Giải thoát là gì? Quan niệm và phương tiện để giải thoát 

25/09/2023 16:56:22 2036 lượt xem

Mỗi người đều có thể đi theo con đường tu tập để giải thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo, đời đời chỉ có an lạc. Vậy giải thoát là gì? Có những quan niệm nào? Bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về giải thoát.

Giải thoát là gì? 

Theo Phật giáo, giải thoát tức là khi tinh thần con người vượt khỏi sự ràng buộc của thế giới nhục dục. Có nghĩa con người đã loại bỏ dục vọng, đạt tới cảnh trí Niết bàn với cái tâm thanh tịnh, an lạc, tự do, tự tại. Họ thực hiện tu luyện tri thức, thiền định, tu đạo đức để đạt giác ngộ tam học.

giải thoát là gì

2 quan niệm về giải thoát

Theo Phật giáo được hiểu có 2 quan niệm là giải thoát sinh tử theo nghiệp và giải thoát theo nguyện. Mỗi quan niệm thể hiện những khía cạnh riêng như sau: 

Giải thoát sinh tử theo nghiệp

Giải thoát bao gồm ba yếu tố như:

  • Giải thoát hoàn cảnh là cải tạo vật chất tốt đẹp và không chú trọng hoàn cảnh bên ngoài.
  • Giải thoát tâm là không còn mọi phiền não ràng buộc khiến cho con người đau khổ.
  • Giải thoát hoàn toàn là việc chúng ta không còn bị thời gian và không gian hạn chế hay tâm sinh lý tầm thường chi phối.  

giải thoát là gì (2)

Giải thoát cũng được hiểu là Niết bàn, vô ngã. Có nghĩa là khi chúng ta đã dập tắt hết các phiền não dục vọng gây bất an khổ não, không còn chấp vào cái tôi sinh tham, sân, si… Đây  chính là nhấn mạnh mục đích của tu tập để đoạn tận ái dục, chấm dứt con đường sinh tử theo nghiệp báo thiện ác. 

Giải thoát sinh tử theo nguyện

Giải thoát sinh tử là giải thoát nghiệp dẫn đi sanh tử luân hồi khổ đau. Đối với các bậc thánh thân chịu sinh tử giống như quy luật duyên sinh vật lý nhưng tâm tự tại không bị nghiệp chi phối.  

Sinh tử theo nguyện ví dụ như sự thị hiện của đức Phật Thích Ca, của Bồ tát Di Lặc, Quán Thế Âm Bồ Tát… Những vị Bồ Tát này có thân tâm thanh tịnh, không bị sinh diệt theo trần cảnh, tự tại. Hiểu cụ thể hơn có nghĩa các vị Phật hay các vị Thánh theo nguyện lực tùy duyên để hóa độ chúng sinh nhưng tâm luôn tự tại, không còn khổ đau dày vò. 

giải thoát là gì (3)

Phương tiện để giải thoát 

Để có thể giải thoát thì theo giáo lý nhà Phật chúng ta cần tu tập giới định tuệ theo Bát chánh đạo. Trong đó, Bát chánh đạo gồm có các yếu tố như Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.

Về mặt Giới học thì chúng ta cần giữ gìn thân tâm trong sạch, làm việc thiện lành, tránh làm điều ác. Đặc biệt cần thực hành thiền định, thiền quán để loại bỏ tham sân si, mạn, nghi, tà kiến…

Về giáo lý Duyên Khởi, Đức Phật đưa ra mười hai nhân duyên tạo thành vòng tròn sinh tử. Tu tập theo mười hai nhân duyên giúp hành giả thực hành Giới-Định-Tuệ. Tu Giới để cắt đứt tại mắt xích Hành, ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh giúp hành giả. Hay khi hành giả tu Tuệ để biết rõ nguyên nhân khổ đau do tham dục khát ái giúp cắt đứt mắt xích Ái sẽ được giải thoát.  

giải thoát là gì (4)

Ngoài ra khi thực hành Chánh tri kiến giúp hành giả loại bỏ tri kiến mê lầm như tà kiến để cắt Vô Minh và giải thoát. 

Nhờ tu Tuệ nên hành giả sẽ giải thoát tri kiến mê lầm, nhờ Chánh tri kiến, Chánh tư duy nên hành giả thanh lọc được dòng tâm thức uế nhiễm. Từ đó chúng ta có thể thoát khỏi luyến ái, não phiền, dần dần đoạn tận tham dục đạt được không còn khổ đau.

Trên đây là những chia sẻ về giải thoát là gì và các quan niệm giải thoát. Nhận thức đúng khái niệm giải thoát và tu tập đúng là điều cần thiết đối với bất cứ ai tu tập Phật pháp hiện nay.

57 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27/06/2025 10:38:51

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27-06-2025 10:38:51

Trong sự kiện hơn 18.000 ngôi chùa cùng lúc cử hành hồi chuông trống Bát Nhã cầu nguyện quốc thái dân an, tiếng chuông ấy không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là âm thanh của nguyện lực, lòng từ và sự hợp nhất, hướng về một đất nước hòa hợp, an lành trong thời khắc sáp nhập 34 tỉnh thành.
2714 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26/06/2025 15:04:48

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26-06-2025 15:04:48

Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca, biểu tượng của trí tuệ, từ bi và giác ngộ. Ngài là ánh sáng soi đường, dẫn dắt chúng sinh bước vào chánh đạo, giúp họ nhận ra con đường giải thoát qua tuệ giác.
1292 lượt xem 0 Bình luận

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26/06/2025 11:04:40

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26-06-2025 11:04:40

Vô thường, khổ và vô ngã là ba dấu ấn xác định Chánh pháp. Mọi giáo lý Phật dạy đều phải mang đủ ba pháp ấn này; nếu thiếu, chắc chắn không phải Chánh pháp.
6520 lượt xem 0 Bình luận

Ngũ Phương Phật là gì?

Kiến thức 23/06/2025 10:03:38

Ngũ Phương Phật là gì?

Kiến thức 23-06-2025 10:03:38

Ngũ Phương Phật còn gọi là Ngũ Trí Như Lai hay Ngũ Trí Phật, là năm vị Phật tượng trưng cho năm trí tuệ siêu việt trong Phật giáo Mật Tông. Các Ngài đại diện cho năm phương, năm uế nhiễm được chuyển hóa và là nền tảng tu tập trong nhiều pháp môn Mật giáo.
66607 lượt xem 0 Bình luận

Niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát được Vô lượng Công đức

Kiến thức 20/06/2025 08:28:29