Bồ Đề Tâm là gì? Đặc điểm và cách phát Bồ Đề Tâm

29/06/2023 08:26:40 2654 lượt xem

Bồ Đề Tâm có thể nói chính là tâm túy của Phật pháp, tức là tâm giác ngộ. Nhưng để hiểu rõ về Bồ Đề Tâm và áp dụng vào cuộc sống thì không phải ai cũng biết. Vậy để hiểu rõ hơn về Bồ Đề Tâm chúng ta hãy cùng xem ngay bài viết dưới đây.

Bồ đề tâm là một khái niệm cơ bản trong đạo Phật mang ý nghĩa là “tâm giác ngộ” đây là một trạng thái mà ai cũng đều mong muốn đạt được. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bồ đề tâm là gì? 

Bồ đề dịch nghĩa ra chính là giác. Bồ đề tâm được hiểu là tâm bao trùm, tâm rộng lớn dung chưa cũng như thấu triệt mọi sự. Ngoài ra, bồ đề tâm còn mang ý nghĩa là tâm giác ngộ, đây là nguồn tâm căn bản giúp Phật tự đi đúng lộ trình và đạt được quả vị Phật. 

Trong tiếng Phạn, bồ đề tâm được chia thành hai phần, gồm:

  • Bodhi: Giác ngộ hoặc thức tỉnh.
  • Citta: Thái độ của tâm. 

Định nghĩa cơ bản về bồ đề tâm là khát vọng nhận ra sự giác ngộ vì lợi ích của chúng sinh, nó cũng được mô tả là một trạng thái của Bồ tát thường là một người đã giác ngộ hứa sẽ ở lại vòng luân hồi cho đến khi tất cả chúng sinh được khai ngộ. 

Theo quan điểm Phật giáo Đại Thừa, tất cả chúng sinh đều trống rỗng về bản chất nhưng thay vào đó chính là tự tồn tại trong một liên kết rộng lớn của sự tồn tại. Trong Linh Bát Nhã có viết: “Tất cả chúng sinh được soi sáng với nhau, không chỉ vì từ bi mà bởi vì chúng ta không thể sống tách rời nhau”.

Bồ Đề Tâm là gì_ Đặc điểm, lợi ích và cách phát Bồ Đề Tâm

Đặc điểm của Bồ đề tâm

Bồ đề tâm lấy từ bi, trí tuệ làm căn bản. Đây là 2 yếu tố xuất phát từ công năng tu tập qua pháp học, pháp hành trong đạo Phật để tự độ thoát cho mình và độ cho chúng sinh.

Trực tâm

Trực tâm có thể hiểu theo ba chiều hướng bao gồm:

  • -Thứ nhất, trực Tâm là sự chân thực ngay thẳng, luôn nỗ lực tinh tấn đoạn trừ điều ác và luôn làm việc thiện.
  • Thứ hai, trực tâm là tâm chánh trực, thành thật với chính bản thân, không nói dối trá lường gạt đối với những người xung quanh. 
  • Thứ ba, trực tâm là bước đường tu tập, hành giả cần sử dụng những phương pháp, kỹ thuật nhằm hướng đến trọng điểm là tánh giác. Tánh giác chính là Tánh biết là tiềm năng giác ngộ nghĩa là nền tảng của trí tuệ, nhận thức không lời. Khi đã có Tánh giác dù hành giả đang tiếp xúc với bất cứ cảnh giới nào cũng không bị chuyển tâm lôi kéo, không chấp trước, không lệ thuộc. 

Cho nên người học Phật gọi Trực tâm này là tu tập không vòng vo mà trọng tâm hướng đến Tánh giác tiềm năng của giác ngộ đưa đến quả vị Phật là mục tiêu tối hậu mà hành giả phát tâm lúc ban đầu.

Bồ Đề Tâm là gì_ Đặc điểm, lợi ích và cách phát Bồ Đề Tâm (2)

Thâm tâm

Trên con đường tu tập hàng ngày, với tâm chân thật hành giả quán chiếu sâu sắc các hiện tượng thế gian, trí tuệ về Tánh chân thật của con người và vũ trụ để nhận ra các pháp hữu vi đều vô thường, xung đột, biến dịch, vô ngã, trống không,…Hiểu rõ được bốn chân lý Khổ, Tập, Diệt, Đạo, tin thuyết luân hồi sinh tử và luật nhân quả. Đó là những chủ đề giáo lý quan trọng mà Đức Phật đã giảng dạy và ghi chép lại trong Tam tạng kinh điển. 

