Gợi ý trái cây cúng giao thừa theo vùng miền Bắc, Trung, Nam

21/11/2023 11:01:04 609 lượt xem

Mâm ngũ quả là một trong những lễ vật không thể thiếu cho mỗi gia đình cúng giao thừa ngày cuối năm. Tuy nhiên, mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những cách lựa chọn và bày trí mâm ngũ quả khác nhau. Cùng Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên tham khảo một số gợi ý trái cây cúng giao thừa theo vùng miền Bắc Trung Nam dưới đây nhé!

Trái cây cúng giao thừa theo ba miền

Vào mỗi dịp cuối năm (30 Tết Âm lịch), mọi nhà đều chuẩn bị mâm ngũ quả cúng giao thừa để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn với tổ tiên, thần linh cũng như một nghi lễ để tạm biệt năm cũ, rước thêm lộc mới cho gia đình. Tuy đây là một phong tục truyền thống nhưng tùy đặc trưng mỗi vùng miền sẽ có sự bày trí, lựa chọn các loại hoa quả khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu cách lựa chọn trái cây cúng giao thừa cho ngày Tết ba miền Bắc, Trung, Nam để hiểu rõ hơn nhé!

Trái cây cúng giao thừa miền Bắc

Người miền Bắc khi bày mâm ngũ quả thường lựa chọn các loại quả theo thuyết ngũ hành, như kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, tương ứng với các màu trắng, xanh, đen, đỏ, vàng; vì vậy hoa quả được lựa chọn sẽ lần lượt là chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. 

Trên mâm ngũ quả của người miền Bắc thường được bày biện một nải chuối to, để ở dưới cùng với vai trò nâng đỡ những hoa quả còn lại. Phía chính giữa mâm ngũ quả thường để một quả bưởi hoặc một quả phật thủ màu vàng. Để mâm ngũ quả thêm phần bắt mắt và đa dạng màu sắc, xen kẽ xung quanh những chỗ trống ta sẽ bầy thêm những hoa quả đào, hồng, quýt, quất, táo xanh,…

Xem thêm: 8 loại hoa cúng giao thừa Giáp Thìn 2024 đem lại may mắn tài lộc

  trái cây cúng giao thừa

Trái cây cúng giao thừa miền Trung

Miền Trung – mảnh đất nhiều bão lũ, quanh năm đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, địa hình nhiều núi ít đồng bằng nên cũng đồng nghĩa với việc sẽ không có nhiều hoa quả đa dạng. Bởi vậy, mỗi khi đến dịp Tết cổ truyền, người miền Trung đơn giản theo lệ ‘’có gì dùng nấy’’, không xa hoa cầu kỳ. Mâm ngũ quả họ bày biện với hình thức hết sức đơn giản, theo lệ ‘’có gì dùng nấy’’ không câu nệ hình thức. 

Càng ngày đường xá càng phát triển, giao thông tiện nên thị trường cũng trở nên đa dạng và nhiều sự lựa chọn hơn. Ngoài ra, thu nhập người dân cũng đã dần được cải thiện nên nhìn chung mâm ngũ quả ở đây ngày càng cầu kỳ hơn trước.

Tùy vào điều kiện của từng gia đình mâm ngũ quả có thể biến tấu nhiều hoặc ít trái cây. Một số loại hoa quả thường thấy trong mâm ngũ quả của người dân miền Trung bao gồm thanh long, dưa hấu, chuối, mãng cầu, cam quýt,… Riêng về việc bày trí mâm ngũ quả còn phải do trình độ khéo tay cũng như mắt thẩm mỹ của từng người. 

Xem thêm: Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước? Lưu ý gì?

trái cây cúng giao thừa (2)

Trái cây cúng giao thừa miền Nam

Khác với 2 vùng miền trên, người miền Nam lại có sự thận trọng trong cách bày biện mâm ngũ quả, không chỉ cần đẹp mắt mà còn phải kiêng kỵ một số loại quả được cho là mang ý nghĩa không tốt lành (theo quan điểm riêng của người miền Nam). Ví dụ trong mâm ngũ quả của người miền Nam sẽ không bao giờ có chuối vì chuối có âm đọc nghe gần giống ‘’chúi’’ thể hiện sự đị xuống không thể phát triển lên; hoặc cam cũng không được lựa chọn vì có câu thành ngữ là ‘’Quýt làm cam chịu’’.

Bên cạnh đó, phải kể đến những loại hoa quả thường được chọn trong mâm ngũ quả như cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài vì những loại hoa quả này có cách đọc gần giống như ‘’cầu sung vừa đủ xài’’ thể hiện mong muốn về sự đầy đủ, sung túc. Ngoài ra, một số gia đình mâm ngũ quả con thêm quả dứa với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh để cầu may mắn.

