Thủ ấn Mật tông là gì? Ý nghĩa và công dụng thủ ấn Mật Tông

02/04/2024 09:52:28 948 lượt xem

Thủ ấn, hay còn gọi là Mudra, là các cử chỉ tay được thực hiện trong Yoga, thường kết hợp với Pranayama (bài tập thở) nhằm khơi dậy dòng năng lượng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Thủ ấn là gì?

Thủ ấn, còn được gọi là Mudra, là các cử chỉ tay thường kết hợp với Pranayama (bài tập thở) trong Yoga, giúp làm sống lại dòng năng lượng đến các phần khác nhau của cơ thể để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Theo truyền thống Vệ đà, các ngón tay của bàn tay tượng trưng cho năm yếu tố cơ bản của cơ thể con người: đất, nước, gió, không khí và lửa. Các đầu ngón tay có nhiều điểm thần kinh tập trung, chúng là điểm xả năng lượng tự nhiên. Bằng cách chạm các ngón tay với nhau hoặc các phần khác của lòng bàn tay theo cách khác nhau, Mudra giúp điều chỉnh và cân bằng dòng năng lượng (Prana) trong cơ thể, kích thích các luân xa khác nhau trong hệ thống thần kinh.

thủ ấn mật tông

Trong Phật giáo đại thừa, thủ ấn chỉ đến các cử chỉ của tay, mỗi thủ ấn mang một ý nghĩa đặc biệt. Trong các tông phái như Kim cương thừa Mật tông, Mudra thường được sử dụng cùng với Mantra (thần chú). Ngoài ra, Mudra còn giúp hành giả đạt được các trạng thái tâm thức nội tại, thông qua việc giữ vững các tư thế cơ thể cụ thể và tạo mối liên kết giữa hành giả và các vị Phật hoặc Đạo sư trong quá trình tu hành.

Ý nghĩa của Thủ ấn

Thế ấn của Phật, Bồ Tát cũng như chư tôn, tượng trưng đặc thù về nguyện lực và nhân duyên của các ngài, do đó nếu chúng ta cùng kết thủ ấn tương đồng sẽ sản sinh sức mạnh của thân thể và sức mạnh của ý niệm đặc thù, tương ứng với trạng thái thân tâm của sức mạnh quả vị mà Phật, Bồ Tát cũng như chư tôn chứng đắc.

Trong Mật giáo, thủ ấn là chỉ chư tôn trong hội Mạn Đà La dùng để biểu lộ cảnh giới tam muội mà mình chứng đắc hoặc là người tu hành dùng các ngón tay kết thành Mật ấn để biểu đạt sự tương đồng với thệ nguyện của chư tôn. Thuộc về thân mật trong thân, ngữ, ý tam mật của chư tôn.

thủ ấn mật tông (2)

Trong Tam mật của chúng sinh, hành giả dùng tay làm ấn khế chư tôn, đến cả đứng, đi, nằm, ngồi… hết thảy các việc đó gọi là Thân Mật; miệng niệm chân ngôn, đến hết thảy lời nói của khẩu nghiệp đều được gọi là Ngữ mật; trong tâm quán tưởng chư tôn, đến những niệm khởi lên theo nhân duyên gọi là Ý mật.

Nghĩa rộng của Thân mật không chỉ là Thủ ấn, bất kỳ tư thế nào của cơ thể đều thuộc về phạm vi của Thân mật. Tay của loài người rất khéo léo, có thể làm ra các loại tư thế, nhưng đều được kiến lập trên sự nhiễm tạp của vô minh, động lực của các tạo tác đều do từ Tham Sân Si, Mạn (kiêu mạn), Nghi (hoài nghi). Ví dụ, do giận dữ mà giơ nắm đấm đánh người, thậm chí phát triển thành một bộ quyền pháp hoặc cầm vũ khí công kích người khác… đều chịu sự sai khiến của vô minh mà tạo ra nhiễm nghiệp. Từ nghĩa rộng, tất cả các động tác của thân thể con người đều là phạm vi của Thân nghiệp, được khởi từ nhiễm tạp, không giống như Thân Mật thanh tịnh của Phật, Bồ Tát.

