Tác dụng của chép Kinh là gì? Ý nghĩa và chuyện linh ứng

25/10/2023 16:57:27 2693 lượt xem

Hiện nay rất nhiều Phật tử lựa chọn chép kinh trong quá trình tu tập. Vậy chép kinh có tác dụng gì? Ý nghĩa của việc chép kinh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về việc chép Kinh và những câu chuyện linh ứng.

Tác dụng của chép Kinh

Chép kinh giúp tâm an tĩnh, giảm căng thẳng, rèn sự kiên nhẫn và lòng thành kính. Hành động này tạo phước báu, hóa giải nghiệp chướng, mang lại bình an cho bản thân và gia đình. Đồng thời, chép kinh giúp hiểu sâu giáo lý Phật pháp, hướng tâm thiện lành.

Thông qua chép kinh, người nhiệt tâm sẽ hướng về đạo pháp để thu hoạch niềm vui tinh thần. Mỗi người sẽ nguyện học hỏi và lan tỏa giáo pháp đến chúng sinh từ những trang kinh biên chép. 

Tác dụng của chép Kinh là gì_ Ý nghĩa và những chuyện linh ứng (2)

Chúng ta nên dành thời gian chép kinh để cầu bình an cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Càng ý nghĩa hơn khi ta khuyến khích người thân, bạn bè cùng tham gia chép kinh để đón nhận ánh sáng trí tuệ nhiệm mầu.

Nguồn gốc chép Kinh là gì?

Kinh Phật là lời dạy quý báu của Đức Phật, giúp chúng sinh hiểu đạo, tu tập để giảm khổ và đạt giải thoát. Việc lưu truyền kinh điển là trách nhiệm của người con Phật, mang lại công đức lớn khi giúp nhiều người tụng đọc và thực hành.

Thời xưa, do in ấn khó khăn, kinh phải được chép tay để lưu truyền. Kinh Vu Lan dạy rằng: “Một vì mẹ cha nên chép kinh này, kính biếu đó đây cho nhiều người tụng.” Việc chép kinh có ý nghĩa khi dùng để lan tỏa Phật pháp, không phải để cất giữ mà không thực hành.

Tuy nhiên, chép kinh mà không hiểu ý nghĩa, vẫn phạm giới, làm điều bất thiện thì không có lợi ích. Như kẻ trộm chép kinh Địa Tạng nhưng vẫn tiếp tục trộm cắp, họ vẫn chịu quả báo theo luật nhân quả và pháp luật. Quan trọng nhất là hiểu và thực hành lời Phật dạy, không chỉ chép kinh mà cần ứng dụng vào đời sống.

Chép Kinh là việc chúng ta lấy giấy bút sao chép lại những điều dạy trong bộ Kinh Phật. Việc phát tâm chép kinh một cách thành kính sẽ mang lại nhiều lợi lạc cho chúng sinh. 

Chép kinh là cách để chúng ta ôn lại bài học cao quý của Đức Phật để chuyển hóa thân tâm. Hơn nữa chép Kinh còn là cách để nhắc nhở mỗi người nhớ ơn hy sinh của bậc tiền bối. 

Khi bàn tay nắn nót viết từng con chữ trong bộ Kinh sẽ giúp chúng ta thấu hiểu sâu hơn lời dạy cao quý của Đức Thế Tôn. Khi tâm hồn lắng đọng sẽ buông bỏ sự ưu tư, phiền muộn, khổ đau… Từ đó chúng ta có cuộc sống hạnh phúc, bình an hơn.

Tác dụng của chép Kinh là gì_ Ý nghĩa và những chuyện linh ứng

Ý nghĩa của chép Kinh

Bên cạnh việc hiểu rõ chép kinh có tác dụng gì thì ý nghĩa khi chép kinh cũng là điều quan trọng. Chép kinh là cách học hỏi giáo pháp và lưu giữ kinh điển cực kỳ hiệu quả. Ý nghĩa của việc chép kinh Phật chính là ôn nhắc lại lời dạy của Thế Tôn, áp dụng trong đời sống thực tiễn. 

Khi chép kinh, Phật tử có thể truyền bá giáo pháp bằng cách khuyến khích người khác cùng thực hiện. Hoặc bạn có thể đem những điều mình đã học hỏi từ kinh điển và giảng giải lại cho người khác nghe. 

Tác dụng của chép Kinh là gì_ Ý nghĩa và những chuyện linh ứng (3)

Công đức chép kinh vô cùng cao quý, mang đến lợi lạc cho mình và cho người khác. Do đó, khi làm việc phước thiện thì biên chép và ấn tống kinh điển luôn là cách được khuyến khích thực hiện.

Xem thêm: Cách chép kinh cầu bình an, may mắn cho gia đình cha mẹ

Những chuyện linh ứng khi chép Kinh

Theo lưu truyền có những chuyện linh ứng khi chép Kinh như sau:

Câu chuyện Đức Viên nghiêm khiết chép kinh Hoa Nghiêm

Tại xứ Thiên Thủy vào đời Tề có sư Viên lấy việc chép kinh Phật làm trọng yếu. Sư Viên chép bộ kinh Hoa Nghiêm, cho tu sửa một khu vườn nhỏ và có trồng cây dó. Mỗi lần vào vườn thì nhà sư đều tắm rửa sạch sẽ, nhà sư kiên trì 3 năm thì cây dó đến lúc thu hoạch.

