Tham sân si là gì? Tác hại và cách loại bỏ trong cuộc sống
Tham sân si theo quan niệm Phật giáo được xem là nguyên nhân tạo ra đau khổ cho chúng sinh. Vậy tham sân si là gì? Hiểu về tác hại tham sân si sẽ giúp chúng ta cách loại bỏ chúng để tránh khổ đau, bất hạnh. Bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức một cách chi tiết nhất.
Tham sân si là gì?
“Tham, sân, si” chính là 3 trạng thái tinh thần độc hại chúng sinh, là nguồn gốc của mọi khổ đau, bất hạnh mà chúng ta phải chịu đựng. Đây cũng là nguyên nhân tạo ra nhiều nghiệp ác, nghiệp lực khiến cho tâm trí mỗi người bị ràng buộc.
Tham là gì?
“Tham” là yếu tố đứng hàng đầu trong 3 tam độc “tham sân si”. Từ “ tham” mới nổi lên lòng sân hận, khiến chúng ta trở nên ngu si mê muội và gây nên nghiệp ác. “Tham” chính là sự đắm say, ham muốn, đam mê điều gì đó và xuất phát từ các nhu cầu của con người. Trong đó, phải kể đến như nhu cầu tài sản, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống và ngủ nghỉ.
Khi ham muốn dâng lên cao hơn mức bình thường thì chúng ta sẽ nảy sinh lòng tham và thể hiện qua hành động.Có 3 loại “tham” chính mà con người thường gặp phải như sau:
- Tham tài vật chính là việc tham lam các thứ vật chất, tiền bạc, nhà cửa, xe cộ.
- Tham sắc dục chính là sự ham muốn sống dục vọng
- Tham danh vọng chính là sự tham lam về việc nổi tiếng, quyền lực, địa vị.
Theo lời Phật dạy về lòng tham đã khẳng định tham lam không phải là bản chất của con người. Bởi con người khi sinh ra đã luôn đơn thuần như tờ giấy trắng, có trái tim nhân hậu và thiện lương. Chỉ khi sống theo năm tháng, lòng tham của mỗi người lớn dần lên mà khi không tiết chế sẽ dễ đưa lối dẫn đường đến hành động sai trái. “Tham” thường đi liền với ác, khi có lòng tham sẽ mong muốn đạt được thứ mình muốn và sinh làm điều ác.
Xem thêm: Kiến thức Phật giáo
Sân là gì?
“Sân” là lòng giận dữ, sự nóng nảy, thù hận khi không được vừa ý điều mình mong muốn. Từ việc bất bình vì bị chửi bới, khiển trách khiến cơn giận tăng cao và bạn sẽ sinh lòng oán ghét tìm dịp trả thù.
Cụ thể, khi người khác mắng nhiếc, chê bai người nào đó bạn sẽ không cảm thấy giận hờn. Nhưng khi họ chửi bới hoặc khiển trách người thân của bạn hay chính bạn sẽ khiến mình cảm thấy khó chịu. Sự khó chịu gia tăng sẽ trở thành cơn nóng giận làm cho tim đập mạnh, máu lên dễ gây đột quỵ, hại gan và gieo thêm phiền phức.
Xem thêm: Phiền não là gì? 3 loại phiền não trong tâm và cách loại bỏ
Si là gì?
“Si” chính là sự si mê, vô minh, ngu tối, không sáng suốt hay suy xét lẽ phải. Do đó mà bạn dễ làm những điều tội lỗi, có hại cho chính mình và người khác. Sự si mê sẽ che lấp tâm trí, làm cho con người không nhìn thấy được thói hư tật xấu và dễ lâm vào con đường tội lỗi triền miên.
Si có nhiều loại khác nhau như:
- Mất đi khả năng nhận biết về đạo lý làm người.
- Mất khả năng nhận biết về bản chất của mọi chuyện.
- Mất khả năng nhận diện tâm hay thân của bản thân mỗi người.
Tác hại của tham sân si như thế nào?
Thực tế, người có tính tham, sân, si thường hay đố kỵ với những gì người khác đang có. Do vậy mà họ sẽ dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để đạt được điều mình mong muốn. Trong đó, các tác hại mà tham, sân, si có thể mang đến như sau:
- Khi con người có lòng tham càng cao thì phúc đức sẽ bị tiêu tan và báo ứng sẽ càng lớn. Ví dụ như những kẻ tham nhũng hay trộm cắp sẽ bị vướng vào tù tội, người ham mê cá độ sẽ bần hàn, người tham quyền chức sẽ chịu cảnh trắng tay.
- Bên cạnh đó, “sân” cũng sẽ gây ra tác hại lớn cho chúng ta. Khi sự khó chịu tăng dần sẽ khiến cơn nóng giận phát triển, chắc chắn bạn sẽ trở nên u uất và sinh ra nhiều ý định xấu xa.
