Vì sao hoa sen được chọn là biểu tượng của Phật giáo?

24/07/2023 09:54:51 3019 lượt xem

“Nở rộ” từ kinh Phật tới các ấn phẩm liên quan đến Phật giáo, hoa sen vẫn đã, đang và sẽ luôn là biểu tượng có ý nghĩa đặc biệt đối với Phật giáo và văn hóa phương Đông.

Trong quan niệm dân gian, hoa sen luôn mang ý nghĩa đẹp, tượng trưng cho những gì cao quý nhất trên đời. Có lẽ do đặc tính gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn mà hoa sen được coi là loài hoa của nhà Phật, là nơi thiền tọa của đấng giác ngộ. Theo kinh điển của Phật giáo, “Phật tọa tòa sen” mang một ý nghĩa thanh tao, phật pháp trang nghiêm và thần diệu. Với ý nghĩa về sự thanh khiết, hoa sen có mặt hầu hết các sản phẩm thờ cúng. Nơi nào có hoa sen là nơi đó có Phật ngự trị, nơi nào có dấu sen là nơi đó có dấu vết hiền nhân.

Trong kinh Phật có ghi lại câu chuyện Đức Phật Thích Ca xuất thân từ thái tử Tất Đạt Đa, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Sau khi thọ thai đấng thánh lớn, gần ngày mãn nguyệt khai hoa, hoàng hậu Maya trở về quê mẹ. Trên đường về, hoàng hậu nghỉ chân dưới một vườn hoa Lâm Tì Ni xinh đẹp thì hạ sinh đấng thánh lớn. Đó là ngày rằm tháng tư âm lịch, đúng vào mùa sen nở. Và đặc biệt, khi ấy xuất hiện 7 bông hoa sen nâng đỡ những bước chân đầu tiên của Đức Phật. 

Hiểu hơn về hoa sen để hiểu về tín ngưỡng, văn hoá, và cũng để trân quý hơn loài hoa này. Trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề, thiền sư Thích Tâm Hiệp đã lý giải 8 ý nghĩa của hoa sen đối với tôn giáo, văn hoá và đời sống. 

Vì sao hoa sen lại có nhiều ý nghĩa đến vậy? 

Câu chuyện đằng sau những ý nghĩa ấy là gì? 

Đâu là ý nghĩa lớn nhất của hoa sen mà người tu hành cần biết?

Mời quý vị khán giả đón xem đầy đủ nội dung chương trình “Dưới Bóng Bồ Đề” với chủ đề ý nghĩa của biểu tượng hoa sen trong Phật giáo:

62 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Nên Niệm “Nam Mô A Di Đà” Hay “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca”?

Kiến thức 04/07/2025 09:48:02

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật

Kiến thức 03/07/2025 10:49:30

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật

Kiến thức 03-07-2025 10:49:30

Bạn đã từng nghe đến mây ngũ sắc hiện tượng kỳ diệu được nhắc đến trong kinh điển Phật giáo như điềm lành từ chư Phật và Bồ Tát? Không chỉ là vẻ đẹp tự nhiên, mây ngũ sắc còn biểu tượng cho từ bi, giác ngộ và sự hiện diện linh thiêng giữa đời thường. Cùng khám phá ý nghĩa sâu sắc của hiện tượng này và thông điệp tỉnh thức mà nó mang lại.
4690 lượt xem 0 Bình luận

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27/06/2025 10:38:51

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27-06-2025 10:38:51

Trong sự kiện hơn 18.000 ngôi chùa cùng lúc cử hành hồi chuông trống Bát Nhã cầu nguyện quốc thái dân an, tiếng chuông ấy không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là âm thanh của nguyện lực, lòng từ và sự hợp nhất, hướng về một đất nước hòa hợp, an lành trong thời khắc sáp nhập 34 tỉnh thành.
2726 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26/06/2025 15:04:48

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26-06-2025 15:04:48

Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca, biểu tượng của trí tuệ, từ bi và giác ngộ. Ngài là ánh sáng soi đường, dẫn dắt chúng sinh bước vào chánh đạo, giúp họ nhận ra con đường giải thoát qua tuệ giác.
1306 lượt xem 0 Bình luận

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26/06/2025 11:04:40

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26-06-2025 11:04:40

Vô thường, khổ và vô ngã là ba dấu ấn xác định Chánh pháp. Mọi giáo lý Phật dạy đều phải mang đủ ba pháp ấn này; nếu thiếu, chắc chắn không phải Chánh pháp.
6535 lượt xem 0 Bình luận