Bánh xe Pháp luân là gì? Ý nghĩa như thế nào?

03/06/2023 09:40:59 1371 lượt xem

Biểu tượng bánh xe Pháp luân chắc chắn đã rất quen thuộc với mọi người. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa và nguồn gốc của biểu tượng này. Trong bài viết dưới đây, Bchannel – BTV9 An Viên sẽ chia sẻ thông tin rõ hơn để mọi người cùng nắm rõ.

Bánh xe Pháp luân là gì?

Khái niệm bánh xe Pháp luân.

Bánh xe Pháp luân hay còn gọi vòng tròn pháp luân là biểu tượng lâu đời của Phật giáo và nhiều tôn giáo khác như Kỳ Na giáo, Ấn Độ giáo.

Trong Phật giáo, nó là một trong 8 dấu hiệu may mắn xuất hiện ở trong lòng bàn tay của Đức Phật. Pháp luân tượng trưng cho “pháp” hay hiểu đơn giản chính là lời dạy của Phật giúp chúng sinh tìm ra con đường giác ngộ và giải thoát.

Bánh xe Pháp luân truyền thống là bánh xe chiến xa với số lượng nan hoa không giống nhau. Màu sắc cũng vậy, chúng có thể xuất hiện với bất kỳ màu nào nhưng màu vàng thường xuất hiện nhiều nhất. Ở giữa trung tâm bánh xe, bạn sẽ thấy ba hình xoáy vào nhau, biểu tượng âm dương, bánh xe thứ hai hoặc hình tròn trống.

Nguồn gốc bánh xe Pháp luân

Mặc dù bánh xe Pháp luân là biểu tượng gắn liền với Phật giáo và Ấn Độ giáo thế nhưng khi xuất hiện ở từng tôn giáo sẽ có nguồn gốc riêng. Và đây cũng chính là điểm nhận biết của bánh xe Pháp luân trong từng tôn giáo.

Trong Ấn Độ giáo, bánh xe Pháp luân là biểu tượng của mặt trời. Còn trong Phật giáo, biểu tượng bánh xe Pháp luân chính là lời dạy của Phật.

Nguồn gốc bánh xe Pháp luân.

Bánh xe Pháp luân trong Ấn Độ giáo

Theo truyền thuyết ghi lại, Thần Vishnu – người bảo vệ nhân loại của đạo Hindu thường nhìn thấy bánh xe Pháp luân. Bởi vậy, biểu tượng này được coi là đại diện cho các nỗ lực của vị thần trong việc khôi phục và giữ gìn trật tự trên thế giới. Khái niệm luật lệ và trật tự sẽ được mở rộng cho các thực hành tôn giáo mà một người Hindu cần tuân theo.

Bánh xe Pháp luân trong Phật giáo

Nguồn gốc của bánh xe Pháp luân trong Phật giáo.

Bánh xe Pháp luân được xem là đại diện cho “Pháp” tức là  lời phật dạy về đạo đức, thiền định, chân lý và sự giác ngộ của Đức Phật, từ đó mà chúng sinh mới được giải thoát và tìm ra con đường giải thoát đến với cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Chuyển pháp luân là hình ảnh ẩn dụ mà Phật giáo dùng để chỉ dạy giáo pháp cho thế gian. Trong Phật giáo, Đại thừa được quan niệm rằng Đức Phật đã chuyển pháp luân ba lần. Bên cạnh đó, bánh xe Pháp luân còn được xem là Tứ Diệu Đế của Phật giáo, Bát Chánh Đạo cần phải tuân theo để có thể đạt tới cảnh giới giác ngộ. Trong đó cần phải phụ thuộc vào các pháp khác. Trong nghệ thuật Phật giáo, bánh xe Pháp luân thường dùng để tượng trưng cho chính Đức Phật.

Sau khi Đức Phật thành đạo, Đức Phật đã thuyết phát giải thích về Tứ Diệu Đế – 4 cái khổ trong cuộc đời, đây cũng chính là bước ngoặt đầu tiên của ngài. Bước ngoặt thứ hai là sự ra đời của những giáo lý trí tuệ về bản chất của của sunyata (tính không) và bước ngoặt thứ ba chính là sự ra đời của giáo lý Phật Tánh.

Ý nghĩa bánh xe Pháp luân

Ý nghĩa bánh xe Pháp Luân.

Bánh xe Pháp luân tượng trưng cho những điều sau:

-Hình tròn: Biểu tượng cho sự hoàn hảo của những lời dạy của Phật chỉ bảo cho chúng sinh, nhân loại.

-Vành: Tượng trưng cho một Phật tử có khả năng tiếp thu những lời dạy của Đức Phật truyền đạt thông qua sự tập trung và thiền định.

