đơn,… để đun sôi với nước và sử dụng. Những loại hoa này có mùi thơm thoang thoảng, dịu nhẹ giúp làm sạch bàn thờ tổ tiên một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân không nên dùng nước lã để lau bàn thờ
Về việc lau dọn bàn thờ bằng nước gì thì bạn cần tránh sử dụng nước lã. Bởi vệ sinh bàn thờ ngày cuối năm là điều quan trọng cần có sự kỹ càng, cẩn thận để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng đối với thần linh, ông bà tổ tiên.
Theo quan niệm xưa, nước lã lẫn nhiều tạp chất và vi khuẩn không thể làm sạch vết bẩn trên bàn thờ. Nếu bàn thờ được lau dọn đảm bảo sự sạch sẽ, sáng bóng sẽ giúp thần linh, tổ tiên ban phước lành, lộc lá cho gia chủ.
Xem thêm: Cách lau dọn bàn thờ ngày 23 tháng Chạp cúng ông Công ông Táo
Lưu ý khi dùng nước để lau bàn thờ
Lau dọn bàn thờ ngày Tết cần có sự cẩn thận, chu đáo và kỹ càng. Trong đó, có những lưu ý mà bạn cần quan tâm như sau để công việc này diễn ra hoàn tất, hiệu quả:
- Sau khi dùng nước bao sái bàn thờ, gia chủ không được dùng nước lạnh để lau lại lần nữa.
- Nên kiểm tra nước ấm vừa đủ để sử dụng vệ sinh bàn thờ tránh trường hợp nước quá nóng gây bỏng. Bạn cũng nên để nồi nước thật cao, tránh xa tầm với trẻ em để đảm bảo an toàn.
- Việc bao sái bàn thờ được gia đình lựa chọn vào ngày giỗ chạp, ngày 30, ngày 14 âm lịch hàng tháng. Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể vệ sinh bàn thờ vào ngày thường để giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ.
- Người lau dọn bàn thờ cần phải tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, ăn mặc chỉnh tề trước khi thực hiện.
- Không được tự ý xê dịch bát hương, tỉa chân hương, không làm đổ vỡ, không nói tục chửi bậy khi vệ sinh bàn thờ.
- Không dùng khăn bẩn để lau bàn thờ, không kẹp đồ thờ vào nách, vào chân.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi lau dọn bàn thờ bằng nước gì? Để nhận được nhiều phước lộc, bạn nên bao sái bàn thờ tỉ mỉ, cẩn thận và sạch sẽ. Lựa chọn một trong các loại nước nêu trên sẽ giúp quá trình vệ sinh bàn thờ diễn ra thuận tiện và là cách thể hiện tấm lòng thành kính của bạn đối với các vị Thần Phật, gia tiên.
Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:
STK: 12 12 12 5577
Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
Tin liên quan
Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm
Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47
Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm
Tết An Viên 13-02-2024 13:59:47
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’
Sự kiện 12/02/2024 11:52:27
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’
Sự kiện 12-02-2024 11:52:27
Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người
Sự kiện 12/02/2024 10:02:41
Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người
Sự kiện 12-02-2024 10:02:41
Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí
Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10
Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí
Tết An Viên 10-02-2024 17:57:10
Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn
Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38
Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn
Tết An Viên 10-02-2024 00:16:38
30 lượt thích 0 bình luận