Tóm tắt sự tích ông Công ông Táo về trời trong phong tục Việt

14/11/2023 12:56:42 1735 lượt xem

Sự tích ông Công ông Táo được lưu truyền từ xa xưa của người dân Việt Nam mang ý nghĩa truyền thống và tâm linh. Hiểu rõ sự tích này giúp mỗi người biết thêm về phong tục tập quán để thực hiện với sự thành kính trong tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sự tích ông Công ông Táo.

Sự tích ông Công ông Táo 

Theo tín ngưỡng dân gian Việt, Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ còn gọi là Thần Đất, Thần Nhà, Thần Bếp.

Dân gian tương truyền ngày xưa có 1 đôi vợ chồng, người vợ là Thị Nhi, người chồng là Trọng Cao. Tuy nhiên vì nóng giận mà Trọng Cao làm Thị Nhi uất ức bỏ đi. Thị Nhi đến một ngôi làng nọ gặp Phạm Lang và kết duyên vợ chồng. Về sau, Trọng Cao quá thương nhớ Thị Nhi đã đi tìm vợ.

Tóm tắt sự tích ông Công ông Táo về trời trong phong tục Việt

Vào ngày 23 tháng Chạp, Trọng Cao vô tình gặp Thị Nhi đốt giấy tiền vàng bạc trước nhà. Thấy chồng mình ăn xin nên vì thương xót mà Thị Nhi mang gạo ra giúp đỡ. Phạm Lang tỏ lòng nghi ngờ Thị Nhi đã khiến Thị Nhi xấu hổ và nhảy vào đống lửa tự vẫn. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng lao vào lửa chết theo. Phạm Lang vì thương vợ cũng nhảy vào cùng chết.

Ngọc Hoàng xót thương cho mối tình của 3 người nên phong 3 người thành Táo Quân trông coi việc bếp núc, đất đai, chợ búa nhân gian. Hàng năm cứ vào ngày 23 tháng 12 âm lịch thì các Táo sẽ lên trời bẩm báo Ngọc Hoàng. Do đó, sự tích ngày 23 tháng Chạp là ngày cúng đưa tiễn ông Táo về trời ra đời.

Xem thêm: Mâm lễ cúng ông Công ông Táo: Mâm cơm, lễ vật và vàng mã

Ý nghĩa sự tích ông Công ông Táo về trời

Vào ngày 23/12 âm lịch, ông Công ông Táo về trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng sự tình của nhân gian. Táo quân theo sát cuộc sống của mọi người, ghi lại những công tội, tốt xấu của con dân hàng ngày. Sau đó, đến ngày về trời sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng để làm cơ sở đưa ra thưởng, phạt công minh.

Tóm tắt sự tích ông Công ông Táo về trời trong phong tục Việt (2)

Để được Táo quân phù trợ, nhiều gia đình chọn mua bộ giấy 2 mũ ông, 1 mũ bà để làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời. Mỗi gia đình đều cầu mong Táo Quân tâu với Ngọc Hoàng những điều hay, ý đẹp để nhận được nhiều may mắn, tài lộc. Đây chính là ý nghĩa của sự tích về ông Công ông Táo chầu trời.

Ông Công ông Táo ở một số nước khác

Một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác thờ phụng ông Công ông Táo ngoài Việt Nam như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan… Thông thường vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch thì tại những nơi này đều cúng tiễn đưa ông Táo về trời giống như tại Việt Nam.

Tùy mỗi nền văn hóa của mỗi quốc gia khác nhau mà phương tiện đi lại của Táo Quân sẽ riêng biệt. Trong đó, người dân ở Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan cho rằng ông Táo về trời bằng ngựa nên sẽ cúng ngày 23/12 cùng ngựa giấy mà không phải là cá chép.

Tóm tắt sự tích ông Công ông Táo về trời trong phong tục Việt (4)

Nguồn gốc sự tích ông Công ông Táo về trời

Thông thường lễ cúng ông Công ông Táo về trời sẽ diễn ra vào ngày 23/12 hàng năm. Còn đối với ngày rước ông Táo về trần gian sẽ phụ thuộc vào lịch làm việc cụ thể ở từng năm. Táo Quân được trở lại trần gian khi Ngọc Hoàng Thượng Đế tuyên bố bế mạc hội nghị “Thiên Tào phán sự”.  

Câu chuyện ông Công ông Táo về trời có nguồn gốc từ sự tích 2 ông 1 bà có tình cảm sâu đậm như đã kể ở trên. Ngày ông Công ông Táo đã đi vào tiềm thức của người Việt nên vào ngày này, mọi người sẽ làm mâm cơm bày tỏ lòng biết ơn các vị thần. Đây cũng là dịp để mọi người sum họp, quây quần bên nhau sau một năm làm việc vất vả.

Xem thêm: Cách lập bàn thờ ông Công ông Táo chuẩn phong tục Việt

Tóm tắt sự tích ông Công ông Táo về trời trong phong tục Việt (3)

Trên đây là những chia sẻ về sự tích ông Công ông Táo tại Việt Nam. Tục cúng ông Táo là nét đẹp văn hóa tâm linh giúp gia chủ thể hiện sự thành kính đối với bề trên. Vào ngày này, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng tươm tất để cùng dâng lên ông Công ông Táo và để anh em quây quần tụ họp.

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

57 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Văn khấn nguyện Phật Dược Sư cầu an, tiêu trừ bệnh tật

Sự kiện 23/01/2025 11:17:10

Nghi thức tụng kinh cầu an đầu năm chuẩn

Sự kiện 23/01/2025 11:11:04

Nghi thức tụng kinh cầu an đầu năm chuẩn

Sự kiện 23-01-2025 11:11:04

Tụng niệm là hành động đọc và nhớ lời Phật dạy, là sự kết hợp giữa miệng và tâm để tạo nên một sự tập trung sâu sắc vào lời kinh, giúp thanh lọc tâm hồn và hướng con người đến những giá trị đạo đức, tinh thần.
538 lượt xem 0 Bình luận

Bài tụng kinh cầu an tại nhà: Tụng Kinh gì? Ý nghĩa

Sự kiện 23/01/2025 11:05:17

Bài tụng kinh cầu an tại nhà: Tụng Kinh gì? Ý nghĩa

Sự kiện 23-01-2025 11:05:17

Tụng kinh cầu an tại nhà là nghi thức giúp gia đình cầu mong bình an, sức khỏe và hạnh phúc. Qua việc tụng kinh, gia đình thể hiện lòng kính trọng với Phật và tổ tiên, tạo không gian bình yên và thanh tịnh.
237 lượt xem 0 Bình luận

Tụng kinh ngày 23 tháng chạp: Tụng Kinh gì? Hướng dẫn, nghi thức

Tết An Viên 20/01/2025 17:00:55

Tụng kinh ngày 23 tháng chạp: Tụng Kinh gì? Hướng dẫn, nghi thức

Tết An Viên 20-01-2025 17:00:55

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày cúng ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật cúng bái, nhiều gia đình còn lựa chọn tụng kinh như một hình thức thể hiện lòng thành kính và cầu mong bình an cho gia đạo. Vậy ngày 23 tháng Chạp tụng kinh gì? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách tụng kinh ngày 23 tháng Chạp chuẩn, bao gồm cả nghi thức và ý nghĩa của việc làm này.
184 lượt xem 0 Bình luận

Cách cúng giao thừa ở chung cư: Đồ lễ, lưu ý, ý nghĩa

Tết An Viên 18/01/2025 18:07:01