Xuất gia là gì? Mục đích và điều kiện để có thể xuất gia 

22/09/2023 10:47:00 752 lượt xem

Ai trong cuộc đời như người có học thức hay người lao động chân tay… nếu có chí nguyện tu hành đều có thể xuất gia. Vậy xuất gia là gì? Mục đích và điều kiện để có thể xuất gia như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc rõ hơn về những kiến thức hữu ích về xuất gia.

Xuất gia là gì?

Xuất gia là buông bỏ những lạc thú trên thế gian để sống trọn cuộc đời của hàng tu sĩ.

Một người xuất gia cần thực hiện 3 điều là xuất thế tục gia, xuất phiền não gia, xuất tam giới gia. Cụ thể như sau: 

Xuất thế tục gia

Xuất thế tục gia có nghĩa chúng ta sẽ rời bỏ ngôi nhà tại gia đang ở, từ bỏ cha mẹ, vợ con, tài sản,… để hoàn thành đại hiếu. Người xuất gia tu hành chân chính, đạo lực đầy đủ sẽ giúp cho cha mẹ mình tu tập, từ bỏ điều ác làm điều lành, thực hành chính Pháp của Phật để đắc độ.

Xuất gia là gì_ Mục đích và điều kiện có thể xuất gia

Xuất phiền não gia

Mỗi người đều đang sống trong ngôi nhà có nhiều phiền não, tâm nhiều khổ đau khiến cho thân thể héo mòn. Do đó, khi xuất gia chúng ta cần phải xuất được phiền não trong tâm ra ngoài. Loại bỏ bớt phiền não trong tâm mình mỗi ngày 1 ít chứ không phải trút khổ đau sang cho người khác.

Xuất tam giới gia

Xuất tam giới gia là rời khỏi ngôi nhà tam giới với nhiều ràng buộc về dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Khi rời bỏ các yếu tố này giúp chúng ta không còn bị trói buộc bởi sinh tử luân hồi. Trong đó, Đức Phật, các bậc Thánh đệ tử đều giải thoát bản thân ra khỏi hoàn toàn ngôi nhà tam giới.

Xuất gia là gì_ Mục đích và điều kiện có thể xuất gia (2)

Mục đích khi xuất gia 

Mỗi người đều có mục đích xuất gia riêng nhưng nhìn chung đều hướng đến các điều sau: 

Đức hy sinh cho chúng sinh

Việc tu tập xuất gia thể hiện mỗi người cần hy sinh gia đình, tình cảm riêng, sự hy vọng của gia đình. Ngoài ra, họ cũng cần phải có đủ bản lĩnh hy sinh các nhu cầu riêng tư của bản thân.

Về tình cảm, người tu tập nên phải kiềm chế, bỏ qua bản ngã riêng để vì cái chung. Qua quá trình tu hành, nhà tu cần đủ bản lĩnh vượt qua nhu cầu bản năng, tự chủ bản ngã để vì mục đích tốt đẹp.

Xuất gia là gì_ Mục đích và điều kiện có thể xuất gia (3)

Bản lĩnh của người xuất gia

Con đường tu tập cần trải qua nhiều khó khăn, vất vả đòi hỏi những người tu hành cần có bản lĩnh, sự kiên trì và động lực làm lợi cho đạo. Bước vào sự tu tập, xuất gia chính là làm lợi cho đời, cho đạo với tất cả sự chân thành.

Hướng tâm thiện hơn người 

Người tu hành cần có mục đích của tu tập là xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo. Sự tôn trọng và kính mến đối với người tu hành không phải để thể hiện quyền lực mà vì đạo đức, sự hy sinh, tu tập. 

Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật có nói:  “Ta xem địa vị công hầu như đôi dép bỏ, xem vàng bạc lụa như đồ giẻ rách”. Có nghĩa là Ngài xem thường những vật ngoài thân khi thực hiện tu tập đắc đạo.  

Xuất gia là gì_ Mục đích và điều kiện có thể xuất gia (4)

Để tu thành chánh quả thì nhà tu phải có bản lĩnh, có lòng hướng thiện và mạnh mẽ hơn người. Người xuất gia cần bước đi một con đường cao rộng, sống vì tất cả chúng sinh, không màng những nhu cầu riêng của bản thân. Nhà tu hành đầy đạo đức, giàu lòng vị tha và thương yêu chúng sinh nên mọi người vô cùng trân trọng.

10 giới luật của người xuất gia

Khi tu hành, xuất gia chúng ta cần tuân thủ 10 giới luật như sau: 

  1. Không sát sinh
  2. Không trộm cắp
  3. Không dâm dục
  4. Không nói dối
  5. Không uống rượu
  6. Không mang vòng hoa thơm
  7. Không ca hát, nhảy múa
  8. Không được ngồi nằm trên đồ đạc sang trọng
  9. Không ăn sau giờ ngọ
  10. Không giữ vàng bạc, bảo vật.

