Lịch ăn chay 10 ngày: Ý nghĩa và lợi ích
Hiện nay, có nhiều người thực hiện chế độ ăn chay để phòng ngừa bệnh tật hay vì tín ngưỡng tôn giáo. Trong đó, ăn chay 10 ngày phù hợp cho những đối tượng chưa thể thực hiện ăn chay trường. Vậy ý nghĩa khi ăn chay 10 ngày và lợi ích nhận được ra sao sẽ được giải đáp qua nội dung dưới đây.
Nguồn gốc và lịch ăn chay 10 ngày
Ăn chay tháng 10 ngày gọi là thập trai bao gồm ngày 1, ngày 8, ngày 14, ngày 15, ngày 18, ngày 23, ngày 24, ngày 28, ngày 29 và ngày 30 âm lịch hàng tháng trong Phật giáo với ý nghĩa nhắc nhở không tụ tập ăn uống, không sát sinh và luôn nuôi dưỡng lòng từ bi.
Theo Phật pháp thì 10 ngày này có dương khí cao, là ngày Đạt Đạo như:
- Ngày 1: Ngày Định Quan Phật đạt Đạo
- Ngày 8: Ngày Dược Sư Như Lai đạt Đạo
- Ngày 14 : Ngày Phổ Hiền Bồ Tát đạt Đạo
- Ngày 15 : Ngày A Di Đà Như Lai đạt Đạo
- Ngày 18 : Ngày Quan Âm Bồ Tát đạt Đạo
- Ngày 23: Ngày Thế Chí Bồ Tát đạt Đạo
- Ngày 24 : Ngày Địa Tạng Vương Bồ Tát đạt Đạo
- Ngày 28 : Ngày Tỳ Lư Đà Na Phật đạt đạo
- Ngày 29: Ngày Dược Dương Bồ Tát đạt Đạo
- Ngày 30 : Ngày Thích Ca Như Lai đạt Đạo
Đọc thêm: Ẩm thực trong Phật giáo
Ý nghĩa của ăn chay 10 ngày
Việc ăn chay tháng 10 ngày có nhiều ý nghĩa theo quan điểm Phật giáo và khía cạnh khoa học như sau:
Theo quan điểm Phật giáo
10 ngày ăn chay sẽ trùng với ngày 10 vị Phật đạt Đạo và thọ truyền Bửu Pháp. Do đó, khi bạn thực hiện ăn chay theo lịch này giúp tu dưỡng đức tính từ bi bác ái, tránh bệnh hoạn, ngạ quỷ. Theo quan niệm Phật giáo thì mỗi ngày sẽ mang một ý nghĩa cao đẹp về Phật Pháp như sau:
- Ngày mùng 1 là ngày trai giới trùng với ngày đạt Đạo Phật Định Quang để tiêu trừ nghiệp chướng.
- Ngày mùng 8 là ngày đạt Đạo của Phật Dược Sư Như Lai để tăng trưởng công đức, loại bỏ tội ác.
- Ngày 14 trùng với ngày Phổ Hiền Bồ Tát đạt Đạo tiêu trừ điều ác, thăng thêm tính từ bi của người tu hành.
- Ngày 15 trùng với ngày mà cõi Trời Tứ Thiên Vương đi kiểm tra trần gian, bá tánh. Khi ăn chay niệm Phật vào ngày này sẽ giúp xua tan mọi điều xấu, sát sinh.
- Ngày 18 trùng với ngày Quan Âm Bồ Tát đạt Đạo giúp gia tăng tuổi thọ, giảm nghiệp chướng.
- Ngày 23 là ngày ăn chay niệm Phật để tiêu trừ nghiệp chướng và sát sanh.
- Ngày 24 nên niệm danh hiệu Phật Tỳ Lô Giá Na giúp giảm nghiệp chướng, thông minh, xóa bỏ phiền não.
- Ngày 29 là ngày Dược Dương Bồ Tát đạt Đạo giúp diệt trừ cái ác, xóa bỏ bệnh tật, tăng sự hướng thiện.
