Vọng tưởng là gì? 12 loại vọng tưởng và cách loại bỏ

30/08/2023 17:12:51 1174 lượt xem

Hiện nay, khái niệm vọng tưởng không còn quá xa lạ đối với những người học Phật. Vậy vọng tưởng là gì? Có những loại nào và cách loại bỏ ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này. 

Vọng tưởng là gì? 

Vọng tưởng là được dùng để chỉ cho suy nghĩ không đúng sự thật, từ đó tạo nên hành động và lời nói không đúng mực.

Vọng tưởng là gì_ 12 loại vọng tưởng và cách loại bỏ

12 loại vọng tưởng 

Ngôn thuyết vọng tưởng

Nhân của ngôn thuyết chính là dòng tương tục khởi lên trong tâm. Có nghĩa, người không nói, chưa chắc không có mà người nói nhiều thì chắc chắn mạnh. Để dừng loại Ngôn thuyết thì dòng vọng niệm phải dứt, hoặc làm chủ được dòng vọng niệm của mình.

Sở thuyết sự vọng tưởng

Người tu thiền nếu nhầm lẫn những kiến giải khởi lên trong tâm sẽ không tránh khỏi lửa táp vào mình. Bởi sở thuyết sự là do ứng duyên mà hiện, khi tin rằng chúng có thật, là nguyên nhân dẫn đến phiền não sẽ trở thành loại sở tri gây chướng ngại Bồ-đề.  

Vọng tưởng là gì_ 12 loại vọng tưởng và cách loại bỏ (2)

Tướng vọng tưởng

Khi nhìn thấy con người, con vật hay sự kiện nào đó mà tâm khởi lên các thứ tưởng liên quan gọi là Tướng. Dù không có duyên bên ngoài, thì dòng tương tục bên trong sẽ hiện hành liên tục, nối tiếp không ngừng.

Lợi vọng tưởng

Tâm ưa thích tham lam châu báu, vàng bạc, tiền tài, đất đai…gọi là lợi vọng tưởng do tài lợi xuất hiện, khiến chúng sanh u mê.  

Tự tánh vọng tưởng

Tự tánh vọng tưởng chính là phân biệt tất cả pháp có thể tánh riêng và chấp giữ không bỏ. Loại này xuất hiện do chấp các pháp sở hữu tự tánh không thay đổi. 

Nhân vọng tưởng

Nhân vọng tưởng chính là các suy nghĩ có liên quan phần nhân duyên. Có nghĩa, do sự chấp thủ mà cảnh giới sai lầm trở thành sự thật đối với chúng sinh. Trên cái như thật đó khởi phân biệt tìm nhân, tìm duyên khiến thêm tương tục, chấp thủ thêm kiên cố.

Vọng tưởng là gì_ 12 loại vọng tưởng và cách loại bỏ (3)

Kiến vọng tưởng

Kiến vọng tưởng là những quan điểm rơi vào nhị biên phân biệt. Cho thế giới này là không giống như nghiệp thức của kẻ tu loại định vô tưởng là các dạng này.

Thành vọng tưởng

Thành vọng tưởng là giá trị phục vụ nhân sinh trong hiện tại, là pháp tùy duyên. Tùy duyên, nên nó có thể mang đến lợi ích cho nhân sinh vào lúc này nhưng chưa chắc sẽ đem lại lợi ích vào lúc khác.

Sinh vọng tưởng

Sinh vọng tưởng là chỗ chấp của ngoại đạo. Tất cả pháp có hay không đều duyên sinh, và duyên có thì hiện, duyên không sẽ không có nhân quả. Cái chấp này là một loại trái với lý thật chi phối thế giới.

Bất sinh vọng tưởng    

Nếu không có sự thay đổi thì phàm phu sẽ không trở thành thánh nhân, từ chỗ sinh khởi không thể trở về chỗ “vốn không sinh” mà lập thành loại bất sinh. Cho nên, sinh hay không sinh là tùy duyên, không thể lập tông.  

Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Quy luật và câu nói hay về luật nhân quả

Tương tục vọng tưởng  

Tương tục vọng tưởng chính là loại được hình thành do chấp vào mặt tương tục pháp. Tương tục này là mặt hiện tượng của một tánh thể không, cho phép các pháp theo duyên mà hiển tướng tương tục.

Vọng tưởng là gì_ 12 loại vọng tưởng và cách loại bỏ (4)

Buộc không buộc vọng tưởng    

Phương tiện lập nên là tùy căn cơ chúng sinh, khi có buộc thì mới có giải và không buộc sẽ không giải. Có nghĩa phương tiện không có chất thật sẽ tùy duyên mà hiển, hết duyên sẽ liền không.

Tác hại của vọng tưởng 

Vọng tưởng phá hoại người tu khủng khiếp nên chúng ta cần hết sức lưu tâm để có ngày thành tựu. Ví dụ như lúc niệm Phật chợt tưởng đến người ngoài đối đãi với mình điều không tốt liền buồn giận bức rức không an. Khi tâm không an, miệng niệm Phật nhưng lòng phiền muộn, vọng khởi sôi nổi. Điều này sẽ gây nên nhiều tác hại khôn lường cho chúng sanh.

Sau đó sẽ khiến chúng ta buồn tức đến quên ăn bỏ ngủ, muốn tìm cách trả thù cho đã giận… Bạn bị che mắt trí huệ thì khó có thể mong ngày thành tựu.

Cách loại bỏ vọng tưởng

Loại bỏ vọng tưởng là rất cần thiết và quan trọng đối với người tu hành. Bởi, dù chúng ta tu bất cứ pháp môn nào, tham thiền, niệm Phật, trì chú… đều dấy khởi. 

Mục đích của sự tu hành chính là muốn dẹp trừ hết bởi vọng tưởng là đầu mối dẫn ta tạo nghiệp thọ khổ. Phật tử nên nhớ, việc này dấy khởi mạnh hay yếu tất cả còn tùy theo sức huân tu hằng ngày của mỗi người. Vì vậy bạn cần trì giới, ăn chay, tiếp tục tu hành cho đến khi loại bỏ dần dần.

Trên đây là những chia sẻ về vọng tưởng là gì và cách loại bỏ đúng đắn nhất. Việc tu hành sẽ giúp chúng sanh thoát khỏi các vọng tưởng đó để có được cuộc sống an lành, hạnh phúc.

38 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6325 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1143 lượt xem 0 Bình luận