Xuất gia là gì_ Mục đích và điều kiện có thể xuất gia (5)

24 oai nghi của người xuất gia

Oai nghi chỉ cách cư xử, thái độ và ngôn ngữ của người xuất gia. Oai nghi của người xuất gia cần trang nghiêm, đạo đức, cư xử hòa nhã, kính trên nhường dưới.

Trong đó, 24 oai nghi người xuất gia như sau:

  1. Kính đại sa môn đệ nhất: Cần tôn kính bậc đại sa môn đệ đầu tiên 
  2. Sự sư đệ nhị: Cần tôn kính thầy 
  3. Tùy sư xuất hành đệ tam: Cần theo thầy ra đi 
  4. Nhập chúng đệ tứ: Cần đón nhận những người đến 
  5. Tùy chúng thực đệ ngũ: Cần theo chúng thọ thực 
  6. Lễ bái đại lục: Cần cúi đầu thờ Phật 
  7. Thính pháp đệ thất: Cần nghe pháp 
  8. Tập học kinh điển đệ bát: Cần học tập kinh điển 
  9. Nhập tự viện đệ cửu: Cần vào tự viện 
  10. Nhập thiền đường tùy chúng đệ thập: Cần theo những người vào thiền đường 
  11. Chấp tác đệ thập nhất: Cần chấp tác 
  12. Nhập dục dục đệ thập nhị: Khi vào nhà tắm 
  13. Nhập xí đệ thập tam: Khi vào nhà vệ sinh 
  14. Thụy ngọa đệ thập tứ: Khi nằm ngủ 
  15. Vi lô đệ thập ngũ: Khi nấu ăn 
  16. Tại phòng trung trú đệ thập lục: Khi ở trong phòng 
  17. Đáo ni tự đệ thập thất: Khi đến chùa ni 
  18. Chí nhân gia đệ thập bát: đKhi ến nhà người 
  19. Khất thực đệ thập cửu: Khi khất thực 
  20. Nhập tụ lạc đệ nhị thập: Khi vào làng xóm 
  21. Thị vật đệ nhị thập nhất: Khi mua đồ 
  22. Phàm sở thi hành bất đắc tự dụng đệ nhị thập nhị: không tự ý làm bất cứ điều gì 
  23. Tham phương đệ nhị thập tam: Khi tham phương 
  24. Y bát danh tướng đệ nhị thập tứ: Khi đeo y bát và tướng sĩ 

Xuất gia là gì_ Mục đích và điều kiện có thể xuất gia (6)

Điều kiện để có thể xuất gia

Để xuất gia thì điều kiện mà mỗi người cần đáp ứng như sau: 

Có chí nguyện

Những người có tâm nguyện xuất gia cần phải có một thời gian về chùa thực tập, thử thách, rèn luyện. Đối với việc tu hành, tu tập sẽ vô cùng gian nan, vất vả nên đòi hỏi người thực hiện cần có chí nguyện, khả năng chịu đựng, vượt qua gian khổ để được xuất gia. Chí nguyện là căn bản và họ sẽ được thử thách, học Phật Pháp, bồi dưỡng thêm. 

Người muốn xuất gia cần có chí nguyện đối với Phật Pháp, nhìn rõ đời là bể khổ để tu giải thoát. Bên cạnh đó, họ cần có tâm nguyện độ sinh, phát được tâm Bồ đề để giữ gìn Phật Pháp, tự làm lợi ích cho mình và chúng sinh. 

Xuất gia là gì_ Mục đích và điều kiện có thể xuất gia (7)

Sức khỏe cá nhân

Theo luật Phật, những người bị bệnh nặng, bệnh truyền nhiễm, khuyết tật, bệnh tâm thần… sẽ không được xuất gia. Bên cạnh việc có chí nguyện thì điều kiện để xuất gia là điều kiện về sức khỏe tốt. 

Các điều kiện khác

Ngoài các điều kiện về chí nguyện, sức khỏe thì người muốn xuất gia cần đáp ứng các điều kiện khác như:

  • Trên 18 tuổi   
  • Không được nghiện ngập, nợ nần, không vi phạm pháp luật 
  • Đã lập gia đình muốn xuất gia thì phải có đơn ly hôn
  • Không nhận bố (mẹ) đi xuất gia mà có con còn nhỏ dưới 18 tuổi cùng vào chùa tu
  • Chấp hành đầy đủ thanh quy của chùa khi còn là cư sĩ
  • Cam kết không được phạm nội quy của chùa
  • Vâng kính lời chỉ dạy của chư Tăng trong khi tập tu xuất gia 
  • Từ lúc viết đơn xuất gia cần phải đủ 1 năm tu tập mới được xét duyệt xuất gia;
  • Ăn ngày hai bữa và không ăn vặt.