Từ những hiểu biết đó, tâm hành giả chuyển đổi nhận thức không còn khởi tâm ham muốn, làm điều ác mà thích làm việc thiện, việc lành. Tâm này gọi là Thâm tâm là tâm đã và đang tu tập sâu sắc, nắm vững pháp học và pháp hành tạm có một số tư lương để có thể áp dụng giúp mọi người thoát khỏi khổ đau. 

Chúng ta hiểu rằng Thâm tâm là tâm hiểu rõ đạo lý Đức Phật, luôn lý tác ý làm việc thiện tạo công đức, bồi dưỡng Bồ đề tâm. 

Đại bi tâm

Con người sinh ra đã có sẵn chủng tử đức hạnh, trí tuệ của Như Lai. Lòng từ bi của ngài là vô tận, vô biên. Con người cũng thế những vì vô minh che mờ chân tánh nên đã huân tập “Tham – Sân – Si – Mạn – Nghi – Tà kiến” tích tụ ngày này, qua tháng nọ gọi chung là lậu hoặc tập khí. Những thứ ô nhiễm này không chỉ tạo nhiều khổ đau trong cuộc sống mà kéo dài trong nhiều kiếp ở vị lai. 

Bồ Đề Tâm là gì_ Đặc điểm, lợi ích và cách phát Bồ Đề Tâm (4)

Nguyện độ tất cả chúng sinh

Bản thân mỗi con người, mọi loài vật xung quanh gọi là chúng sinh. Hàng ngày sống trong “Tham – Sân – Si – Nghi – Mạn” đố kỵ, ganh ghét và hận thù, vui buồn, hạnh phúc và khổ đau. Những trạng thái tâm sở này hành hạ thân, tâm của hành giả nên các trạng thái đó cần được đột thoát. Hành giá phát tâm bồ đề phải tự độ chính mình tất cả những lậu hoặc nghiệp chương kể trên vào Niết bàn bằng cách an trú trong tâm bất động.

Pháp môn vô lượng thệ nguyện đọc

Trong kinh điển ghi có tới “Tám vạn bốn ngàn pháp môn” hoặc “có bao nhiêu phiền não có bấy nhiêu pháp môn để đối trị. Vô lượng pháp môn như vậy, chúng ta nguyện học hết tất cả. Hành giả tu tập học theo lời dạy của Đức Phật, tất cả hiện tượng thế gian đều không có tự tánh, phiền não, khổ đau. Do đó, nếu bao nhiêu niềm vui, nỗi buồn khởi lên chúng ta xem nó như những người khác đến rồi đi, mình vẫn là mình. 

Nói theo cách khác, khi thực hành pháp Quán thuộc thiền Huệ dệt tan mọi phiền não là hành giả tạm thời xem như đã thực hiện được lời nguyện của chính mình. Nếu thực tập thiền định, hành giả an trú trong Tánh giác tức trong cái biết không lời. 

Bồ Đề Tâm là gì_ Đặc điểm, lợi ích và cách phát Bồ Đề Tâm (6)

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành

Đạo giác ngộ vô thượng phát nguyện tu tập cho đến lúc thành tự. con đường Phật đạo trải qua ba A- Tăng kỳ kiếp. Đức Phật cũng từng nói rằng: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Cho nên chúng ta phải kiên trì tu tập không thể bỏ dở nửa chừng. Như Đức Phật Thích Ca đã trải qua vô lượng kiếp mới thành Phật”. Hiện nay, chúng ta luôn noi theo gương ngài tinh tấn tu hành không mong cầu quả vị Phật thần thông biến hóa mà chỉ mong tu trì làm sao sống dậy Phật tánh có sẵn trong mỗi con người. 

Lợi ích của bồ đề tâm 

Kiếp nào cũng gặp chánh pháp

Nếu phát bồ đề tâm cầu vô thượng bồ đề và thực hành nguyện bồ đề ngay trong kiếp này thì trong các kiếp khác chúng ta đều được nương tựa vào Đức Phật. 

Khi chúng ta đã phát bồ đề tâm thì sẽ gặp vô lượng, vô số, vô biên các vị Bồ tát hộ duyên cho chúng ta. Mặt khác, khi phát nguyện bồ đề tâm các công đức để thành tựu vô thượng bồ đề chúng ta sẽ thấy được chân lý. Cho nên chúng ta không bao giờ lạc mất chính pháp, không rơi vào tình trạng diệt pháp và không bị lệch khỏi đường trí tuệ.

