Tết Trung thu là gì? Ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa

31/08/2023 17:08:44 961 lượt xem

Tết Trung thu là một lễ hội lớn không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều quốc gia châu Á cũng hưởng ứng ngày lễ này. Tuy nhiên, tại mỗi nơi sẽ có những nét độc đáo riêng mang đậm văn hóa bản sắc dân tộc. Vậy để hiểu rõ hơn về ngày này chúng ta hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết này nhé!

Tết Trung thu là gì? Tết Trung thu 2023 vào ngày nào?

Tết Trung thu là một trong những dịp lễ lớn tại Việt Nam. Đây là thời điểm trăng tròn và sáng nhất. Tết Trung thu mang nhiều ý nghĩa riêng biệt là thời gian để các thành viên trong gia đình sum họp bên nhau. 

Bên cạnh đó, Tết Trung thu cũng là tết của thiếu nhi là dịp để các em thỏa sức dạo chơi, rước đèn ông sao và quây quần bên mâm cỗ dưới ánh trăng sáng. 

Tết Trung thu được tổ chức tại nhiều quốc gia ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Tết Trung thu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm (15/08 âm lịch). Thời điểm này bầu trời trong xanh, tiết trời mát mẻ. 

Nguồn gốc tết Trung thu

Nhắc đến Trung thu, người ta sẽ nghĩ ngay đến chú Cuội, chị Hằng Nga. Tương truyền rằng, trên cung trăng cao có một cô tiên xinh đẹp tên là Hằng Nga, chị rất yêu quý trẻ em. Một ngày nọ, Ngọc Hoàng tổ chức hội thi làm bánh ngày rằm. Chị Hằng Nga đã xuống nhân gian tham khảo và gặp chú Cuội. Cuội là chàng trai hay nói dối nhưng lại có tài nấu ăn. Vì vậy, Cuội được trẻ em yêu quý.

Sau đó, Hằng Nga đã nhờ chú Cuội làm bánh và chiếc bánh này được Ngọc Hoàng và mọi người khen rất ngon và ban thưởng. 

Vì không nỡ xa chị Hằng, chú Cuội đã lên theo chị lên tận cung trăng. Nhưng lên được một đoạn thì chú Cuội lại nhớ nhà, nhớ các em nhỏ nên đã ngồi khóc dưới gốc đa và nhìn xuống trần gian. 

Cũng chính vì vậy, vào ngày rằm khi trăng sáng nhất mùa thu thì chị Hằng và chú Cuội được Ngọc Hoàng cho phép bay xuống trần gian để chơi đùa cùng các bạn nhỏ.

Và từ đó ngày Tết Trung thu cũng hình thành từ đây.  

Ý nghĩa tết Trung thu

Tết Trung thu là dịp cho trẻ em cũng như người lớn vui chơi, giải trí. Đặc biệt, đây là dịp để người người nhà nhà ngắm mặt trăng to nhất và sáng nhất trong năm. 

Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để cha mẹ thể hiện tình yêu thương với con cái. Cũng là dịp con cháu mua bánh Trung thu, rượu, trà để cúng tổ tiên ông bà, cha mẹ, thầy cô và họ hàng để thể hiện lòng kính trọng, yêu thương và biết ơn. 

Tại miền Bắc, có những nơi vẫn còn giữ được tục hát trống quân. Cặp đôi nam nữ vừa hát, vừa đối đáp nhau. Tục hát trống quân theo truyền thuyết đã có từ rất lâu và bắt nguồn từ thời vua Lạc Long Quân. 

Phong tục tết Trung thu

Rước đèn

Tết Trung thu không thể nào thiếu đi hình ảnh những chiếc đèn lồng ông sao nhiều màu sắc. Đối với người dân Trung Hoa, đèn lồng được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho bình an, may mắn.

Một số quốc gia lại được làm thành dạng đèn hoa đăng và nhờ đó gửi đi những ước nguyện thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa.

Với người Việt, đèn lồng Trung thu được làm cho trẻ chơi Trung thu là chính. Những chiếc đèn với vô số hình dáng từ bông hoa, cá, gấu, đặc biệt là hình ngôi sao,…sáng rực trong đem Trung thu.

Múa lân

Đặc biệt, trong đêm Trung thu tại một số các nơi vẫn giữ được truyền thống múa lân diễu hành khắp các con phố và trẻ em tíu tít chạy theo sau.

Bày cỗ

Sau khi diễu hành múa lân, gia đình Việt đều bày sẵn một mâm cỗ đầy với bánh Trung thu, kẹo dẻo, bưởi, dưa hấy,… Tùy vào từng điều kiện gia đình sẽ có cách chuẩn bị khác nhau.

Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu cũng là lúc cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của Tết Trung thu. Mâm cỗ Trung thu để cúng trăng và tế trời đất cùng cầu mong một cuộc sống an lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.

Ngắm trăng

Vào dịp Trung thu hầu hết mọi người đều ra đường để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trăng rằm. Đây là dịp trăng tròn và sáng nhất. Khoảnh khắc trăng lên vô cùng thiêng liêng biểu tượng cho sự sum vầy của các thành viên trong gia đình.

Bánh Trung thu

Bánh Trung thu trở thành món bánh không thể thiếu mỗi dịp Tết Trung thu đến. Bởi vậy, mỗi lần nhìn thấy chiếc bánh Trung thu nhiều người sẽ nghĩ đến ngay lễ hội này.

Bánh Trung thu được làm bằng bột mì, bột đường, nhân được làm bằng nhiều nguyên liệu rất lạ miệng.

Tết Trung thu là một lễ hội lớn không chỉ riêng với Việt Nam mà nhiều quốc gia châu Á cũng tổ chức lễ hội này. Đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống cần được giữ gìn và duy trì, nhất là trong thời đại xã hội phát triển như hiện nay. 

Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Tết Trung thu là gì cũng như biết được nguồn gốc và những hoạt động trong ngày lễ này. Chúc các bạn đón một mùa Trung thu sum vầy hạnh phúc bên gia đình!

34 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo

Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06

Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024

Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19

Phật dạy về 10 điều chớ vội tin

Ứng dụng 23/10/2024 13:45:13

Phật dạy về 10 điều chớ vội tin

Ứng dụng 23-10-2024 13:45:13

Đạo Phật là đạo của giác ngộ, giải thoát nên lúc nào cũng phát khởi tấm lòng vô ngã, vị tha với tinh thần từ bi và trí huệ. Trong suốt 49 năm hoằng dương chính pháp, đức Phật đem hết sự thấy biết của mình qua sự tu chứng, trải nghiệm thực tế, nhằm thức tỉnh và giác ngộ mọi người để có sự hiểu biết chân chính bằng niềm tin nơi chính mình và tin sâu nhân quả.
689 lượt xem 0 Bình luận

Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng

Ứng dụng 16/10/2024 15:35:43

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc

Ứng dụng 15/10/2024 11:23:12

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc

Ứng dụng 15-10-2024 11:23:12

Kinh cầu an là những bộ kinh được soạn ra nhằm cầu nguyện cho mọi chúng sinh được bình an, hạnh phúc, và tìm thấy sự thanh thản trong cuộc sống, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong đời.
12707 lượt xem 0 Bình luận