Thả cá ông Công ông Táo: Cách thả, giờ thả cá chuẩn
Một nghi lễ không thể thiếu khi cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp chính là thả cá chép. Nếu bạn đang thắc mắc nên lựa chọn cá như thế nào, số lượng ra làm sao để thuận tiện con đường di chuyển cho ông Táo về trời thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
Cách thả cá ông Công ông Táo
Cách chọn mua cá chép
Cá chép cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa là một phương tiện chính để giúp ông Táo có thể “vượt qua Vũ Môn hóa rồng”. Chính vì vậy, việc lựa chọn cá chép là điều rất quan trọng. Những con cá chép được dâng lên cúng ông Công ông Táo phải là những con cá chép khoẻ mạnh, có màu đỏ, không bị trầy xước trên thân cá và vảy cá nguyên vẹn không bị tróc.
Khi lựa chọn cá chép để biết con cá nào khoẻ mạnh hay không bạn có thể kiểm tra phần mang của cá. Nếu phần mang cá có màu đỏ tươi có nghĩa con cá này đang trong tình trạng khỏe mạnh. Nếu phát hiện mang cá có màu đỏ thâm thì cá đã yếu và nguy cơ cá chết rất cao. Ngoài ra, khi chạm vào mặt nước thấy cá bơi nhanh quẫy mạnh thì càng chứng tỏ con cá này rất khoẻ và thích hợp để dâng cúng lên ông Công ông Táo. Điều này với quan niệm sẽ giúp con đường trở về trời của ông Táo gặp suôn sẻ, thuận lợi.
Hướng dẫn thả cá ông công ông táo chuẩn
Nhiều người nghĩ đơn giản rằng chỉ cần mang cá chép ra sông, hồ thả là xong. Tuy nhiên, để thả cá chép đúng cách thì không phải ai cũng biết. Thả cá chép đúng cách cũng là cách biểu hiện lòng thánh kính và đúng phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Ngoài ra, địa điểm thả cá phóng sinh cũng quan trọng. Chúng ta nên lựa chọn địa điểm cho phép phóng sinh cá, khi mang cá đến sông, hồ thả nên đựng vào túi bóng hoặc bằng thau chọn nơi có nguồn nước sạch, rộng rãi không bị ô nhiễm.
Lúc thả cá chúng ta nên đến gần sát mép hồ, sông nhẹ nhàng nghiêng thau hoặc túi cá để cá từ từ bơi ra dòng nước. Không nên đổ cá từ trên cao xuống sẽ khiến cá dập phổi, dập bụng mà chết. Nên tháo búi bóng trước khi thả bởi không những làm ô nhiễm môi trường mà khiến cá bị mắc lại không thể thoát ra được.
Xem thêm: 6 bài văn khấn cúng ông Công ông Táo chuẩn phong tục Việt
Giờ đẹp thả cá chép ông Công ông Táo mấy giờ
Theo quan niệm dân gian, cá chép nên thả trước giờ Ngọ (tức 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp) để ông Táo có phương tiện di chuyển về trời đúng giờ. Do đó, ngay từ tối ngày 22 đến sáng ngày 23 đã có rất nhiều người đổ xô đi mua cá. Vừa chọn lựa được cá khoẻ mạnh lại đáp ứng đúng thời điểm để đưa ông Táo về trời.
Ý nghĩa thả cá ông Công ông Táo
Cứ tới ngày 23 tháng Chạp hằng năm, chúng ta sẽ chuẩn bị lễ vật, mâm cúng và bộ vàng mã để dâng lên ông Công ông Táo như một hành động tri ân đến thần linh suốt một năm qua đã giữ gìn gian bếp ấm áp, giữ gìn hạnh phúc gia đình quay trở về thiên đình. Trong đó, cá chép là lễ vật không thể thiếu. Bởi cá chép mang ý nghĩa là phương tiện di chuyển giúp ông Táo chầu trời đúng giờ kịp bẩm báo lại công việc và cách cư xử của gia đình trong 1 năm vừa qua.
Theo lý giải của các chuyên gia, cá chép là một trong ba Tam sinh là vật tượng trưng cho phú quý, sung túc và tài lộc. Từ đó, truyền thống thả cá chép ngày nay để mong cầu tài lộc, may mắn đến với gia đình.
Bên cạnh đó, thả cá chép còn mang ý nghĩa “cá chép hoá rồng”. Rồng là một linh vật thiêng liêng mang nhiều ý nghĩa tâm linh và rất có lợi cho nông dân. Cùng với đó, việc cá vũ môn hóa rồng còn tượng trưng cho sự kiên trì, vượt khó để đạt được thành công.
Các câu hỏi liên quan khi thả cá ông Công ông Táo
Không cúng cá chép ông Công ông Táo được không?
Việc gia chủ cúng cá chép sống trong ngày 23 tháng Chạp hằng năm đã trở thành một nghi lễ không thể thiếu. Việc gia chủ không cúng cá chép sống cũng được, tuy nhiên nên chuẩn bị cá chép giấy trong bộ vàng mã để mâm cúng ông Công ông Táo được chu toàn, đầy đủ.
Tuỳ vào điều kiện kinh tế và thời gian chuẩn bị chúng ta có thể sử dụng cá chép sống hoặc cá chép giấy để cúng lễ. Đây là một lễ vật quan trọng không thể thiếu bởi mang ý nghĩa là phương tiện di chuyển cho ông Công ông Táo về trời thuận tiện.
Cá chép cúng ông Công ông Táo bị chết thì có sao không?
Cá chép cúng ông Công ông Táo cần phải được lựa chọn những con cá khoẻ mạnh và được giữ gìn cẩn thận, không để cá bị yếu, bị chết vì điều này không đem lại may mắn cho gia chủ. Vì vậy, khi phóng sinh cá chép cần thực hiện nhẹ nhàng, không nên thả từ độ cao xuống hay thả nơi có nguồn nước bị ô nhiễm.
Trên đây là những điều cần biết khi lựa chọn và thả cá chép trong ngày cúng ông Công ông Táo mà chúng ta cần phải nắm rõ và thực hiện đúng cách. Hy vọng bài viết này đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hay và hữu ích tại bchannel.vn nhé!
Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:
STK: 12 12 12 5577
Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
Tin liên quan
Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm
Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47
Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm
Tết An Viên 13-02-2024 13:59:47
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’
Sự kiện 12/02/2024 11:52:27
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’
Sự kiện 12-02-2024 11:52:27
Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người
Sự kiện 12/02/2024 10:02:41
Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người
Sự kiện 12-02-2024 10:02:41
Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí
Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10
Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí
Tết An Viên 10-02-2024 17:57:10
Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn
Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38
Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn
Tết An Viên 10-02-2024 00:16:38
22 lượt thích 0 bình luận