Hướng dẫn cách cúng giao thừa ngoài trời đơn giản chuẩn Việt

17/11/2023 11:33:32 1271 lượt xem

Cuối năm cũ, đầu năm mới là thời khắc nhà nhà tổ chức lễ cúng giao thừa để chào đón những điều may mắn. Vậy cách cúng giao thừa ngoài trời như thế nào theo quan niệm người Việt? Xin mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây để có thêm những kinh nghiệm quý giá khi thực hiện lễ cúng giao thừa.

Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời chay và mặn

Theo quan niệm người Việt Nam, trong cách cúng giao thừa ngoài trời có thể dâng lên mâm lễ chay hoặc mâm lễ mặn đều được. Mâm lễ cúng này sẽ thường đặt ngoài cửa chính ở hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần hoặc hướng Đông tượng trưng cho thần tài.

Mâm lễ cúng giao thừa chay

Trong cách cúng giao thừa đơn giản, mâm cỗ chay đặt ngoài trời sẽ bao gồm:

  • Hoa tươi
  • Tiền vàng mã
  • Đèn cầy hoặc nến
  • Trầu cau
  • Bánh kẹo
  • Hương  
  • 1 chén rượu
  • 1 chén nước
  • Nước ngọt, bia đóng lon
  • Mũ giấy cánh chuồn
  • Sớ cúng quan Hành khiển
  • 1 đĩa xôi
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo

Tùy theo phong tục từng vùng miền khác nhau mà các món đồ lễ dâng cúng có thể sai khác hoặc thêm bớt. Tuy nhiên, nhìn chung sẽ không thể thiếu một số lễ vật cơ bản trên.

Mâm lễ cúng giao thừa mặn

Đối với mâm lễ cúng giao thừa mặn thì gia chủ có thể chuẩn bị một số món ăn như sau:

  • 1 con gà trống luộc
  • 1 chiếc bánh chưng 
  • 1 khoanh giò lụa
  • 1 đĩa quả tươi
  • Hoa tươi
  • Vàng mã
  • Trầu, cau
  • Đèn/nến
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 1 chén rượu
  • 1 chén nước
  • 1 mũ cánh chuồn
  • 1 lọ hoa tươi
  • 3 – 5 nén hương

Hướng dẫn cách cúng giao thừa ngoài trời đơn giản chuẩn Việt (2)

Cách bày cúng giao thừa ngoài trời đơn giản

Khi thực hiện cách cúng giao thừa ngoài trời thì gia chủ nên biết cách sắp đặt mâm lễ để thể hiện lòng thành kính. Trong đó, đối với mâm cỗ chay và mặn sẽ có cách sắp xếp các món ăn khác nhau như sau:

Cách bày mâm cúng giao thừa chay

Đối với mâm lễ chay cúng giao thừa ngoài trời, bạn cần chuẩn bị một chiếc bàn vững chắc có trải tấm vải sạch lên trên. Tiếp đến bạn đặt mâm vào chính giữa bàn rồi sắp xếp các món ăn trên mâm như sau: 

  • Bạn đặt đĩa xôi, bánh kẹo chính giữa mâm cỗ, đặt tiền vàng, muối, gạo ở bên cạnh
  • Đối với các loại nước ngọt bia lon thì bạn đặt cạnh bên trái mâm lễ
  • Đèn, nến được đặt phía bên phải của mâm lễ cúng giao thừa
  • Rượu được đặt ở phía trước mâm lễ
  • Đặt lọ hoa, mũ cánh chuồn, sớ khấn bên cạnh mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời
  • Châm hương cháy rồi đặt xuống mâm lễ hoặc cắm vào chén muối gạo

Hướng dẫn cách cúng giao thừa ngoài trời đơn giản chuẩn Việt (3)

Cách bày mâm cúng giao thừa mặn

Đối với việc sắp đặt mâm lễ mặn cúng giao thừa ngoài trời cũng không quá phức tạp. Bạn sẽ đặt mâm lên cái bàn chắc chắn có trải khăn sạch rồi thực hiện sắp xếp đồ lễ lên mâm lần lượt như sau:

