Tết Nguyên Tiêu là gì? Vào ngày nào 2024? Ý nghĩa, sự tích và lễ hội

28/11/2023 14:12:10 560 lượt xem

Hàng năm cứ vào ngày Tết Nguyên Tiêu, nhà nhà quây quần đoàn viên, hướng về cội nguồn. Vậy Tết Nguyên Tiêu là gì? Ý nghĩa tết Nguyên Tiêu như thế nào? Tết Nguyên Tiêu của người Việt và một số quốc gia khác sẽ có những phong tục khác nhau ra sao? Xin mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về ngày Tết ý nghĩa này.

Tết Nguyên Tiêu là gì?

Tết Nguyên Tiêu là ngày Rằm tháng Giêng hàng năm diễn ra từ ngày 14 – 15 / 1 âm lịch. Ngày Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ những sự tích ở bên Trung Quốc với nhiều phiên bản khác nhau. Đây là ngày lễ mà mọi gia đình quây quần bên nhau, dâng lên thần linh, tổ tiên mâm cỗ để thể hiện tấm lòng thành kính. 

Tết Nguyên Tiêu là gì_ Vào ngày nào 2024_ Ý nghĩa, sự tích và lễ hội

Tết Nguyên Tiêu 2024 vào ngày nào?

Vào năm 2024, ngày Tết Nguyên Tiêu sẽ rơi vào thứ bảy ngày 24 tháng 2 dương lịch, tức ngày 15/1 âm lịch. Tết Nguyên Tiêu cúng là thời điểm để chúng Phật tử lên chùa cầu mong năm mới bình an, tài lộc. 

Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu

Trong chữ Tết Nguyên Tiêu thì “Nguyên” nghĩa là thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Tết Nguyên Tiêu cũng được gọi là Tết Thượng Nguyên ý chỉ ngày Rằm tháng Giêng. 

Theo quan niệm dân gian, Tết Nguyên Tiêu có ý nghĩa quan trọng về sự đoàn viên. Đây là dịp để mọi thành viên đoàn tụ bên nhau, chuẩn bị lễ cúng dâng lên Thần Phật, tổ tiên. Dâng lễ cúng bái cũng là cách để mỗi gia chủ cầu mong sự may mắn, bình an, sức khỏe và tài lộc trong năm mới.

Tùy vào điều kiện kinh tế, phong tục tập quán để mỗi gia đình có cách chuẩn bị mâm lễ cúng khác nhau. Tuy nhiên điều quan trọng nhất đó là sự thành tâm của mỗi người khi dâng lễ cúng.

Hết Tết lại đến Tết Nguyên tiêu! Người Việt thường làm gì vào Rằm tháng Giêng để thành kính tổ tiên, cầu bình an, may mắn?

Sự tích Tết Nguyên Tiêu

Sự tích tết Nguyên Tiêu là gì là câu hỏi mà nhiều bạn đọc quan tâm về ngày lễ này. Thực tế có rất nhiều sự tích về nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu và có 3 sự tích phổ biến nhất bắt nguồn từ Trung Quốc như:

  • Sự tích con thiên nga: Theo truyền thuyết kể lại có 1 con thiên nga từ trên trời bay xuống trần gian nhưng bị thợ săn bắn chết. Ngọc Hoàng vì tức giận đã sai Thiên tướng đốt trụi trần gian vào ngày Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, Vị Thiên tướng vì thương cảm nên đã hiến kế giúp loài người thoát khỏi cảnh diệt vong. Đó là vào ngày Rằm tháng Giêng thì mọi nhà sẽ treo cao đèn lồng, bắn pháo hoa để khiến Ngọc Hoàng nhầm tưởng trần gian đã bị đốt.
  • Sự tích đêm hội Trạng Nguyên: Tết Nguyên Tiêu tại Trung Quốc còn có sự tích là đêm hội Trạng Nguyên. Có nghĩa, vào ngày Rằm tháng Giêng, nhà vua tổ chức đãi tiệc Trạng Nguyên như mời thưởng hoa, ngắm cảnh, làm thơ.
  • Sự tích cung nữ Nguyên Tiêu: Ngày xưa có cung nữ tên Nguyên Tiêu ở thời Hán Vũ Đế bị cấm về thăm cha mẹ vào ngày 15/1 âm lịch. Vì lệnh cấm này mà cung nữ phản đối và có ý định tự vẫn đã khiến Đông Phương Sốc cảm động. Ông đã nghĩ kế cho nàng bằng cách tâu với Hán Vũ Đế rằng Ngọc Hoàng sai vị Thiên tướng xuống đốt trụi trần gian vào ngày 16/1. Do đó, nhà nhà nên treo đèn lồng trước cửa nhà vào ngày 15/1 và nhân lúc mọi người mải ngắm đèn, cung nữ Nguyên Tiêu có thể trốn về thăm cha mẹ.

Lễ hội Tết Nguyên Tiêu

Lễ hội Tết Nguyên Tiêu ở mỗi quốc gia có những phong tục tập quán khác nhau. Trong đó, bạn đọc có thể tham khảo một số tục lệ vào ngày Tết này ở một số quốc gia như sau: 

Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, lễ hội Tết Nguyên Tiêu vào ngày Rằm tháng Giêng với nhiều biến tấu phù hợp với văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán. Trong đó phải kể đến việc mọi người lên chùa cúng sao giải hạn, cầu xin may mắn, bình an. Ngoài ra các gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ cúng dâng lên Thần Phật, tổ tiên và cùng đoàn tụ bên nhau.

Hoặc đối với khu vực người Hoa sinh sống tại quận 5 TP.HCM còn có nhiều hoạt động và lễ hội khác. Ví dụ như diễu hành, nghi thức lễ, trình diễn ca kịch cổ truyền, thư pháp,…

Tết Nguyên Tiêu tại Trung Quốc

Chúng ta đều đã biết Trung Quốc là cái nôi của Tết Nguyên Tiêu. Vào ngày lễ này, người dân Trung Quốc sẽ cúng tế cầu mong sự bình an, phước lành và ăn bánh trôi. Ngoài ra còn có một số hoạt động đặc sắc khác như thi đoán hình trên lồng đèn, ngâm thơ, thả đèn lồng có ghi ước nguyện lên trời.

Tết Nguyên Tiêu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này

Tết Nguyên Tiêu tại các quốc gia khác

Vào đêm trước Tết Nguyên Tiêu (Hàn Quốc gọi là Daeboreum), mọi người sẽ chơi trò Samulnori. Ngoài ra, nhiều người còn lựa chọn leo núi để trở thành người đầu tiên  nhìn thấy mặt trăng mọc.

Tại Nhật Bản, vào Tết Nguyên Tiêu thì người dân sẽ cầu nguyện cho một mùa vụ bội thu. Đặc biệt, họ thường sẽ ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng lễ để cầu mong sự may mắn.

Bài viết đã giới thiệu đến bạn những thông tin về Tết Nguyên Tiêu là gì, ý nghĩa và sự tích lễ Nguyên Tiêu. Việc hiểu rõ về ngày Tết Nguyên Tiêu này giúp mỗi gia đình sẽ chuẩn bị chu đáo và bài bản hơn. Đây là dịp để mỗi nhà có thể bày tỏ sự tôn kính thần Phật, tổ tiên và cùng nhau quây quần chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Mời quý vị đón đọc các thông tin đặc biệt khác trên trên Website bchannel.vn.

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

25 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38