Ái dục là gì? Tác hại và cách từ bỏ ái dục bạn nên biết

31/08/2023 08:43:01 1758 lượt xem

Mỗi con người đều có những dục vọng riêng và đây chính là nguồn gốc của mọi khổ đau, phiền não của cuộc sống. Vậy ái dục là gì? Sự nguy hiểm của ái dục như thế nào? Cách xử lý và giải quyết ái dục nhanh chóng giúp chúng ta thoát khỏi khổ đau và vòng luân hồi sinh tử. 

Nghiệp ái dục là gì? 

Ái dục là lòng luyến ái, ham muốn, tham hưởng sung sướng đối với người và vật.

“Dục” mang ý nghĩa là sự ham muốn của bản thân. “Ái” chính là tình yêu, thiện cảm, sự ưa thích. Trong Phật giáo, “Ái” là khát vọng mãnh liệt, sự thèm muốn tột độ, lòng tham lam về vật chất hoặc tinh thần. 

Ngoài ra, “Ái” còn có nghĩa là sự luyến ái, bám víu vào điều mình thích và có thể tồn tại trạng thái ái dục và dục ước. Ái dục bao gồm ý niệm vị kỷ, sự yêu thích, ham muốn, khát khao cho bản thân, sự bám víu nhằm giữ lấy cái “Ta”, là trạng thái tham ái vô cùng mang tính cực đoan.

Ái dục là gì_ Tác hại và cách từ bỏ ái dục bạn nên biết

Phật dạy 3 loại ái dục

Phật giáo cho hay có ba loại: 

  • Duyên theo ngũ dục trần gồm có tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ. 
  • Duyên theo khoái lạc vật chất liên quan chủ trương thường kiến. Có nghĩa chúng sinh trong lúc thọ hưởng dục lạc tin tưởng mọi thứ tồn tại vĩnh cửu. 
  • Duyên theo khoái lạc vật chất liên quan đến chủ trương đoạn kiến. Lúc thọ hưởng chúng sinh nghĩ rằng mọi thứ đều mất đi, tiêu diệt sau khi chết.

Ái dục là gì_ Tác hại và cách từ bỏ ái dục bạn nên biết (2)

Tác hại của ái dục 

Tham ái luôn tỉ lệ thuận với sự phẫn nộ, càng tham ái thì sẽ càng phẫn nộ bởi thế giới vạn vật luôn đổi thay và công bằng. Khi ái dục càng lớn, sự khổ càng nhiều thì mọi phiền não sẽ càng tăng.

Ái dục sinh ra phẫn nộ, phẫn nộ sinh ra hiềm hận khiến chúng sinh trở nên cố chấp, tham lam và tâm tính thay đổi theo chiều hướng xấu. Đây cũng chính là gốc rễ của những nỗi khổ chúng sinh cần phải gánh chịu.

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

Ái dục là gì_ Tác hại và cách từ bỏ ái dục bạn nên biết (3)

Đây là căn nguyên của bất đồng, xung đột, cãi vã giữa người với người hay người với tổ chức, cộng đồng. Những mâu thuẫn này sẽ lại nảy sinh khổ đau, sự bất hạnh và phiền muộn. 

Nếu chúng ta có lòng ái dục thì những đau khổ sẽ diễn ra triền miên, vô tận, sinh tử luân hồi vô cùng, không được vào cõi hạnh phúc. Từ đó hiện hữu trong tâm thức mỗi người và biến chuyển liên tục, không thể nắm bắt, chập chờn khó thấy.

Hơn nữa, đây là nguồn gốc tạo nên phiền não, khổ đau, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân sinh. Qua đó sinh ra lòng tham lam, sân hận, si mê bất chấp. Nhân quả báo ứng trùng trùng điệp điệp, khổ đau vẫn mãi là khổ đau, bất hạnh sẽ không kết thúc.  

