Bảo tồn văn hoá, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào Khmer
rên cả nước, hiện có hàng nghìn người có uy tín trong đồng bào dân tộc, trong số đó có rất nhiều chư tăng Phật giáo Nam tông Khmer, đều là hạt nhân trong các phong trào thi đua yêu nước, chung sức tạo sinh kế bền vững cho đồng bào người dân tộc khmer, cũng như thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế – xã hội ở địa phương. Nhân Hội thảo Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer vừa diễn ra, mời quý vị cùng tìm hiểu những nỗ lực của chư tôn đức GHPGVN vì một mục tiêu tạo sinh kế bền vững cho đồng bào Khmer.
Đồng bào dân tộc Khmer có hơn 1,3 triệu người, sinh sống tập trung đông nhất là ở các tỉnh khu vực Tây Nam bộ. Đồng bào theo phật giáo Nam tông với tinh thần cố kết cộng đồng, định hướng chuẩn mực và luân lý đạo đức. Chính vì thế, ngôi chùa không chỉ là nơi thờ cúng, sinh hoạt tín ngưỡng, mà chư tăng còn chú trọng việc chăm lo cho thế hệ học sinh, chắp cánh ước mơ cho các em ở vùng quê nghèo biết được con chữ và ngày càng tiến xa hơn trên bậc thang tri thức. Nhân Hội thảo Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer vừa diễn ra, mời quý vị cùng tìm hiểu những nỗ lực của chư tôn đức GHPGVN vì một mục tiêu tạo sinh kế bền vững cho đồng bào Khmer.
TP.Cần Thơ hiện có 27 dân tộc với khoảng 38 ngàn người chiếm trên 3% tổng dân số, trong đó đồng bào dân tộc Khmer chiếm trên 62%. Thành phố có 12 tự viện Phật giáo Nam tông Khmer, HVPG Nam tông Khmer và Hội đoàn kết sư sãi yêu nước TP.Cần Thơ. Đối với đồng bào dân tộc Khmer, ngôi chùa không chỉ là công trình kiến trúc nghệ thuật, là nơi để đồng bào dân tộc thực hiện nghi lễ của Phật giáo, tổ chức các lễ hội, dạy chữ Khmer và cũng là nơi gìn giữ, phát huy những giá trị văn hoá giáo dục, được xem là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hoá, giáo dục của cộng đồng người Khmer.
Phật giáo Nam tông tại TP.Cần Thơ phối hợp cùng các tổ chức xã hội như: Hội Liên hiệp phụ nữ, hội thanh niên, hội nông dân để khuyến khích, huy động hội viên là đồng bào dân tộc thành lập các tổ làng nghề, hay các CLB văn hoá. Qua đó giới thiệu đến đông đảo nhân dân về các giá trị văn hoá dân tộc.
Mới đây, UBMTTQVN thành phố Cần Thơ phối hợp với HVPG Nam tông Khmer, Học viện Chính trị Quốc gia khu vực IV, Trường Đại học Cần Thơ, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có nội dung về phát huy vai trò của HVPG Nam tông Khmer trong nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, phát huy việc dạy và học chữ Khmer, vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch, chăm lo đời sống văn hoá tinh thần và kinh nghiệm thoát nghèo bền vững trong đồng bào văn hoá dân tộc Khmer.
Không chỉ tại Cần Thơ, việc nâng cao tri thức, tạo sinh kế bền vững cho bà con dân tộc Khmer cũng được đẩy mạnh tại nhiều vùng trên cả nước. Như tại tỉnh Trà Vinh, lớp tin học cơ bản dành cho học sinh THCS và THPT đã được chùa Thlốt, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang tổ chức miễn phí nhiều năm. Đến nay, Đại đức Thạch Đa Ra, trụ trì chùa đã mở 5 lớp với hơn 100 em học sinh tham gia. Kinh phí đầu tư máy tính và trang thiết bị đều do chùa vận động xã hội hóa. Sau khi hoàn thành khóa học, các em sẽ được dự thi lấy chứng chỉ tại Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học Victory Trà Vinh.
Sinh ra và lớn lên tại địa phương có tới gần 60% là đồng bào Khmer, vì vậy, Đại đức Thạch Đa Ra đã thấu hiểu tập quán, cuộc sống của đồng bào mình. Khoảng cách nông thôn và thành thị ngày càng thu hẹp, phương tiện phục vụ đời sống ngày càng phong phú, đặc biệt internet đã đến khắp xóm ấp,… nếu trình độ dân trí, sự hiểu biết của phật tử không được nâng lên, rất dễ sa vào tệ nạn xã hội, bị lôi kéo dẫn đến phạm pháp. Trước thực tế đó, Ðại đức Thạch Ða Ra mở lớp dạy cho các em nhỏ. Mỗi năm, có hơn 200 học sinh và Tăng sinh đến học.
Trên con đường hành đạo – giúp đời, Đại đức Thạch Đa Ra, luôn quan niệm có tri thức thì mọi người sẽ nhìn nhận cuộc sống sâu rộng hơn, hiểu biết và chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tốt hơn. Việc giúp các em nhỏ có tri thức chính là tạo cơ hội để các em có nền tảng thoát nghèo sau này.
Ngoài việc mở lớp dạy chữ, tin học tại chùa, trong những năm qua, chư tăng Phật giáo Nam tông còn tích cực thực hiện công tác xã hội, góp phần phát triển quê hương. Trong đó, cây cầu giao thông này ở ấp Sóc Xoài được đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng vào tháng 6 năm 2022. Sau hơn 1 năm đưa vào sử dụng, giao thương hàng hóa thuận tiện hơn, đời sống kinh tế bà con phát triển hơn.
Phật giáo luôn nêu cao tinh thần phụng sự chúng sinh, khuyên con người hướng thiện và thực hành nhân ái. Chính vì thế, chư tăng luôn cố gắng làm thật nhiều việc giúp ích cho đời, cho quê hương. Trên cả nước, hiện có hàng nghìn người có uy tín trong đồng bào dân tộc, trong số đó có rất nhiều chư tăng Phật giáo Nam tông Khmer, đều là hạt nhân trong các phong trào thi đua yêu nước, chung sức tạo sinh kế bền vững cho đồng bào người dân tộc khmer, cũng như thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế – xã hội ở địa phương.
Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.
Tin liên quan
Chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM) chuyển yêu thương tới đồng bào vùng bão lũ miền Bắc
Tin Phật sự 13/09/2024 11:25:32
Chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM) chuyển yêu thương tới đồng bào vùng bão lũ miền Bắc
Tin Phật sự 13-09-2024 11:25:32
Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra thông bạch vận động cứu trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Tin Phật sự 11/09/2024 11:42:08
Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra thông bạch vận động cứu trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Tin Phật sự 11-09-2024 11:42:08
Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ
Tin Phật sự 05/09/2024 10:49:19
Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ
Tin Phật sự 05-09-2024 10:49:19
Một mùa Vu Lan đặc biệt
Tin Phật sự 20/08/2024 09:05:04
Một mùa Vu Lan đặc biệt
Tin Phật sự 20-08-2024 09:05:04
Đại sứ Pakistan thăm Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Tin Phật sự 19/08/2024 16:05:49
Đại sứ Pakistan thăm Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Tin Phật sự 19-08-2024 16:05:49
18 lượt thích 0 bình luận