Xem thêm: 10 món ăn đêm giao thừa theo truyền thống đem lại may mắn, bình an

trái cây cúng giao thừa (3)

Ý nghĩa của cúng trái cây vào lúc giao thừa

Mâm ngũ quả thường được bày trí với 5 loại trái cây khác nhau, một hình ảnh được mô tả trong kinh Vu Lan Bồn với biểu tượng của trái cây 5 màu. Đối với người Việt, con số 5 đặc trưng cho hy vọng đạt được ngũ phúc lâm môn:

  •  Phú: Tượng trưng cho sự giàu có và sự thịnh vượng với nhiều của cải.
  •  Quý: Biểu hiện cho phẩm chất sang trọng và lối sống tinh tế.
  •  Thọ: Đại diện cho ước nguyện về một cuộc sống trường thọ, sống lâu trăm tuổi.
  •  Khang: Tượng trưng cho sức khỏe mạnh mẽ và tráng kiện.
  •  Ninh: Biểu tượng của cuộc sống bình an, hòa thuận và yên bình.

Những ý nghĩa này thường được thấu hiểu và kính trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam, làm cho mâm ngũ quả trở thành một biểu tượng linh thiêng, thể hiện lòng biết ơn và mong muốn hạnh phúc cho cả gia đình.

Xem thêm: Thời gian cúng giao thừa tốt nhất năm 2024 đem lại tài lộc, bình an

trái cây cúng giao thừa (4)

Trong đạo Phật, mâm ngũ quả với 5 màu sắc là biểu tượng cho “ngũ thiện căn” bao gồm tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), và huệ căn (sáng suốt). Những loại hoa quả trên mâm ngũ quả dịp Tết cũng mang đến những ý nghĩa tượng trưng:

  1. Quả bưởi, dưa hấu: Hình dáng căng tròn, tươi mát, hứa hẹn một năm mới đầy đủ, may mắn.
  2. Trái hồng, quýt: Màu sắc đỏ cam rực rỡ, tượng trưng cho sự may mắn và thành công.
  3. Trái lê: Vị ngọt ngào, tượng trưng cho sự suôn sẻ và thuận lợi.
  4. Trái lựu: Số hạt nhiều, biểu tượng cho mong muốn có nhiều con cháu, hạnh phúc gia đình.
  5. Trái đào: Thể hiện ý nghĩa về sự thăng tiến và phú quý.
  6. Mai: Biểu tượng cho hy vọng con gái sẽ có cuộc sống hạnh phúc khi lập gia đình.
  7. Trái táo (táo đỏ): Mang ý nghĩa về sự phú quý.
  8. Thanh long: Biểu tượng cho sự gặp hội và may mắn.
  9. Quả trứng gà hình trái đào tiên: Thể hiện lòng biết ơn về sự phúc lộc.
  10. Dừa: Tương tự âm thanh “vừa” trong tiếng miền Nam, ý nghĩa không thiếu thốn.
  11. Sung: Thể hiện mong muốn sự sung túc trong mọi khía cạnh như sức khỏe, công việc, tình yêu.
  12. Đu đủ: Đại diện cho sự đầy đủ và phồn thịnh.
  13. Xoài: Âm thanh gần giống “xài” theo kiểu miền Tây, biểu tượng cho mong muốn cả năm có đủ tiền xài không thiếu thốn.

Lưu ý khi cúng trái cây lúc giao thừa

Lễ cúng giao thừa đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa Tết Nguyên đán, đặc biệt là ở các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ hiện đại thường xem lễ cúng đêm giao thừa, đặc biệt là việc chuẩn bị mâm ngũ quả, là một phần quan trọng không kém. Có người dành rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để tìm kiếm “của lạ” và trang trí mâm ngũ quả sao cho đạt được sự ưng ý trong buổi lễ này. Từ đây, nảy sinh một câu hỏi: liệu việc quá mức coi trọng mâm ngũ quả, đồng nghĩa với việc phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức, có đáng được thực hiện như vậy không?

trái cây cúng giao thừa (5)

Nhiều gia đình ở Việt Nam hiện nay, khi có điều kiện kinh tế, thường mong muốn tổ chức lễ cúng đêm giao thừa với một mâm ngũ quả tràn đầy những trái ngon và “vật lạ,” kỳ vọng rằng năm mới sẽ đem lại nhiều thành công và may mắn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chúng ta chỉ cần lựa chọn một mâm ngũ quả đủ “lễ” theo quan điểm cá nhân. Tùy thuộc vào vùng miền, việc chọn lựa loại hoa quả cũng có thể có chút khác biệt. Ngoài việc sắp xếp mâm hoa quả đủ lễ như ta nói bên trên, điều duy nhất có thể thiếu sót có lẽ chỉ là tâm thái và lòng thành khi khấn vái trước đất, trời trong đêm giao thừa, mong muốn có một năm mới an lành và mọi sự suôn sẻ.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn nắm rõ được trái cây cúng giao thừa theo vùng miền Bắc, Trung, Nam và những lưu ý chuẩn bị mâm ngũ quả cúng giao thừa. Đừng quên cập nhật những bài viết hay tại bchannel.vn nhé!

42 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38