-Trung tâm: Ở giữa trung tâm bánh xe là hình ảnh biểu tượng cho đạo đức, kỷ luật. Bên trong trung tâm là Tam bảo của Phật giáo thường biểu thị bằng ba vòng xoáy với các viên ngọc lần lượt là Phật, Pháp, Tăng.

-Chuyển động theo chu kỳ của bánh xe: Điều này đại diện cho sự luân hồi hay chu kỳ của cuộc sống trên thế gian. Nó được kết hợp từ sinh, tử và tái sinh.

Ngoài ra, biểu tượng số nan hoa trên bánh còn đại diện cho nhiều khía cạnh khác nhau. Chúng không chỉ có ý nghĩa với phật tử mà còn ảnh hưởng đến nhưng người theo đạo Hindu và đạo Jain. Cụ thể:

-4 nam hoa: Tứ Diệu Đế đây là biểu hiện của sự khổ đau, nguyên nhân của khổ và con đường chấm dứt con đường khổ đau.

-8 nan hoa: Bát Chánh Đạo để đạt tới sự giác ngộ, để làm được điều này cần: chánh kiến, lời nói, ý định, hành động, sự nỗ lực, sinh kế, chánh niệm và định tâm.

-10 nan hoa: 12 liên kết duyên khởi do Đức Phật chỉ dạy, bao gồm vô minh, sự hình thành xã hội, ý thức, những yếu tố cấu thành của một sinh vật và sáu giác quan (xúc, giác, khát, sự nắm bắt, sinh, tái sinh, già và cái chết).

-24 nan hoa: biểu tượng này đại diện cho 24 tirthankara gần niết bàn. Trong Phật giáo, 24 nan hoa còn được gọi là bánh xe Ashoke với 12 kiếp nạn đầu đại diện cho 12 liên kết duyên khởi và 12 ban đại diện cho sự liên kết nhân quả theo thứ tự ngược lại. Sự luân hồi của giai đoạn này nhờ vào sự giác ngộ.

Bánh xe Pháp luân trong các tôn giáo khác, đặc biệt là Kỳ Na giáo và Ấn độ giáo là tượng trưng của bánh xe pháp luật và thời gian trôi qua liên tục.

Bánh xe Pháp luân trong phong thủy

Ý nghĩa của bánh xe Pháp luân trong phong thủy.

Ngoài mang ý nghĩa trong Ấn Độ giáo và Phật giáo, thì biểu tượng này mang nhiều ý nghĩa khác. Biểu tượng bánh xe Pháp luân là một yếu tố phong thủy biểu tượng cho may mắn, bình an. Đây là biểu tượng của sự vượt qua khỏi ba nguồn gốc của khổ trong con người chính là Tham – Sân – Si.

Vòng tròn bánh xe Pháp luân tượng trưng cho sự hoàn hảo, viên mãn và cũng là lời giáo huấn của Đức Phật. Vì vậy những biểu tượng này thường được làm trang sức khi đeo trên người bạn sẽ gần hơn với con đường giác ngộ.

Sự chuyển động của bánh xe Pháp luân đại diện cho sự luân hồi hay chu kỳ của cuộc sống trên thế gian. Nó là sự kết hợp sinh, tử và tái sinh.

Bánh xe Pháp luân trong thời trang

Vòng tay bánh xe Pháp luân.

Ngoài mang yếu tố phong thủy, thì biểu tượng bánh xe Pháp luân chính là biểu tượng trong các món đồ thời trang, đặc biệt là trang sức. Đối với người thực hành đạo Phật, đeo trang sức bánh xe Luân hồi là một sự thay thế tốt nhất khi đeo biểu tượng Phật. Nhìn chung, bánh xe Pháp luân dù trong Phật giáo hay Ấn Độ giáo đều mang ý nghĩa tốt.

37 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 25/11/2024 11:38:10

Những lời dạy của Ðức Phật có liên quan về bốn thánh tích

Kiến thức Phật giáo 25/11/2024 11:19:15

Những lời dạy của Ðức Phật có liên quan về bốn thánh tích

Kiến thức Phật giáo 25-11-2024 11:19:15

Ðức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni là bậc Ðại Ðạo Sư, Thiên Nhân Sư, thầy của Trời và Người trong thế giới Ta Bà. Những sự kiện liên quan cuộc đời Ngài là bài học vô vàn thiêng liêng đối với người Phật tử khắp trần gian. Ðặc biệt, trước khi nhập diệt, đức Phật tổ có giáo huấn về "Bốn chỗ động tâm", sau này trở thành "Bốn chỗ Thánh tích" vĩ đại của Phật giáo Ấn độ nói riêng, Phật giáo thế giới nói chung: nơi Bồ Tát đản sanh, nơi đức Phật thành đạo, nơi đức Phật chuyển pháp luân và nơi đức Phật thị nhập Niết bàn.
241 lượt xem 0 Bình luận

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6334 lượt xem 0 Bình luận