- “Si” làm mờ đi lý trí khiến con người không nhìn thấy được những điều xấu nhất đang gặm nhấm họ. Khi “si” càng lâu thì bạn sẽ nảy sinh thói hư tật xấu khiến con người lâm vào đường tội lỗi triền miên.
Tóm lại, tham sân si gây ảnh hưởng đến cuộc sống, ảnh hưởng phước đức và báo ứng mỗi người nếu chúng ta không biết cách chế ngự.
Xem thêm: Vọng ngữ là gì? 4 như tướng và tác hại của vọng ngữ
Cách loại bỏ tham sân si
Ở trên chúng ta đã biết được những tác hại vô cùng lớn mà tham, sân, si mang lại cho con người. Việc tìm cách chế ngự và buông bỏ tham sân si là rất cần thiết đối với mỗi người chúng ta. Dưới đây là một số cách buông bỏ tam độc để có được cuộc sống hạnh phúc, không đau khổ.
- Tam độc này chính là cảm xúc tiêu cực gây ra nhiều ảnh hưởng tới bản thân của bạn và mọi người. Để tránh được chúng, bạn cần thật tỉnh táo để nhận biết được điều đúng sai. Hiện nay xã hội đang ngày càng phát triển, hiện đại dễ khiến con người bị chính những yếu tố này che mờ đi lý trí và khiến họ làm điều sai trái.
- Sau khi đã nhận ra mình đang có lòng tham cần chế ngự ngay lập tức. Khi bạn chế ngự được lòng tham chứng tỏ bạn là một con người chính trực. Còn khi bạn không thể làm được sẽ trở thành người tham lam, là tệ nạn của xã hội, mất đi mọi thứ về nhân cách.
- Ngoài ra, chúng ta cần phải trau dồi trí thức để nhận ra những điều đúng sai và sự ngu dốt đang vướng phải… Từ đó bạn sẽ tránh được các điều tai hại và mang tới lợi ích đối với người xung quanh.
- Hãy học cách tôn trọng người khác, cần có cái nhìn đa chiều thay vì chỉ nhìn vào điểm tốt hay điểm xấu nào đó khiến cái nhìn của bạn thiển cận, không chính xác.
Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Quy luật và câu nói hay về luật nhân quả
Cách trị tham
Nếu trong lòng khởi sinh tâm tham, cần phải “tu tâm” ngay lập tức, đồng thời rèn luyện đức tính “thiểu dục tri túc”. “Thiểu dục” nghĩa là giảm bớt ham muốn, còn “tri túc” là biết đủ với những gì mình có. Người biết thiểu dục tri túc sẽ có cuộc sống giản dị, thanh thản và an toàn, vì không bị cuốn vào những khao khát vô tận. Từ đó, từng bước buông bỏ lòng tham để đạt đến trạng thái “vô tham” – không còn tham lam.
Trong đời, có năm loại dục lạc thường khiến con người đam mê nhất: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, và ngủ nghỉ. Những thú vui gọi là “ngũ trần dục lạc” này thực chất chỉ mang lại niềm vui ngắn ngủi nhưng lại chất chứa nhiều đau khổ.
- Tham tiền tài thường khiến con người vất vả, thậm chí dùng đến các phương cách bất chính để chiếm đoạt, và khi mất đi thì đau đớn khôn nguôi.
- Tham sắc đẹp cần phải quán chiếu rằng thân thể vốn bất tịnh; sự đam mê sắc đẹp đôi khi đẩy con người vào những hành vi không đúng đắn để thỏa mãn dục vọng.
- Tham danh vọng và quyền lực khiến con người phải khom lưng uốn gối, hao tâm tổn trí để đạt được, rồi lại lo sợ mất đi.
- Tham ăn uống cao lương mỹ vị dễ dẫn đến bệnh tật, khiến thân thể mệt mỏi và tuổi thọ suy giảm.
- Tham ngủ nghỉ quá độ làm cho trí tuệ trở nên trì trệ, đầu óc kém minh mẫn.
Chính những “ngũ trần dục lạc” này là nguyên nhân trói buộc con người vào vòng sinh tử luân hồi và dẫn đến sự sa đọa.
Cách trị sân
Sân hận khởi lên thường bắt nguồn từ lòng chấp ngã – yêu thích “cái ta” hoặc “cái của ta”. Khi người khác mắng nhiếc, chê bai một ai đó, ta không mảy may tức giận. Nhưng nếu lời nói xúc phạm ấy hướng đến ta, người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài sản của ta, ta lập tức cảm thấy khó chịu. Sự khó chịu ấy nếu không được kiểm soát sẽ nhanh chóng bùng phát thành cơn giận dữ. Tuy nhiên, cần nhớ rằng trong cuộc đời, không ai có thể tránh khỏi sự chỉ trích hay lời chê bai từ miệng đời.
