12 tư thế Yoga cơ bản dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao
Yoga là một truyền thống Ấn Độ thể hiện sự thống nhất giữa tâm và thân, giữa suy nghĩ và hành động, là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, một cách tiếp cận toàn diện đối với sức khỏe và hạnh phúc. Từ Yoga có nghĩa là sự kết hợp ý thức của một cá nhân với ý thức phổ quát và việc thực hành Yoga thúc đẩy thái độ cân bằng trong cuộc sống hằng ngày.
Ngày Quốc tế Yoga
Vào ngày 11/12/2014, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) đã nhất trí thông qua nghị quyết được 177 quốc gia đồng thuận và tuyên bố ngày 21 tháng 6 là Ngày Quốc tế Yoga. UNGA kêu gọi mọi người nâng cao nhận thức về lợi ích của việc tập luyện Yoga đối với sức khỏe của người dân trên thế giới. Yoga mang lại sự hài hòa cho mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội và do đó nó thúc đẩy sức khỏe tốt và việc quản lý tốt các vấn đề liên quan đến lối sống.
Ngày 21/6/2023 là Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 9 với chủ đề ‘Một thế giới, Một sức khỏe chung’ sẽ được tổ chức trên toàn thế giới.
Thực hành Yoga vì Sức khỏe Thể chất và Tinh thần
Các tư thế (Āsana), có khả năng mang lại sự ổn định cho cơ thể và tâm trí, liên quan đến việc áp dụng các kiểu tư thế kết hợp cả tâm và sinh lý để mang lại khả năng duy trì vị trí cơ thể của một người (sự nhận thức ổn định về sự tồn tại thể chất của một người) trong một khoảng thời gian nhất định.
Vṛkṣāsana (Tư thế Cái cây): Vṛkṣa có nghĩa là ‘cái cây’. Vị trí cuối cùng của āsana (tư thế) này giống như hình dạng của một cái cây, do đó mà có tên gọi như vậy. Tư thế giúp cải thiện sự phối hợp thần kinh-cơ bắp, cân bằng, sức bền, sự tỉnh táo và tập trung.
Pāda-Hastāsana (Tư thế Tay đến chân): Pāda có nghĩa là ‘chân’, hasta có nghĩa là ‘tay’. Do đó, Pāda Hastāsana có nghĩa là hướng lòng bàn tay xuống phía bàn chân. Tư thế này còn được gọi là Uttānāsana.
Usṭrāsana (Tư thế Con lạc đà): Uṣṭra có nghĩa ‘lạc đà’. Cơ thể trong tư thế này giống như một con lạc đà, do đó mà có tên gọi như vậy.
Vakrāsana (Tư thế vặn xương sống): Vakra có nghĩa là ‘vặn xoắn’. Trong āsana này, phần cột sống sẽ xoắn lại và có tác động làm trẻ hóa chức năng cột sống.
Bhujaṅgāsana (Tư thế Rắn hổ mang): Bhujaṅga có nghĩa là ‘Rắn’ hay ‘Rắn hổ mang’. Trong āsana này, cơ thể được nâng lên giống như con rắn ngóc đầu phùng mang, do đó mà có tên như vậy.
Setubandhāsana(Tư thế cây cầu): Setubandha có nghĩa là tạo thành cây cầu. Ở tư thế này, cơ thể được cố định giống như một cây cầu, do đó có tên như vậy. Tư thế này còn được gọi là Catuspādāsana.
Pavana Muktāsana(Tư thế thoát hơi): Pavana có nghĩa là gió và mukta có nghĩa là giải phóng, giả thoát. Giống như tên gọi, āsana này giúp loại bỏ hơi hay chứng đầy hơi trong bụng và ruột.
Śavāsana (Tư thế Xác chết): Sava có nghĩa là ‘xác chết’. Vị trí cuối cùng trong āsana này trông giống xác chết.