Xuất gia là gì_ Mục đích và điều kiện có thể xuất gia (8)

Những trường hợp người không được xuất gia

Một số trường hợp không được xuất gia trong Phật giáo như sau:

  • Người dưới 18 tuổi 
  • Người có bệnh tâm thần, bệnh nan y không đủ khả năng để tu hành.
  • Người đang có vợ hoặc chồng không được phép xuất gia bởi họ có trách nhiệm với gia đình.
  • Người đang có con nhỏ có trách nhiệm với con cái nên không được xuất gia.
  • Người đang bị truy nã, đang bị kết án tù không có tư cách để tu hành.

Ngoài ra, những trường hợp không được xuất gia vì lý do đạo đức như phạm tội ác, tổn hại đến người khác, sống phóng túng.

Xuất gia là gì_ Mục đích và điều kiện có thể xuất gia (9)

Công đức khi xuất gia

Phật tử phát tâm xuất gia tu tập sẽ gieo duyên lành với ý chí nguyện vọng được thực hiện ở kiếp này hay kiếp khác. Phật tử khi xuất gia có thể tìm về nơi thanh tịnh, an dưỡng thân tâm, tránh khỏi xô bồ cuộc sống. Thực hành tu tập để đạt thành tựu công đức, phước báo vô lượng, hiện đời an lạc, đời sau an vui. 

Xuất gia là gì_ Mục đích và điều kiện có thể xuất gia (10)

Các câu hỏi về xuất gia

Căn số xuất gia là gì?

“Căn” là gốc rễ của mọi sự vật, sự việc trong cuộc sống. Còn “số” là số mệnh của con người. Căn số xuất gia chính là người có số mệnh tu tập từ kiếp trước được đức Phật soi sáng.

Gương mặt người có căn số xuất gia sẽ toát lên sắc khí ngời ngời, hào quang tỏa sáng. Đây là người sống hướng thiện, làm việc tốt, không dối trá, lừa lọc, lợi dụng ai. Con người khi tu hành sẽ trở nên trầm tĩnh, thanh tịnh bởi lòng tự an lạc.

Xuất gia có được về nhà không?

Người xuất gia hoàn toàn được phép về nhà thăm gia đình nhưng cần xin phép sư trụ trì trước. Thời gian về nhà thăm gia đình sẽ không quá 1 tuần đối với người xuất gia. Khi về nhà thì người xuất gia cần ăn mặc giản dị, cư xử đúng mực, không tham gia hoạt động thế tục. Thay vào đó họ cần dành thời gian tu hành, học tập giáo lý, giúp đỡ và làm điều thiện.

Xuất gia gieo duyên có phải cạo đầu không?

Việc xuất gia gieo duyên đối với nam sẽ được yêu cầu cạo tóc đi. Riêng đối với nữ sẽ tùy vào ý muốn của họ để quyết định. Việc xuống tóc khi xuất gia có nghĩa là rời xa vẻ đẹp bề ngoài, chuyên tâm vẻ đẹp bên trong. Từ đó nhận thức được bản thân là người tu hành, tỉnh thức trong từng oai nghi và khởi đầu cho sự tu tập phạm hạnh.

Người xuất gia có được phép yêu không?

Theo giáo lý của Phật giáo, tình yêu là cảm xúc có thể dẫn đến đau khổ. Do vậy, người xuất gia đã từ bỏ cuộc sống thế tục cần sống thanh bạch, không gia đình, vợ con, không tài sản và không được yêu.

Tuy nhiên, người xuất gia vẫn có thể quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ người khác nhưng tuyệt đối không được có quan hệ tình cảm sâu sắc.

Xuất gia là gì đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua nội dung bài viết ở trên. Mong rằng, những ai có ý nguyện xuất gia sẽ giữ vững được chí nguyện, đi theo con đường của chư Phật và các vị Thánh Tăng, đem lợi ích cho pháp giới chúng sinh. 

33 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống

Kiến thức 17/09/2024 09:10:19

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27/08/2024 15:59:35

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27-08-2024 15:59:35

Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật (Vajrachedikā Prajñāpāramitā) là một bài kinh ngắn khoảng 6.000 từ, tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa và phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cùng Đông Nam Á.
117 lượt xem 0 Bình luận

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27/08/2024 15:47:19

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27-08-2024 15:47:19

Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni bảo vệ trẻ em và giúp hóa giải nghiệp chướng, đặc biệt dành cho những ai muốn sám hối và thanh tịnh tâm hồn sau những hành động không may.
14373 lượt xem 0 Bình luận

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?

Kiến thức 26/08/2024 17:35:00

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?

Kiến thức 26/08/2024 15:36:44