Nếu để cơn giận làm chủ, hậu quả sẽ rất nặng nề. Lúc nóng giận, con người thường mất đi sự bình tĩnh, không còn khả năng kiểm soát hành vi và lời nói của mình. Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Một niệm sân hận nổi lên, trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra.” Và: “Một đốm lửa sân có thể thiêu rụi cả cánh rừng công đức.” Đức Phật cũng khuyên răn: “Hãy từ bỏ nóng giận, phiền não sẽ không tìm đến các ngươi.”
Muốn thoát khỏi sân hận, cần tu tập để đạt đến “vô sân” – không nóng nảy, không giận hờn. Con người bị trói buộc vào vòng luân hồi sinh tử cũng chính vì không thể thắng nổi lòng sân. Trong khi đó, chư Phật được tự tại và giải thoát là nhờ đã dứt trừ sân hận tận gốc. Điều khó khăn nhất là diệt trừ phẫn nộ ngay từ trong tâm. Khi tâm không còn nghĩ đến giận hờn, cơn sân hận tự nhiên không thể bộc phát.
Cách trị si
Vô minh che lấp tâm trí, khiến con người không nhận ra những thói hư tật xấu đang ăn mòn tâm hồn mình, để rồi những điều đó ngày một lớn dần, đẩy con người vào con đường lầm lỗi và khổ đau triền miên. Đức Phật đã khẳng định rằng vô minh là điều ô trược nguy hại nhất, và chỉ khi dứt trừ vô minh, con người mới có thể trở nên trong sạch.
Chúng ta có thể thấy rằng vô minh và tà kiến đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt con người đến những hành vi bất thiện. Vì thế, không có gì lạ khi Đức Phật khuyên không nên đi theo con đường khổ hạnh khắc nghiệt hay những nghi lễ bề ngoài, bởi chúng không mang lại giác ngộ, giải thoát, cũng không giúp con người trở nên thanh tịnh. Một lần, Đức Phật quở trách một vị Tỳ kheo vì sở hữu quá nhiều vật dụng và y phục riêng tư. Vị Tỳ kheo ấy nổi giận, cởi bỏ hết áo cà sa bên ngoài và chỉ mặc chiếc áo cánh bên trong. Đức Phật nhân đó nhắc lại câu chuyện tương tự xảy ra trong tiền kiếp của vị thầy và dạy rằng người tu hành cần sống đạm bạc, luôn giữ lòng hổ thẹn khi làm điều sai trái và biết lo sợ khi phạm tội lỗi.
Trong tu tập, điều đáng sợ không phải là “tham” hay “sân” nổi lên, mà là sự chậm trễ trong việc tự giác ngộ và rơi vào si mê, vô minh. Bởi lẽ, nếu tâm trí luôn sáng suốt và tỉnh thức, tham và sân dù có xuất hiện cũng không thể làm hại ta. Người học Phật cần nỗ lực loại trừ si mê, giữ trí tuệ sáng suốt trong mọi hoàn cảnh.
“Vô si” là trạng thái không mờ ám, không si mê. Khi đạt được vô si, ta có thể dùng trí tuệ để suy xét mọi việc, phân biệt rõ đúng – sai, phải – trái, hay – dở. Nhờ đó, hành động của ta sẽ chính đáng, tránh được mọi hậu quả tiêu cực, mang lại lợi ích không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người, cả trong hiện tại lẫn tương lai.
Video Tham, Sân, Si như tấm lưới trói buộc tâm
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề tham sân si để bạn đọc hiểu rõ hơn. Các yếu tố tam độc này chúng ta cần tránh xa để cuộc sống của bản thân bình yên, hạnh phúc hơn. Hãy áp dụng cách loại bỏ.
Tin liên quan
Cách chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát: Phát nguyện, hồi hướng
Kiến thức 13/03/2025 01:24:37

Cách chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát: Phát nguyện, hồi hướng
Kiến thức 13-03-2025 01:24:37
Tịnh Nghiệp Tam Phước là gì? Bao gồm gì? Cách tu
Kiến thức 13/03/2025 01:20:33

Tịnh Nghiệp Tam Phước là gì? Bao gồm gì? Cách tu
Kiến thức 13-03-2025 01:20:33
Tìm hiểu Đại nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát
Kiến thức 13/03/2025 01:15:31

Tìm hiểu Đại nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát
Kiến thức 13-03-2025 01:15:31
Cách chép hồng danh Phật Dược Sư: Phát nguyện, hồi hướng
Kiến thức 13/03/2025 01:09:13

Cách chép hồng danh Phật Dược Sư: Phát nguyện, hồi hướng
Kiến thức 13-03-2025 01:09:13
Tụng chú Đại Bi có thật sự tiêu trừ được mọi tội lỗi?
Kiến thức 13/03/2025 00:40:54

Tụng chú Đại Bi có thật sự tiêu trừ được mọi tội lỗi?
Kiến thức 13-03-2025 00:40:54