Cách từ bỏ ái dục 

Chúng ta có thể khắc chế, đoạn trừ bằng các cách như sau: 

  • Đầu tiên, mỗi người cần hạn chế tối đa sự quan sát, dòm ngó, quan tâm nữ sắc. Bởi đây là nguyên nhân dẫn tới đam mê nữ dục, sinh ra lòng ác, ý nghĩ sai trái, dùng mọi thủ đoạn chiếm đoạt được. Chúng ta cần đặt nữ nhân trong cái nhìn bất tịnh quán. Có nghĩa theo lời dạy Phận cần không biệt nam – nữ để không sinh lòng luyến ái nữ sắc, cần có cái nhìn độ thoát, tránh ái nhiễm.
  • Tu tâm dưỡng tính để khắc chế tâm ái dục, thực hiện quán chiếu, xem xét lại chính mình hàng ngày. Hơn nữa, bạn cần điểm lại nảy sinh để quán triệt tâm, không luyến ái, cố chấp để loại bỏ phiền não. 
  • Không ngừng học tập và tu tập để chúng ta có thể đoạn trừ. Bởi có học tập, trau dồi thì trí óc sẽ thông tuệ, thế giới quan rộng lớn để nhận biết bản chất sự vật, sự việc và khắc chế ham muốn.
  • Thực hiện buông bỏ và chuyển hóa từ ý niệm, làm chủ lục căn.
  • Hiểu rõ luật nhân quả, sinh tử luân hồi chính là cách để diệt trừ tâm ái dục. Bởi việc chúng ta hiểu về cái khổ, con đường diệt khổ để có thể tìm ra cách  làm chủ lục căn, tránh xa ngũ dục. 
  • Soi chiếu đời sống của mình, không ngừng học hỏi, mở mang tri thức cần tu tâm, đọc sách về Phật pháp để hiểu về nhân tình thế thái, sướng khổ ở đời. 

Ái dục là gì_ Tác hại và cách từ bỏ ái dục bạn nên biết (4)

Cách sám hối ái dục

Chúng ta thực hiện quỳ dưới chân Phật, Ơn trên thành tâm sám hối ái dục như sau:

“Lạy Phật, Ơn Trên cho con sám hối những nghiệp ái dục, dâm dục mà con đã gây ra trong quá khứ. Con biết rằng những hành động và suy nghĩ bậy bạ trong kiếp này cũng là do kiếp trước con đã gieo những nhân không tốt. Nay con nguyện tin sâu nhân quả, không sống sai lầm nữa.

Con xin Phật, Ơn Trên từ bi dìu dắt, che chở cho con đủ nghị lực vượt qua được ái dục. Con nguyện sau này sẽ dành trọn cuộc đời để phụng sự cho chúng sinh, khuyên bảo mọi người từ bỏ dâm dục, làm nhiều việc phước thiện để bù đắp lại tội lỗi của mình”.

Từ nay, mỗi ngày con xin kiểm soát hành động, tư tưởng để sám hối, sửa sai và xin nguyện giữ mình không tái phạm.

Hết thảy các tội, con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con. (1 lạy).”

Khi chúng ta hiểu rõ ái dục là gì, cách loại bỏ, không có lòng ái dục thì cuộc sống sẽ được tốt đẹp. Bạn sẽ không còn phiền não, khổ đau, bất hạnh và nhận về những quả báo thiện lành, điều tốt đẹp. 

50 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19/09/2024 17:09:46

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19-09-2024 17:09:46

Đời người tựa như ánh chớp đêm dông, thoáng qua một chốc là trăm năm đi đến tận cùng. Ai biết tỉnh thức sẽ dễ dàng tìm thấy con đường đúng đắn và sớm đến bến bờ giác ngộ.
823 lượt xem 0 Bình luận

Bồ Tát Kim Cương Thủ? Thần chú của Bồ Tát Kim Cương Thủ

Kiến thức 19/09/2024 15:35:53

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19/09/2024 08:41:00

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19-09-2024 08:41:00

Theo Phật Giáo, sau khi qua đời, chúng sinh tái sinh vào một trong sáu cõi luân hồi: Trời, Người, A-tu-la, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, và Súc Sinh. Tìm hiểu chi tiết về các cõi này trong bài viết sau.
1535 lượt xem 0 Bình luận

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống

Kiến thức 18/09/2024 15:50:11

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống

Kiến thức 17/09/2024 09:10:19