Cư sĩ là gì? Bổn phận trong cuộc sống và đối với Phật pháp

22/09/2023 10:14:24 1110 lượt xem

Cư sĩ được biết đến những người con ưu tú có khả năng duy trì ngọn đèn sinh mệnh của Chánh pháp để tạo sự an lạc cho nhân sinh. Vậy cư sĩ là gì? Bổn phận của cư sĩ trong cuộc sống và Phật pháp như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về cư sĩ.

Cư sĩ là gì? 

Cư sĩ chính là những người đã quy y Phật, Pháp, Tăng và tin tưởng vào ân đức 3 ngôi Tam Bảo, nghiêm chỉnh thọ trì 5 giới và nguyện dấn thân trên con đường làm điều thiện lành, tránh điều dữ.

cư sĩ là gì

Bổn phận của người cư sĩ

Người cư sĩ có những bổn phận đối với xã hội, gia đình, Phật giáo như sau: 

Trách nhiệm đối với xã hội

Phật tử là công dân của một đất nước nên cần có bổn phận đối với xã hội và đất nước đang sinh sống như sau: 

  • Bảo vệ tài sản thiên nhiên, môi trường sống 
  • Bảo vệ di sản văn hoá Dân tộc và Nhân loại.
  • Bảo vệ con người tránh khỏi sự bóc lột, cưỡng bức của thế lực chính trị, kinh tế, bạo quyền Tôn Giáo.
  • Hỗ trợ sự tranh đấu các dân tộc thiếu tự do, thiếu dân chủ.
  • Chấn hưng tinh thần đạo đức của con người đắm chìm trong vật chất trụy lạc.
  • Kết nối nhịp cầu văn hoá giữa hai dân tộc thông qua việc viết sách báo, dịch sách báo, tổ chức hội thảo. Đem cái hay của nước mình giới thiệu đến người ngoại quốc hoặc ngược lại.
  • Trở thành công dân sáng suốt, báo động những đe dọa gây hại đến quốc gia, dân tộc.

cư sĩ là gì (2)

Trách nhiệm với gia đình 

Đối với cư sĩ là người con cần có bổn phận phải làm cho cha mẹ :

  • Nuôi dưỡng lại cha mẹ 
  • Làm bất cứ cái gì cần làm cho cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ 
  • Giữ danh dự cho gia đình, tiếp nối truyền thống gia đình 
  • Giữ tôn ti trật tự trong gia đình, kính trên nhường dưới 
  • Đùm bọc, tương trợ lẫn nhau trong gia đình
  • Tục thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên 
  • Làm tang lễ khi cha mẹ qua đời
  • Bảo vệ tài sản thừa tự

Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Quy luật và câu nói hay về luật nhân quả

Bổn phận của cha mẹ đối với con cái như sau:

  • Ngăn chặn con cái làm những điều ác tà 
  • Khuyến khích con cái thực hiện điều thiện 
  • Giáo dục và dạy dỗ con cái nghề nghiệp 
  • Lập gia đình cho con một cách xứng đáng 
  • Phân chia tài sản công bằng đúng lúc

cư sĩ là gì (3)

Bổn phận của người chồng đối với vợ :

  • Luôn luôn tôn trọng vợ
  • Kính nể đối với gia đình nhà vợ 
  • Phải bảo đảm đời sống tiện nghi cho vợ 
  • Trung thành với vợ 
  • Mua sắm quần áo, nữ trang cho vợ 

Người vợ cần có 5 bổn phận đối với chồng như sau:

  • Lo lắng việc trong nhà 
  • Khéo tiếp đón bạn bè, thân thuộc của chồng 
  • Yêu thương và trung thành với chồng 
  • Khéo gìn giữ tài sản của chồng 
  • Khôn khéo và nghị lực trong công việc 

cư sĩ là gì (4)

Hộ trì cho người xuất gia 

Đức Phật khuyên người cư sĩ nên hộ trì các vị xuất gia đạo hạnh. Cần ý thức được vai trò, trách nhiệm bản thân trong việc gìn giữ, lưu truyền truyền thống Phật pháp để đạo pháp trường tồn.

Người xuất gia và người cư sĩ có mối quan hệ thế nào? 

Hai đối tượng này có mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua các yếu tố sau: 

Chân chánh và có sự bình đẳng

Quan hệ tu sĩ và cư sĩ sở hữu điểm đặc biệt là sự chân chánh và bình đẳng. Các tu sĩ đều truyền giáo lý đến vị cư sĩ với việc đề cao tinh thần bình đẳng vị tha, không phân biệt đối xử. Tất cả đều cùng nhau chia sẻ giáo pháp Phật đến với mọi người để xây dựng nền đạo đức. Thông qua việc truyền giáo để tạo niềm vui an lạc giúp tu tập giải thoát, cùng thực hành những việc làm chân chánh.

Mối quan hệ chân chánh, bình đẳng giữa tu sĩ – cư sĩ để đem đến nền hòa bình cho xã hội, nâng cao nền giáo dục đạo đức Phật học.

cư sĩ là gì (5)

Giảng pháp và giáo dục

Giáo dục Phật giáo chính là nơi để hai tầng lớp tu sĩ và cư sĩ cùng học hỏi, tăng tri thức, thực hành giáo lý. Tu sĩ đóng vai trò đặc biệt trong việc đưa ra lời khuyên hữu ích cho cư sĩ. Tu sĩ sẽ hướng dẫn thực hành thiền định, nâng cao nhận thức về đạo pháp. Ngược lại, cư sĩ cần giữ tinh thần hoằng hóa giáo lý, bảo vệ thiện tri thức, tuân thủ giới luật. 