  • Gà luộc ngậm bông hoa đỏ được đặt ở giữa mâm
  • Bánh chưng đặt cạnh đĩa gà hoặc xôi gấc
  • Giò lụa đặt bên cạnh đĩa bánh chưng 
  • Đặt hoa quả trái cây phía sau gà và bánh chưng 
  • Vàng mã, trầu cau được đặt trên vành mâm lễ
  • Gạo, muối để đĩa nhỏ, đặt bên cạnh đĩa hoa quả
  • Đèn hoặc nến được đặt bên cạnh đĩa hoa quả
  • Rượu, nước đặt trước mâm lễ
  • Mũ cánh chuồn để bên cạnh mâm lễ
  • Lọ hoa tươi để bên cạnh mâm lễ
  • Hương châm cháy cắm vào chén gạo muối hoặc để dưới mâm

Hướng dẫn cách cúng giao thừa ngoài trời đơn giản chuẩn Việt (4)

Tục lệ cúng giao thừa ngoài trời theo các năm

Giao thừa là lễ trừ tịch diệt ma quỷ theo quan niệm dân gian Việt Nam. Đây là khoảng giao thoa giữa giờ phút cuối năm cũ và giờ đầu tiên năm mới. Lúc này các thiên binh sẽ đi thị sát dưới hạ giới và thường lướt qua trước nhà chứ không vào.

Hàng năm sẽ có một vị quan cai quản chốn nhân gian và sẽ bàn giao lại công việc cho vị quan khác vào thời khắc giao thừa. Do đó, thực hiện cách cúng giao thừa ngoài trời hàng năm chính là dịp để tiễn đưa vị quan năm cũ và chào đón vị quan năm mới.

Theo đó, có 12 vị Hành khiển và 12 vị Phán quan và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại như sau:

  • Năm Tý: Chu vương Hành khiển, Thiên ôn hành binh chi thần, Lý tào phán quan.
  • Năm Sửu: Triệu vương Hành khiển, Tam thập lục thương hành binh chi thần, Khúc tào phán quan.
  • Năm Dần: Ngụy vương Hành khiển, Mộc tinh hành binh chi thần, Tiêu tào phán quan.
  • Năm Mão: Trịnh vương Hành khiển, Thạch tinh hành binh chi thần, Liễu tào phán quan.
  • Năm Thìn: Sở vương Hành khiển, Hỏa tinh hành binh chi thần, Biểu tào phán quan.
  • Năm Tỵ: Ngô vương Hành khiển, Thiên hao hành binh chi thần, Hứa tào phán quan.
  • Năm Ngọ: Tần vương Hành khiển, Thiên mao hành binh chi thần, Ngọc tào phán quan.
  • Năm Mùi: Tống vương Hành khiển, Ngũ đạo hành binh chi thần, Lâm tào phán quan.
  • Năm Thân: Tề vương Hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần, Tống tào phán quan.
  • Năm Dậu: Lỗ vương Hành khiển, Ngũ nhạc hành binh chi thần, Cự tào phán quan.
  • Năm Tuất: Việt vương Hành khiển, Thiên bá hành binh chi thần, Thành tào phán quan.
  • Năm Hợi: Lưu vương Hành khiển, Ngũ ôn hành binh chi thần, Nguyễn tào phán quan.

Xem thêm: 30+ Status lời chúc đêm giao thừa hay và ý nghĩa cho gia đình, bạn bè

Hướng dẫn cách cúng giao thừa ngoài trời đơn giản chuẩn Việt (5)

Lưu ý khi cúng giao thừa ngoài trời 

Gia chủ cần lưu ý những điều sau trong cách cúng giao thừa ngoài trời để đảm bảo mọi việc diễn ra thuận lợi nhất:

  • Giờ đẹp để làm lễ cúng giao thừa ngoài trời là khoảng 23 giờ – 1 giờ sáng. 
  • Gia chủ khi thực hiện lễ cúng giao thừa cần ăn mặc gọn gàng, tươm tất, trang nghiêm. 
  • Không cãi vã, cười đùa, nói lớn khi thực hiện nghi lễ cúng.
  • Thực hiện lễ cúng ngoài trời trước rồi mới thực hiện lễ cúng trong nhà.
  • Chuẩn bị bài văn cúng giao thừa thật kỹ lưỡng, không khấn nôm.
  • Mâm lễ cúng ngoài trời có thể là đồ chay hoặc mặn tùy vào điều kiện gia chủ.
  • Đọc văn khấn cho lễ cúng giao thừa ngoài trời cần có sự thành tâm, lưu loát, rõ ràng, không quá to hay quá nhỏ.

Bài viết chia sẻ đến bạn cách cúng giao thừa ngoài trời chi tiết nhất. Hy vọng bạn đã có thêm kinh nghiệm để chuẩn bị nghi thức cúng giao thừa một cách chỉn chu, đầy đủ nhất.

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

39 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38