thủ ấn mật tông (3)

Bắt ấn để làm gì? Công dụng của bắt thủ ấn trong Phật giáo

Trong cuộc sống hàng ngày, việc thực hiện các thủ ấn mang lại nhiều lợi ích:

Bắt các thủ ấn để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe:

Trong yoga và thiền định theo Phật pháp, có nhiều cách bắt thủ ấn khác nhau, mỗi cách đều mang lại một hiệu quả và lợi ích riêng cho sức khỏe.

thủ ấn mật tông (4)

Người ta tin rằng cơ thể con người được hình thành từ năm yếu tố: lửa, không khí, hư không, nước, đất.

  • Ngón tay cái: tượng trưng cho yếu tố lửa
  • Ngón tay trỏ: tượng trưng cho yếu tố không khí
  • Ngón tay giữa: tượng trưng cho yếu tố hư không
  • Ngón áp út: tượng trưng cho yếu tố nước
  • Ngón út: tượng trưng cho yếu tố đất

Vì các dây thần kinh tập trung nhiều nhất trên các ngón tay và bàn tay, nên người ta tin rằng đây là bộ phận của cơ thể tích tụ nhiều năng lượng nhất. Khi bắt thủ ấn đúng cách trên bàn tay, đó là việc tác động vào các huyệt đúng cách, có thể kích thích sự lưu thông của năng lượng khắp cơ thể. Thật thú vị khi bạn có thể thực hiện điều này bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu, chỉ cần vài phút và một không gian yên tĩnh để thư giãn.

Với những thông tin chia sẻ trên đây mong rằng sẽ cung cấp đến độc giả có thêm những hiểu biết về kiến thức Phật giáo, đặc biệt về Thủ ấn Mật tông. Ngoài những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đọc có thể theo dõi thêm nhiều bài viết hay và nghĩa tại Bchannel.vn nhé!

31 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Lục hòa – 6 phép hòa kính trong Phật giáo

Kiến thức 03/12/2024 11:44:00

Lục hòa – 6 phép hòa kính trong Phật giáo

Kiến thức 03-12-2024 11:44:00

Lục hòa là 6 phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần từ lời nói đến việc làm. Để hiểu rõ hơn về khái niệm của Lục hòa trong Phật giáo, mời Quý vị và khán giả cùng tham khảo bài viết dưới đây.
6374 lượt xem 0 Bình luận

Bạch Tản Cái Phật Mẫu

Kiến thức 29/11/2024 11:50:54

Bạch Tản Cái Phật Mẫu

Kiến thức 29-11-2024 11:50:54

Bạch Tản Cái Phật Mẫu trong Phật giáo được tôn kính như biểu tượng của lòng từ bi, bảo vệ chúng sinh khỏi khổ đau. Thần chú của Ngài mang ý nghĩa sâu sắc, giúp tâm an lạc và hướng đến sự giải thoát. Bài viết này sẽ giới thiệu về Bạch Tản Cái Phật Mẫu, ý nghĩa của thần chú và cách tụng niệm đúng để mang lại sự bình an trong tâm hồn.
21 lượt xem 0 Bình luận

Thần chú A Di Đà

Kiến thức 28/11/2024 10:55:37

Thần chú A Di Đà

Kiến thức 28-11-2024 10:55:37

Thần chú Phật A Di Đà được biết đến với oai lực mạnh mẽ và sự linh thiêng, được nhiều Phật tử kính ngưỡng. Vậy điều gì làm nên ý nghĩa đặc biệt của thần chú này?
13804 lượt xem 0 Bình luận

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai?

Kiến thức 28/11/2024 08:51:35

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai?

Kiến thức 28-11-2024 08:51:35

Hư Không Tạng Bồ Tát là một trong tám vị đại Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bi vô tận, giống như không gian bao la. Ngài được biết đến với nhiệm vụ ban sự bình an và che chở cho tất cả chúng sinh, như một kho tàng không cạn của sự hiểu biết và phước lành.
5535 lượt xem 0 Bình luận

Những Lợi ích khi tụng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát

Kiến thức 26/11/2024 19:10:23