- Ngày 30 là ngày Phật tử nên thường xuyên niệm danh hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni để hưởng phúc đức của Bồ Đề.
Theo quan điểm khoa học
Bên cạnh đó, theo quan điểm khoa học, ăn chay tháng 10 ngày mang đến nhiều ý nghĩa tuyệt vời. Cụ thể, khi ăn chay 10 ngày đúng cách sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn, đặc biệt bệnh nhân tim mạch, ung thư, huyết áp. Lựa chọn ăn chay hạn chế lão hóa, nâng cao tuổi thọ, bảo vệ sức khỏe và làm điều thiện, tránh sát sinh.
Lợi ích của ăn chay 10 ngày
Chúng ta sẽ nhận được vô vàn công đức quý báu khi thực hiện ăn chay tháng 10 ngày như sau:
- Ăn chay để làn da khỏe mạnh hơn khi được cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, nước từ thực vật.
- Khi ăn chay giúp bạn giảm cholesterol có trong mỡ động vật gây hại cho cơ thể.
- Ăn chay làm cải thiện sự trao đổi chất, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn, cơ thể có vóc dáng săn chắc hơn.
- Việc ăn chay 10 ngày còn giúp bạn giảm nguy cơ bị ung thư, đặc biệt ở phụ nữ.
- Thực tế nhiều sản phẩm từ động vật ép canxi ra khỏi cơ thể, gây tình trạng mất canxi và loãng xương. Do đó, ăn chay sẽ giúp hạn chế nguy cơ loãng xương, giúp bạn có hệ xương khỏe mạnh hơn.
Cách ăn chay 10 ngày phù hợp
Việc ăn chay như thế nào đúng cách sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt, phòng tránh bệnh tật. Trong đó, phải kể đến những kinh nghiệm ăn chay tháng 10 ngày như sau:
Cần đảm bảo đủ dưỡng chất khi ăn chay
Trong khi ăn chay, bạn cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tốt nhất cho bản thân mỗi ngày. Hãy bổ sung thêm các vitamin, dưỡng chất còn thiếu nếu trong thực phẩm ăn chay không có.
Xem thêm: Ý nghĩa ăn chay 8 ngày là gì? Lợi ích và thực đơn đầy đủ chất
Kết hợp nhiều loại đậu dinh dưỡng
Khi ăn chay 10 ngày, thực phẩm được đánh giá cao là các loại đậu như đậu đen, đậu cove, đậu hà lan, đậu rồng,…Đậu chứa hàm lượng dinh dưỡng như chất xơ, protein, folate, sắt, kali,… tốt cho cơ thể. Ngoài ra, đậu chứa tinh bột đề kháng để nuôi các lợi khuẩn tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu ăn chay sạch sẽ
Để đảm bảo ăn chay 10 ngày tốt cho sức khỏe thì chúng ta nên chọn các nguyên liệu sạch sẽ. Ngoài ra, nên ưu tiên các phương pháp nấu luộc, hấp để giữ nguyên dưỡng chất ban đầu. Tránh sử dụng các loại thực phẩm bẩn, không rõ xuất xứ, gây hại sức khỏe con người.
Đảm bảo đủ nhiều bữa ăn chay
Khi thực hiện ăn chay để tránh tình trạng cơ thể mệt mỏi khi chưa quen thì chúng ta cần đảm bảo đủ bữa. Ngoài ra, nên bổ sung thêm nhiều bữa phụ với trái cây, sữa, các loại hạt để cơ thể khỏe mạnh.