Prānāyāma: Pranayama bao gồm việc xây dựng nhận thức về hơi thở tiếp theo bởi sự điều hòa có chủ ý của hệ hô hấp như nền tảng mang tính chức năng quan trọng cho sự tồn tại của một con người. Nó giúp phát triển tâm thức của một người và giúp thiết lập sự kiểm soát tâm trí. Trong những giai đoạn đầu, điều này được thực hiện bằng cách phát triển nhận thức về ‘luồng hơi thở đi vào và hơi thở đi ra’ (śvāsa-praśvāsa) qua lỗ mũi và miệng. Hiện tượng này có thể được thay đổi thông qua việc hít vào được điều chỉnh, kiểm soát và theo dõi, dẫn đến nhận thức về không gian trong cơ thể đang được lấp đầy, (các) không gian duy trì ở trạng thái bơm đầy (kumbhaka) và khi nó trở nên trống rỗng trong quá trình thở ra được điều chỉnh, kiểm soát và theo dõi (praśvāsa).
Dhyāna: Dhyana hay thiền là một hành động thiền quán không ngừng.
Naḍīśodhana/Anuloma Viloma Prānāyāma: (Hít thở luân phiên qua mũi): Đặc điểm chính của phương pháp prānāyāma này là việc hít thở luân phiên qua lỗ mũi trái và phải, có hoặc không kèm theo việc nín thở (kumbhaka).
Bhrāmarī Prāṇāyāma (Bhrāmarī Recaka): Bhrāmarī bắt nguồn từ bhramara có nghĩa là con ong đen. Trong quá trình thực hành prāṇāyāma này, âm thanh được tạo ra giống như tiếng vo ve của loài ong đen, do đó có tên gọi này.
Có những bài tập Yoga nâng cao hơn, chủ yếu áp dụng một số tư thế thể chất nhất định cùng với việc kiểm soát hô hấp. Những bài tập này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát tâm trí và đưa ta đạt đến các giá trị Yoga cao hơn. Tuy nhiên, việc thực hành dhyana, giúp dẫn dắt ta đạt được sự thấu tỏ và sự siêu việt, được coi là bản chất của Yoga Sadhana.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Yoga 2023, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam phối hợp tổ chức sự kiện tại chùa Khai Nguyên 2023 vào ngày 17/06/2023.
Địa điểm: Chùa Khai Nguyên (Thôn Tây Ninh, Xã Sơn Đông,Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội).
Thời gian: 6h00 – 8h00 ngày 17/06/2023.
Độ tuổi tham dự: Từ 16 – 50 tuổi
Tổ chức sản xuất và bảo trợ truyền thông: Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên.
Tham gia Ngày Quốc tế Yoga – Chùa Khai Nguyên, ngoài được thực hành Yoga, nghe các HLV chia sẻ kinh nghiệm luyện tập, mọi người sẽ còn được nhận những phần quà vô cùng hấp dẫn và ý nghĩa từ ban tổ chức.
Tin liên quan
Hiểu rõ Thông tư 04 về quản lý tiền công đức
Đặc biệt 28/09/2024 11:08:13
Hiểu rõ Thông tư 04 về quản lý tiền công đức
Đặc biệt 28-09-2024 11:08:13
Lan tỏa phong trào hiến tặng mô, tạng – Ý nghĩa cao cả và những rào cản còn tồn tại
Sự kiện 20/09/2024 13:46:58
Lan tỏa phong trào hiến tặng mô, tạng – Ý nghĩa cao cả và những rào cản còn tồn tại
Sự kiện 20-09-2024 13:46:58
Tầm vóc và ý nghĩa của việc thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện
Sự kiện 23/08/2024 14:24:55
Tầm vóc và ý nghĩa của việc thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện
Sự kiện 23-08-2024 14:24:55
Nghi lễ Vu Lan Báo Hiếu trong Phật giáo
Vu Lan 18/08/2024 15:04:57
Nghi lễ Vu Lan Báo Hiếu trong Phật giáo
Vu Lan 18-08-2024 15:04:57
Văn khấn lễ Vu Lan – rằm tháng 7 âm lịch
Vu Lan 15/08/2024 14:10:21
Văn khấn lễ Vu Lan – rằm tháng 7 âm lịch
Vu Lan 15-08-2024 14:10:21
31 lượt thích 0 bình luận