Sư cho lột vỏ cây dó ngâm trong nước trầm làm giấy, xây dựng tịnh thất riêng để chuyên trì chép kinh. Tịnh thất được bày trí vô cùng trang nghiêm có 1 tòa vuông bằng gỗ bách khảm ngà, xung quanh là lọng báu, hương hoa.  

Tác dụng của chép Kinh là gì_ Ý nghĩa và những chuyện linh ứng (4)

Trước khi bước vào tịnh thất để chép kinh thì nhà sư cho người thắp đèn đốt hương 2 bên đường. Đức Viên cầm lư hương cung kính đi vào tịnh thất và khi vừa đặt bút chép mấy hàng kinh thì ánh sáng hào quang từ chữ phát ra chiếu sáng.  Lúc chép kinh, Đức Viên đều thấy được 1 thần nhân cầm giáo đứng hộ vệ trang nghiêm, hoành tráng. Tiếp theo là phạm đồng áo xanh từ hư vô bước tới dâng hoa cúng dường. Những chuyện linh ứng đó đều diễn ra đến khi bộ kinh Hoa Nghiêm được chép xong.

Bộ kinh Hoa Nghiêm sau khi chép xong được đặt trong hộp thơm để cất trong tịnh đường. Đức Viên dùng chân tâm thanh tịnh nhất để nghiêm khiết chép kinh và tạo ra được một bộ kinh Pháp hoa.

Sư Pháp Thành chép kinh Hoa Nghiêm

Vào đời Đường, nhà sư Pháp Thành thực hành chép kinh Hoa Nghiêm. Ngài lập một tịnh thất nhỏ Hoa Nghiêm Đường để hằng ngày chép kinh Hoa Nghiêm.

Học sĩ Trương Tịnh có chữ viết đẹp được nhà sư Pháp Thành thỉnh về viết Kinh. Trương Tịnh chép kinh chăm chú thì bỗng nhiên có một con chim lạ bay vào và đậu trên án kinh. Khi bộ kinh được chép xong thì chú chim cũng bay tới như để chúc mừng. 

Tác dụng của chép Kinh là gì_ Ý nghĩa và những chuyện linh ứng (5)

Rồi một ngày nọ Sư Pháp thành vẽ hình ngàn vị Phật chim bay tới đậu trên lưng của người thợ. Khi Sư mở trại hội cúng mừng kinh tượng thì chim không bay đến và nhà sư cảm thán “ Chim không đến ta thật không cảm được. Phải chăng là có điềm gì ư.” Sau khi nhà sư vừa nói xong thì chim kiền bay đến đậu vào chậu nước thơm như vui mừng tắm rửa.

Còn Trương Tịnh sau khi chép xong bộ kinh thì liền khởi tâm chép thêm một bộ nữa. Lúc chưa chép xong kinh thì ông có chuyện cần rời đi và trời bỗng đổ mưa to, mọi thứ đều ướt hết nhưng án kinh vẫn sạch sẽ và khô ráo. Hay vào lần khác khi ông tựa mình vào một cây tùng bên bờ sông và bị té xuống nhưng với phép màu kỳ diệu ông lại có thể lên bờ mà không tổn hại đến thân thể.

Bài viết đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn chép kinh có tác dụng gì. Hiện nay, nhiều Phật tử chăm chú chép kinh để cầu mong công đức và học hỏi những điều răn dạy của Đức Phật để áp dụng vào cuộc sống. Tùy theo sở thích, mục đích mỗi người để chọn cho mình bộ kinh phù hợp để chép tụng.

112 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Nên Niệm “Nam Mô A Di Đà” Hay “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca”?

Kiến thức 04/07/2025 09:48:02

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật

Kiến thức 03/07/2025 10:49:30

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật

Kiến thức 03-07-2025 10:49:30

Bạn đã từng nghe đến mây ngũ sắc hiện tượng kỳ diệu được nhắc đến trong kinh điển Phật giáo như điềm lành từ chư Phật và Bồ Tát? Không chỉ là vẻ đẹp tự nhiên, mây ngũ sắc còn biểu tượng cho từ bi, giác ngộ và sự hiện diện linh thiêng giữa đời thường. Cùng khám phá ý nghĩa sâu sắc của hiện tượng này và thông điệp tỉnh thức mà nó mang lại.
4688 lượt xem 0 Bình luận

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27/06/2025 10:38:51

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27-06-2025 10:38:51

Trong sự kiện hơn 18.000 ngôi chùa cùng lúc cử hành hồi chuông trống Bát Nhã cầu nguyện quốc thái dân an, tiếng chuông ấy không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là âm thanh của nguyện lực, lòng từ và sự hợp nhất, hướng về một đất nước hòa hợp, an lành trong thời khắc sáp nhập 34 tỉnh thành.
2723 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26/06/2025 15:04:48

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26-06-2025 15:04:48

Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca, biểu tượng của trí tuệ, từ bi và giác ngộ. Ngài là ánh sáng soi đường, dẫn dắt chúng sinh bước vào chánh đạo, giúp họ nhận ra con đường giải thoát qua tuệ giác.
1302 lượt xem 0 Bình luận

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26/06/2025 11:04:40

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26-06-2025 11:04:40

Vô thường, khổ và vô ngã là ba dấu ấn xác định Chánh pháp. Mọi giáo lý Phật dạy đều phải mang đủ ba pháp ấn này; nếu thiếu, chắc chắn không phải Chánh pháp.
6526 lượt xem 0 Bình luận