Chế độ ăn cân bằng
Theo một số chuyên gia dinh dưỡng thì bạn cần đảm bảo chế độ ăn chay cân bằng các dưỡng chất như:
- Hàm lượng đạm: từ 13% đến 15%
- Hàm lượng chất béo: Từ 20% đến 25%
- Hàm lượng tinh bột: từ 60% – 65% gạo, ngũ cốc,…
Thực đơn ăn chay 10 ngày
Bạn có thể tham khảo thực đơn ăn chay tháng 10 ngày dưới đây để nâng cao sức khỏe, tích đức điều thiện cho bản thân:
Ngày mùng 1 âm lịch
- Bữa sáng: Bánh mì chiên
- Bữa trưa: Bún trộn chay, canh bí đỏ, cải chíp dầu hào
- Bữa tối: Cơm, đậu hũ sốt cà chua, canh khổ qua
Ngày mùng 8 âm lịch
- Bữa sáng: Mì ý thịt chay
- Bữa trưa: Mì bò viên chay
- Bữa tối: Cơm, nấm kho, rau thập cẩm
Xem thêm: Ăn chay 6 ngày là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ăn chay 6 ngày
Ngày 14 âm lịch
- Bữa sáng: Bánh bao chay
- Bữa trưa: Bánh mì chay
- Bữa tối: 2 bát cơm, canh rau củ, salad rau củ, nấm xào sả ớt.
Ngày 15 âm lịch
- Bữa sáng: Bánh mì chay
- Bữa trưa: Cơm, salad chay, đậu hũ, cải xanh nấu canh
- Bữa tối: Cơm, đậu phụ, bơ chay
Ngày 18 âm lịch
- Bữa sáng: Bún chay
- Bữa trưa: Cơm, canh bí đỏ, nấm kho đậu hũ và khoai tây.
- Bữa tối: Miến xào, salad dưa chuột và hành tím
Ngày 23 âm lịch
- Bữa sáng: Bún riêu chay
- Bữa trưa: Cơm, bầu luộc, canh rau xanh
- Bữa tối: Mì xào cà chua
Ngày 24 âm lịch
- Bữa sáng: Xôi gấc
- Bữa trưa: Cơm, canh cải thảo, mướp đắng
- Bữa tối: Mì bò viên chay
Ngày 28 âm lịch
- Bữa sáng: Xôi lạc
- Bữa trưa: Cơm, rau ngót, mít non
- Bữa tối: Cơm, súp rau củ, nem rau củ
Ngày 29 âm lịch
- Bữa sáng: Sữa chua dâu tây
- Bữa trưa: Cơm, sushi, canh mồng tơi
- Bữa tối: Miến trộn chay
Ngày 30 âm lịch
- Bữa sáng: Sữa đậu nành, chuối
- Bữa trưa: Cơm, đậu phụ nấm rơm, canh chua
- Bữa tối: Cơm, chả chay, canh đậu phụ nấu hẹ
Bài viết trên của Truyền hình Bchannel – BTV9 đã chia sẻ những kiến thức hữu ích về ăn chay 10 ngày và một số thực đơn tham khảo. Mong rằng quý Phật tử, người tu hành sẽ có thêm nhiều lựa chọn cho bữa ăn chay của mình đủ dưỡng chất.
Tin liên quan
03 món cuốn chay mát lành, thanh nhẹ đón hè
Sống khỏe 22/03/2024 16:05:30
03 món cuốn chay mát lành, thanh nhẹ đón hè
Sống khỏe 22-03-2024 16:05:30
04 món chay cho bữa sáng thơm ngon, đủ chất
Ẩm thực 07/03/2024 16:45:24
04 món chay cho bữa sáng thơm ngon, đủ chất
Ẩm thực 07-03-2024 16:45:24
Thời tiết thất thường, ăn chay thế nào cho đủ chất?
Ẩm thực 06/03/2024 16:09:05
Thời tiết thất thường, ăn chay thế nào cho đủ chất?
Ẩm thực 06-03-2024 16:09:05
Nấm kho tiêu xanh – Thêm vị ấm nồng cho mâm cơm ngày Tết
Sống khỏe 27/01/2024 11:09:36
Nấm kho tiêu xanh – Thêm vị ấm nồng cho mâm cơm ngày Tết
Sống khỏe 27-01-2024 11:09:36
Làm bánh chưng chay cho ngày Tết an yên, sum vầy
Ẩm thực 26/01/2024 16:54:11
Làm bánh chưng chay cho ngày Tết an yên, sum vầy
Ẩm thực 26-01-2024 16:54:11
44 lượt thích 0 bình luận