Cùng cúng dường và từ thiện

Trong đó, cả tu sĩ và cư sĩ đều thực hiện cúng dường, từ thiện. Cúng dường giúp con người trải nghiệm sự tĩnh lặng, thảnh thơi trong tâm. Khi chúng ta cúng dường với sự thành tâm, tấm lòng hoan hỷ sẽ mang lại ý nghĩa to lớn.  

Cư sĩ cần từ bỏ quan niệm phân biệt ai là thầy, ai không là phải thầy để có sự bình đẳng khi cúng dường Tăng Ni. Sự cúng dường quý giá nhất chính là phụng sự con người, đem đến hạnh phúc cho nhân loại. 

cư sĩ là gì (6)

Thiện xảo trong các hoàn cảnh sai lầm

Cư sĩ góp ý tích cực để tu sĩ có thể hoàn thiện đạo đức giới luật trên tinh thần hộ pháp. Tu sĩ và cư sĩ là hai tầng lớp cần có tương tác với nhau nhưng không quá can thiệp sâu. Sự tương tác hài hòa sẽ mang đến sức mạnh cho đoàn thể Tăng già. 

Người cư sĩ đối với Phật pháp 

Cư sĩ đối với Phật pháp dựa trên tinh thần tự nguyện, đem công đức với tu sĩ tham gia các Phật sự, phụng sự đạo. Đức Phật khuyên người cư sĩ nên hộ trì các vị xuất gia đạo hạnh với đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh…

Bản thân cần ý thức trách nhiệm của mình khi gìn giữ Tam Bảo và lưu truyền truyền thống Phật pháp, cần có niềm tin vững chắc vào Tăng thân và bảo vệ uy tín của Tăng chúng. 

cư sĩ là gì (7)

Video người cư sĩ trọn đời xương minh Phật pháp

Các câu hỏi về người cư sĩ

Tịnh độ cư sĩ là gì?

Tịnh độ cư sĩ có nhiều điểm khá giống Phật giáo như niệm Phật, ăn chay, làm phước, tụng Kinh, thờ Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Âm, Đại Thế Chí Bồ Tát… Tuy nhiên điểm khác Phật giáo là nơi thờ tự gọi là Hội quán, lá cờ đạo kỳ khác với Phật giáo ở trong lá cờ là chữ Nhứt, không có người xuất gia mà có cư sĩ.

Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam chính là tổ chức tôn giáo xã hội dựa trên nền tảng là Phật giáo nhưng hoạt động độc lập với Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Cư sĩ có được lấy vợ không?

Đạo Phật không hề ngăn cấm người nam, nữ cư sĩ tại gia không được có tình yêu, hôn nhân và gia đình. Do đó, cư sĩ tại gia hoàn toàn có thể lấy vợ, sinh con bình thường.

Trên đây là những chia sẻ về cư sĩ là gì, những bổn phận của người cư sĩ đối với gia đình, xã hội và Phật pháp. Mong rằng mỗi người đã có thêm những kiến thức hữu ích cho việc gìn giữ, lưu truyền truyền thống Phật pháp.

65 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Nên Niệm “Nam Mô A Di Đà” Hay “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca”?

Kiến thức 04/07/2025 09:48:02

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật

Kiến thức 03/07/2025 10:49:30

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật

Kiến thức 03-07-2025 10:49:30

Bạn đã từng nghe đến mây ngũ sắc hiện tượng kỳ diệu được nhắc đến trong kinh điển Phật giáo như điềm lành từ chư Phật và Bồ Tát? Không chỉ là vẻ đẹp tự nhiên, mây ngũ sắc còn biểu tượng cho từ bi, giác ngộ và sự hiện diện linh thiêng giữa đời thường. Cùng khám phá ý nghĩa sâu sắc của hiện tượng này và thông điệp tỉnh thức mà nó mang lại.
4688 lượt xem 0 Bình luận

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27/06/2025 10:38:51

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27-06-2025 10:38:51

Trong sự kiện hơn 18.000 ngôi chùa cùng lúc cử hành hồi chuông trống Bát Nhã cầu nguyện quốc thái dân an, tiếng chuông ấy không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là âm thanh của nguyện lực, lòng từ và sự hợp nhất, hướng về một đất nước hòa hợp, an lành trong thời khắc sáp nhập 34 tỉnh thành.
2723 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26/06/2025 15:04:48

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26-06-2025 15:04:48

Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca, biểu tượng của trí tuệ, từ bi và giác ngộ. Ngài là ánh sáng soi đường, dẫn dắt chúng sinh bước vào chánh đạo, giúp họ nhận ra con đường giải thoát qua tuệ giác.
1302 lượt xem 0 Bình luận

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26/06/2025 11:04:40

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26-06-2025 11:04:40

Vô thường, khổ và vô ngã là ba dấu ấn xác định Chánh pháp. Mọi giáo lý Phật dạy đều phải mang đủ ba pháp ấn này; nếu thiếu, chắc chắn không phải Chánh pháp.
6526 lượt xem 0 Bình luận