Vô ngã là gì? Lời Phật dạy về vô thường vô ngã 

02/09/2023 14:39:38 1537 lượt xem

Vô ngã được xem là một trong các giáo lý quan trọng của nhà Phật. Vậy vô ngã là gì? Lời Phật dạy về vô thườngnhư thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về vô ngã. 

Vô ngã là gì? 

Vô ngã là pháp ấn trong Phật giáo mang ý nghĩa không cái gì trường tồn, bất biến, vững chắc mà không phụ thuộc vào cái khác. 

Trong giáo lý nhà Phật, từ này được sử dụng để giúp con người có thể lên được cõi niết bàn, là yếu tố quan trọng phát triển tâm trí. Đây chính là thuyết tu tập giúp tâm trí con người bỏ qua được những chấp trước về sự phiền muộn, đau khổ, vật chất. 

Vô ngã là gì_ Lời Phật dạy về vô thường vô ngã

Mỗi người đều có cái tôi riêng nên bản ngã càng nhiều sẽ càng đau khổ, phiền não. Do đó, Phật tử cần hiểu cái căn bản của chánh pháp Phật là vô ngã để đưa chúng sinh đến với đạo.

Lợi ích của vô ngã

Cụ thể, con người luôn chịu đau khổ phiền não bởi “tham-sân-si”… do chấp ngã mà ra. Chấp ngã càng nhiều thì đau khổ sẽ càng lớn. Ngược lại, khi con người biết tu tập và thấu hiểu vạn vật trên đời là biến hóa liên tục thì cuộc sống sẽ thanh thản và tự do.

Vô ngã là gì_ Lời Phật dạy về vô thường vô ngã (2)

Với người tu vô ngã sẽ luôn biết khiêm cung, không ngạo mạn, khoe khoang, không hơn thua lời ăn tiếng nói. Thời gian đầu khi tu có thể bạn chịu nhiều đau khổ, buồn rầu trước một lời nói ác ý. Tuy nhiên khi bạn đã quen dần, chấp ngã dần tiêu mòn thì sẽ chỉ thấy chút ít khổ đau. Và khi đạt đến cảnh giới cuối cùng thì chấp ngã không còn thì đứng trước lời nói ác ý và mọi đau khổ đều không còn. 

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

Lời Phật dạy về vô ngã ( trích Kinh )

Một số trích Kinh cơ bản về vô ngã: 

(Pháp Cú 62)

“Đây là con cái của tôi

Đây là của cải mấy đời chắt chiu!”

Người ngu chỉ nghĩ bấy nhiêu

Nào hay biết được một điều thâm sâu:

Chính thân ta cũng có đâu

Mà đòi con nọ, mà cầu của kia.

Vô ngã là gì_ Lời Phật dạy về vô thường vô ngã (3)

(Pháp Cú 279)

Mọi sinh vật có thật đâu

Thảy đều “vô ngã”, “ta” nào là “ta”

Trí người nếu hiểu rõ ra

Thoát ly phiền não cho xa tức thời,

Theo đường thanh tịnh tuyệt vời.

(Pháp Cú  367)

Thân tâm, danh sắc biết ra

Cái “ta” không chấp, “của ta” chẳng màng,

Ưu tư, sầu não sẽ tan

Khi “ta” không chấp, chẳng màng “của ta”

Người như vậy thật cao xa

Xứng danh đáng được gọi là Tỳ Kheo.

Vô ngã là gì_ Lời Phật dạy về vô thường vô ngã (4)

Kinh Pháp Cú (câu 81) 

“Như ngọn núi kiên cố

Không gió nào lay động

Cũng vậy, giữa khen chê

Người trí không dao động”.

Bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc một số kiến thức về vô ngã là gì và lời Phật dạy về vô ngã. Hiểu rõ và áp dụng trong cuộc sống là cách để chúng ta nhanh chóng có hiệu quả khi tu hành. 

51 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Nên Niệm “Nam Mô A Di Đà” Hay “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca”?

Kiến thức 04/07/2025 09:48:02

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật

Kiến thức 03/07/2025 10:49:30

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật

Kiến thức 03-07-2025 10:49:30

Bạn đã từng nghe đến mây ngũ sắc hiện tượng kỳ diệu được nhắc đến trong kinh điển Phật giáo như điềm lành từ chư Phật và Bồ Tát? Không chỉ là vẻ đẹp tự nhiên, mây ngũ sắc còn biểu tượng cho từ bi, giác ngộ và sự hiện diện linh thiêng giữa đời thường. Cùng khám phá ý nghĩa sâu sắc của hiện tượng này và thông điệp tỉnh thức mà nó mang lại.
4688 lượt xem 0 Bình luận

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27/06/2025 10:38:51

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27-06-2025 10:38:51

Trong sự kiện hơn 18.000 ngôi chùa cùng lúc cử hành hồi chuông trống Bát Nhã cầu nguyện quốc thái dân an, tiếng chuông ấy không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là âm thanh của nguyện lực, lòng từ và sự hợp nhất, hướng về một đất nước hòa hợp, an lành trong thời khắc sáp nhập 34 tỉnh thành.
2723 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26/06/2025 15:04:48

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26-06-2025 15:04:48

Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca, biểu tượng của trí tuệ, từ bi và giác ngộ. Ngài là ánh sáng soi đường, dẫn dắt chúng sinh bước vào chánh đạo, giúp họ nhận ra con đường giải thoát qua tuệ giác.
1302 lượt xem 0 Bình luận

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26/06/2025 11:04:40

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26-06-2025 11:04:40

Vô thường, khổ và vô ngã là ba dấu ấn xác định Chánh pháp. Mọi giáo lý Phật dạy đều phải mang đủ ba pháp ấn này; nếu thiếu, chắc chắn không phải Chánh pháp.
6526 lượt xem 0 Bình luận