5 Bước thay tro bát hương và thời điểm thay tro bát hương chuẩn

25/10/2023 16:00:59 1627 lượt xem

Thông thường, theo tục lệ của người Việt Nam từ xa xưa sẽ tiến hành thay tro bát hương cuối năm. Đây là nghi lễ sẽ đem đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình nên cần thực hiện chuẩn xác, đúng thời điểm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc về các bước thay tro bát hương đúng chuẩn.

Ý nghĩa việc thay tro bát hương cuối năm

Trong thờ cúng, bát hương chính vật phẩm dùng để liên kết giữa thế giới tâm linh và  thực tại. Bát hương là nơi để thắp hương, thờ phụng của con cháu đối với những vị thần linh, người đã khuất. Khi thắp nén hương mọi người đều cầu mong nhận được may mắn, phước lành đến với gia đình. 

Tuy nhiên, theo phong thủy, tro bát hương sau thời gian dài sử dụng sẽ hút ẩm và bị vón thành cục gây khó khăn khi thắp hương. Hơn nữa, tàn hương lấp đầy bát hương sau thời gian dài làm cản trở khi lưu chuyển, ảnh hưởng việc tụ khí liên tục và tài vận gia chủ.

thay tro bát hương cuối năm

Đặc biệt, các lớp tàn hương quá đầy gây mất thẩm mỹ và khó khăn khi thắp hương. Việc thay tro bát hương cũng là cách để chào đón năm mới vạn sự như ý, cầu mong 1 năm vạn sự thành công.

Xem thêm: 15+điều kiêng kỵ khi bốc bát hương 80% gia chủ không biết

Thay tro bát hương cuối năm khi nào? 

Theo quan niệm văn hóa từng vùng miền sẽ có sự khác nhau về thời gian thay tro bát hương. Tuy nhiên, nhìn chung thời điểm nên thay tro bát hương sẽ diễn ra từ ngày 23 tháp Chạp đến trước đêm 30 Tết. 

thay tro bát hương cuối năm (2)

5 bước thay tro bát hương

Cách thay tro bát hương cuối năm cần thực hiện theo các bước cơ bản như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị tro mới cho bát hương

Đầu tiên gia chủ cần chuẩn bị tro mới cho bát hương cần thay của gia đình mình. Nếu bạn ở quê có thể lấy rơm nếp tươi phơi khô ở nơi sạch sẽ đốt lên làm tro. Đối với thành phố không có rơm sẵn thì bạn có thể mua tro ở cửa hàng bán đồ cúng. 

Bước 2: Chuẩn bị lễ vật

Bước tiếp theo khi thay tro bát hương cuối năm là bạn hãy chuẩn bị thất bảo bao gồm 7 loại vật phẩm quý. Trong đó tối thiểu bạn cần chuẩn bị 3 thứ là vàng, bạc, ngọc.

thay tro bát hương cuối năm (3)

Bước 3: Báo cáo thay tro 

Gia chủ sẽ đọc văn khấn báo cáo với thần Linh, ông bà, tổ tiên về việc thay tro bát hương. Người tiến hành thay tro bát hương phải rửa tay sạch sẽ, mặc trang phục tươm tất để làm lễ. Nội dung của văn khấn sẽ báo cáo mong thần linh, ông bà tổ tiên tạm tránh đi để công việc thay tro diễn ra thuận lợi.  

Bước 4: Tiến hành thay tro và tỉa chân nhang

Bước thay tro và tỉa chân nhang cần tiến hành cẩn thận và dứt khoát như sau:

  • Bạn chuẩn bị chiếc khăn mới, chưa sử dụng để vệ sinh khi thay bát hương.
  • Bạn nhẹ nhàng nhấc bát hương từ bàn xuống rồi đặt bát hương trên tấm vải. 
  • Sau đó, bạn đổ hết tro và chân hương ra mảnh vải. 
  • Thực hiện bao sái bát hương bằng khăn khô, lau lại bằng khăn ẩm.
  • Để tro mới vào trong bát hương, ấn chặt tro để khi cắm chân hương không bị ngả nghiêng. 
  • Lưu ý chỉ đặt tro mới khoảng nửa bát hương mà không nên để quá nhiều hay quá ít. Khi cho quá nhiều tro sẽ khiến bát hương nhanh đầy và nếu quá ít tro thì cắm chân hương sẽ không chắc chắn.
  • Say đó, bạn chọn từ 3, 5, 7 chân hương để cắm lại vào bát hương. 
  • Cẩn thận đặt bát hương về vị trí ban đầu trên bàn thờ. 

