Ý nghĩa bữa cơm gia đình theo góc nhìn Phật giáo

05/02/2024 15:49:11 602 lượt xem

Sum vầy bên một mâm cơm đoàn viên chính là hành động giản đơn thể hiện một người có trách nhiệm với nguồn cội, tổ tiên và gia đình mình.

Trong tâm thức người Việt, bữa cơm gia đình không chỉ là một bữa ăn thuần túy, một hoạt động bản năng thông thường mà còn ẩn chứa trong đó nhiều giá trị văn hoá và đạo lý làm người. 

Trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 120 đặc biệt dịp Tết Giáp Thìn 2024, Hoà thượng Thích Thọ Lạc – Trưởng ban Văn hoá Trung ương GHPGVN đã mang tới những lý giải dễ hiểu về cách ăn trong Phật giáo và ý nghĩa bữa cơm đoàn viên, như một lời động viên Quý khán giả trở về đoàn tụ cùng gia đình bên mâm cơm ngày Tết. 

Trong xã hội hiện đại và ngày một bận rộn như hiện nay, những bữa ăn đoàn viên – mảnh ghép văn hoá truyền thống ông cha ta để lại càng trở nên có giá trị. Sum vầy bên một mâm cơm đoàn viên chính là sự trở về với nguồn cội, thể hiện sự tri ân, báo ân đối với các bậc tiền bối tổ sư, tổ tiên, sự hiếu kính với cha mẹ, sự cảm thông, chia sẻ với anh chị em trong nhà. Đây cũng là hành động giản đơn thể hiện việc một người có trách nhiệm với nguồn cội, tổ tiên và gia đình mình.

Hoà thượng Thích Thọ Lạc – Trưởng ban Văn hoá Trung ương GHPGVN chia sẻ về ý nghĩa bữa cơm đoàn viên.

Không chỉ là ngọn lửa gìn giữ hạnh phúc, tình thương và nuôi dưỡng tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình, mâm cơm gia đình còn thể hiện nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Việt. Dù trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đất nước ta đã trải qua nhiều biến động lịch sử, kinh tế xã hội, nhưng mâm cơm gia đình vẫn giữ nguyên giá trị tinh thần, thể hiện ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ trong văn hoá ẩm thực đa dạng, phong phú đáng tự hào. 

Chia sẻ về bữa cơm đoàn viên trước và sau khi xuất gia, Hòa thượng Thích Thọ Lạc cho biết, với người tu hành, bữa cơm đoàn viên được mở rộng ra tình thầy trò, huynh đệ, khái niệm gia đình cũng trở nên rộng lớn hơn – chính là gia đình Phật giáo. 

Theo Hòa thượng Thích Thọ Lạc, bữa cơm gia đình không chỉ là nơi để trở về, mà ta còn cần ăn với tâm chánh niệm. Có như vậy, cả thân và tâm ta mới được nuôi dưỡng đầy đủ. Dù không theo con đường tu hành, con người cũng nên thực hành cách ăn này để có một đời sống tinh thần an thái và sống đẹp hơn. 

Mời Quý khán giả lắng nghe đầy đủ chia sẻ của Hòa thượng Thích Thọ Lạc trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 120 dưới đây:

Chương trình Dưới Bóng Bồ Đề chia sẻ nét đẹp về giá trị cuộc sống, văn hóa, Phật giáo. Mỗi tập, quý khán giả sẽ được khám phá những thông tin thú vị trong cuộc sống để từ đó đúc kết ra nhiều bài học giá trị đạo đức mang tính nhân văn. Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 7 hàng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube Phật Giáo Căn Bản.

24 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp?

Ứng dụng 05/10/2024 10:29:34

Phật tử nên niệm Nam Mô “A Di Đà Phật” hay “A Mi Đà Phật”?

Ứng dụng 04/10/2024 09:18:00

Không trộm cắp được thành tựu 10 loại quả báo thù thắng

Ứng dụng 03/10/2024 08:30:32

Trì Chú Dược Sư 108 Biến – Tiêu tai bệnh tật, khổ đau

Ứng dụng 23/09/2024 11:42:02

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Ứng dụng 21/09/2024 11:36:23

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Ứng dụng 21-09-2024 11:36:23

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn" nhắc nhở chúng sinh sống hướng thiện, làm việc tốt, và thành tâm niệm Phật cũng như niệm Quán Thế Âm.
3303 lượt xem 0 Bình luận