Ở Hà Nội đã lâu bạn đã biết về giai thoại tòa tháp nằm ven hồ Hoàn Kiếm chưa?

01/11/2023 10:43:43 457 lượt xem

Ở Hà Nội đã lâu chưa chắc bạn đã biết về lịch sử của tòa tháp nằm bên bờ hồ Hòa Kiếm. Nào hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nhắc tới Hà Nội, người ta nghĩ ngay đến hồ Hoàn Kiếm – một biểu tượng của thủ đô. Đặc biệt, tại đây vẫn lưu giữ những dấu tích lịch sử Thăng Long xưa.

Nằm trên vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng, phía gần hồ Hoàn Kiếm, tháp Hòa Phong thường bị lầm tưởng là công trình trong quần thể tháp Rùa. Nhưng thực tế, đây là dấu tích duy nhất còn sót lại của chùa Báo Ân – ngôi chùa lớn bậc nhất Thăng Long thế kỉ 19. 

Chùa Báo Ân được xây dựng tại một vị trí đắc địa hội tụ đầy đủ các yếu tố của gió và nước. Chùa xây dựng với quy mô vô cùng lớn gồm 180 gian và 36 nóc nhà, xung quanh là tường lục giác bao bọc. Ngoài lối kiến trúc cầu kỳ, chùa còn sở hữu khối lượng tượng lớn, những pho tượng tại chùa đều được sơn son thếp vàng, khảm xà cừ vô cùng sinh động và tỉ mỉ. 

Chùa Báo Ân
Chùa Báo Ân xưa.

Chùa Báo Ân nằm ngay tại bờ đông hồ Hoàn Kiếm, mặt trước quay ra sông Hồng, mặt sau dựa vào hồ. Đây là vị trí đắc địa nằm ngay trung tâm hồ Hoàn Kiếm ngày nay và cũng là một trong những địa điểm vui chơi bậc nhất Hà Nội. 

Với lối kiến trúc độc đáo, chùa Báo Ân là biểu tượng cho tư tưởng “cư Nho mộ Thích” nghĩa là học hành theo đạo Nho nhưng vẫn chuộng đạo Phật. Chùa xây dựng vào thời vua Thiệu Trị (1841 – 1847), do Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai đứng ra quyên góp tiền và chủ trì xây dựng.

Năm 1888, thực dân Pháp phá hủy chùa Báo Ân để xây dựng bưu điện Hà Nội. Đến 1891, sau vụ cháy lớn đã thiêu hủy cả thôn Cự Lâu khiến chùa Báo Ân chỉ còn mảnh đất hoang tàn. Mặc dù vậy, ngôi chùa vẫn còn mãi trong lòng người dân thủ đô. 

Tháp Hòa Phong cổ – Dấu tích còn sót lại của chùa Báo Ân.

Ngày nay, tại đường Đinh Tiên Hoàng vẫn còn lưu giữ được dấu tính ngôi chùa Báo Ân chính là Tháp Hòa Phong với hình dang vuông, gồm 3 tầng và nhỏ dần về phía trên trong đó:

  • Tầng 1 của tòa tháp có lối đi dạng vòng cung và tỏa ra 4 hướng. Ngay phía trên 4 cửa là tên Báo Nghĩa môn, Báo Ân môn, Báo Phúc môn và Báo Đức môn. 
  • Tầng 2 tòa tháp là bốn bức tượng nghê đá hướng về phía Đông. 
  • Trên tầng 3 là biển hiệu ghi dòng chữ “Hòa Phong Tháp”, đỉnh tháp trang trí bầu hồ lô bằng đá. 
Tòa Tháp Hòa Phong hiện nay.

Tất cả kiến trúc tòa tháp làm bằng gạch trần xuất hiện rất hiếm ở các công trình kiến trúc Phật giáo. 

Chùa Báo Ân dù không còn nhưng đã trở thành một giai thoại và Tháp Hòa Phong xưa là chứng minh lịch sử chứng kiến bao đổi thay của thủ đô. Trải qua bao nhiêu năm tháng, ngọn tháo vẫn vững chãi, đứng đó ngắm nhìn dòng người qua lại tham quan và chiêm bái. 

Tháp Hòa Phong tồn tại đến ngày nay như một phần cuộc sống của người dân thủ đô, trở thành địa điểm tham quan lý tưởng của du khách trong nước và ngoài nước,. 

33 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định

Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17

Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật

Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57

Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”

Du lịch chùa 26/08/2024 14:33:36

Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ

Du lịch chùa 24/08/2024 11:05:22

Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”

Du lịch chùa 30/07/2024 16:48:58