Vì sao hoa sen được chọn là biểu tượng của Phật giáo?

24/07/2023 09:54:51 2295 lượt xem

“Nở rộ” từ kinh Phật tới các ấn phẩm liên quan đến Phật giáo, hoa sen vẫn đã, đang và sẽ luôn là biểu tượng có ý nghĩa đặc biệt đối với Phật giáo và văn hóa phương Đông.

Trong quan niệm dân gian, hoa sen luôn mang ý nghĩa đẹp, tượng trưng cho những gì cao quý nhất trên đời. Có lẽ do đặc tính gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn mà hoa sen được coi là loài hoa của nhà Phật, là nơi thiền tọa của đấng giác ngộ. Theo kinh điển của Phật giáo, “Phật tọa tòa sen” mang một ý nghĩa thanh tao, phật pháp trang nghiêm và thần diệu. Với ý nghĩa về sự thanh khiết, hoa sen có mặt hầu hết các sản phẩm thờ cúng. Nơi nào có hoa sen là nơi đó có Phật ngự trị, nơi nào có dấu sen là nơi đó có dấu vết hiền nhân.

Trong kinh Phật có ghi lại câu chuyện Đức Phật Thích Ca xuất thân từ thái tử Tất Đạt Đa, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Sau khi thọ thai đấng thánh lớn, gần ngày mãn nguyệt khai hoa, hoàng hậu Maya trở về quê mẹ. Trên đường về, hoàng hậu nghỉ chân dưới một vườn hoa Lâm Tì Ni xinh đẹp thì hạ sinh đấng thánh lớn. Đó là ngày rằm tháng tư âm lịch, đúng vào mùa sen nở. Và đặc biệt, khi ấy xuất hiện 7 bông hoa sen nâng đỡ những bước chân đầu tiên của Đức Phật. 

Hiểu hơn về hoa sen để hiểu về tín ngưỡng, văn hoá, và cũng để trân quý hơn loài hoa này. Trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề, thiền sư Thích Tâm Hiệp đã lý giải 8 ý nghĩa của hoa sen đối với tôn giáo, văn hoá và đời sống. 

Vì sao hoa sen lại có nhiều ý nghĩa đến vậy? 

Câu chuyện đằng sau những ý nghĩa ấy là gì? 

Đâu là ý nghĩa lớn nhất của hoa sen mà người tu hành cần biết?

Mời quý vị khán giả đón xem đầy đủ nội dung chương trình “Dưới Bóng Bồ Đề” với chủ đề ý nghĩa của biểu tượng hoa sen trong Phật giáo:

39 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6329 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1153 lượt xem 0 Bình luận