thay tro bát hương cuối năm (4)

Bước 5: Bao sái bàn thờ và lễ tạ thần linh, gia tiên

Cuối cùng trong cách thay tro bát hương cuối năm là bạn lau dọn lại bàn thờ và chuẩn bị lễ tạ. Lễ tạ có thể đơn giản bao gồm gạo, muối, hoa quả… Bên cạnh đó, bạn hãy đọc văn khấn để báo cáo công việc thay bát hương đã xong xuôi và mời các ngài thần linh, ông bà tổ tiên thánh ngự và mong các ngài phù hộ độ trì cho gia đình.

Xem thêm: Hướng dẫn cách bốc bát hương thần tài, thổ công, gia tiên chi tiết

Lưu ý khi thay tro bát hương cuối năm

Thực hiện thay tro bát hương cần lưu ý những điều sau để đảm bảo hiệu quả tốt nhất khi thờ cúng: 

  • Người thực hiện việc thay tro bát hương cần có lòng thành tâm và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, quần áo chỉnh tề.
  • Gia chủ có thể thuê thầy cúng làm lễ nhưng cần chọn thầy cúng có tâm.
  • Phần tro cũ và chân hương gia chủ khi thay ra có thể chôn dưới gốc cây sau nhà, thả trôi sông.
  • Gia chủ khi thay tro cho bát hương cần biết rõ nguồn gốc, tro đảm bảo thanh khiết không bị ô uế.
  • Thay tro trong bát hương cần tránh làm xê dịch bát hương.
  • Khi thay tro không đổ tro ra một lúc mà hãy dùng thìa múc từng chút tro ra ngoài.
  • Trước khi đổ tro mới vào nên đốt 7 đồng tiền vàng nếu là bát hương thờ Phật và 3 đồng tiền vàng nếu bát hương thờ ông bà tổ tiên. Khi đồng tiền cháy được ½ thì thả vào bát hương, cuối cùng thêm tro mới vào.  

Xem thêm: Ngày bao sái bát hương năm 2024? Cách bao sái bát hương

Quan điểm của đạo Phật về bốc bát hương

Quan điểm của đạo Phật về bốc bát hương Đạo Phật chỉ có luật nhân quả, nghiệp báo luân hồi. Hạn hay không hạn là do bản thân có tự tạo nghiệp ác hay không. Nếu ai làm điều ác thì sẽ gặp tai họa. Nếu ai làm điều thiện, sống thiện, tu nhân tích đức thì sẽ được phúc báo. Chính vì không hiểu thấu đáo bản chất của nghiệp báo luân hồi nên người dân nảy sinh các điều kiêng kỵ không cần thiết. Người dân chỉ cần sống và thực hành điều thiện, hướng thiện thì chuyện tốt sẽ đến. Trong Phật giáo cũng có cách bao sái bát hương nhưng hoàn toàn khác với phong tục dân gian kể trên. Bát nhang chỉ là vật để cắm nhang cúng Phật, cúng ông bà nên không hề kiêng cữ, chỉ cần mỗi ngày đều vệ sinh bàn thờ giữ luôn luôn sạch sẽ, tôn nghiêm là được.

Công việc thay tro bát hương cuối năm sẽ giúp bát hương gọn gàng, tăng tính thẩm mỹ cho bàn thờ. Hơn nữa đây là điều thể hiện sự kính trọng bề trên, tổ tiên, thần linh, cầu mong nhận được sự che chở để có được tài lộc, may mắn trong năm mới. Chính vì vậy mà gia chủ cần nên cẩn thận khi tiến hành thay tro cho bát hương, tránh thực hiện sơ sài, không thành tâm.

37 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38