Bồ Đề Tâm là gì_ Đặc điểm, lợi ích và cách phát Bồ Đề Tâm (5)

Có năng lực cứu chúng sinh khỏi khổ nạn

Khi chúng ta phát bồ đề tâm và thực hành nghiêm trì sẽ cảm nhận được một năng lực rất lớn chính là năng lực của Bồ tát. Năng lực này giúp ta thoát khỏi khổ nạn và tìm ra con đường giác ngộ, giải thoát. 

Đối với những người có nguyện lực là những người đang phát triển và nuôi dưỡng từ bi, trí tuệ bỏ điều dữ làm điều lành, có tâm tinh tấn trong Phật pháp và có tâm bố thí thiện pháp mang những điều lành, lợi ích cho người khác.

Có nhân duyên làm việc thiện, không gặp nhân duyên làm ác

Thứ nhất, nhờ sự giác ngộ mà phát bồ đề tâm chúng ta hồi hướng hết công đức vô thượng bồ đề thi ngay từ giây phút đó chúng ta sẽ dễ dàng thực hành các việc thiện, dễ dàng từ bỏ việc ác và nhiều đời, nhiều kiếp chúng ta sinh ra đều tự mình giác ngộ mà làm nhiều điều có ích cho xã hội. 

Thứ hai, khi đã phát bồ đề tâm bao nhiêu công đức chúng ta tạo ra chúng ta không sợ rơi vào việc bất thiện. Bởi khi chúng ta dù có khởi ý niệm xấu trong tâm cũng không thể làm được. 

Bồ Đề Tâm là gì_ Đặc điểm, lợi ích và cách phát Bồ Đề Tâm (3)

Cách phát Bồ đề tâm 

Giác Ngộ Tâm

Chúng sinh thường chấp niệm rằng thân này là ta nhưng thật ra sắc thân này chỉ là giả dối. Một khi đã chết đi sẽ về với đầy trời, cát bụi nên thân tứ đại không phải là ta.

Tâm thức cũng vậy, nó chỉ là tổng thể của sáu trần là:  sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Cảnh vật trần gian luôn thay đổi, hư giả không thật nên chẳng phải là ta. Cổ đức đã dạy: “Thân như bọt tụ, tâm như gió. Huyễn hiện vô căn, không tánh thật.”

Giác ngộ thân tâm như huyễn, không chấp trước dần dần đi vào cảnh giới nhơn không. Do đó, không có nhơn tướng cái tôi của tâm và của người khác không thì cái tôi vô lượng chúng sanh tất cả cũng đều không. 

Người tu tập khi đã giác ngộ nhơn và pháp đều không thì sẽ luôn giữ được lòng thanh tịnh trong sáng, không chấp trước mà niệm Phật. Từ đó dùng lòng giác ngộ như thế hành đạo, tu tập mới gọi là phát bồ đề tâm.

Bồ Đề Tâm là gì_ Đặc điểm, lợi ích và cách phát Bồ Đề Tâm (7)

Bình Đẳng Tâm

Trong Khế kinh, đức Phật khuyên dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, là cha mẹ đời quá khứ và chư Phật đời vị lai.”

Chư Phật thấy chúng sinh là Phật nên đã dùng tâm bình đẳng đại bi mà tế độ, chúng sinh thấy chư Phật là chúng sinh nên khởi lòng phiền não phân biệt khinh ghét. Cũng đồng một cái nhìn nhưng khác nhau bởi mê và ngộ. 

Đã là đệ tử Phật chúng ta nên tuân lời Đức Thế Tôn chỉ dạy, đối với chúng sinh phải có tâm bình đẳng và tôn trọng bởi đó là chư Phật vị lai, đồng thời là một Phật tánh. Khi dùng lòng bình đẳng tôn kính tu tập sẽ dứt khỏi nghiệp chướng phân biệt khinh mạn nảy sinh các đức lành. Dùng lòng bình đẳng như thế mà hành đạo mới được gọi là phát bồ đề tâm. 

Từ Bi Tâm

Muốn phát triển tâm từ bi, chúng ta nên từ nỗi khổ của mình mà cảm thông, thấu hiểu cho những nỗi khổ của người khác. Tự nhiên sẽ sinh lòng xót thương và từ đó phát sinh bồ đề tâm. Đơn giản mà nói, khi chứng kiến những mảnh đời khốn khổ chúng ta động lòng xót thương, muốn cứu độ niệm từ bi bồ đề tâm chưa phát bỗng tự phát sinh. 

Khi đã phát đại bi tâm tất nhiên phải phát đại bồ đề tâm để thề nguyện cứu độ. Lòng đại từ bi và lòng đại bồ đề dung hòa khi đó phát tâm từ bi tức phát bồ đề tâm. Dùng lòng đại từ bi như thế hành đạo mới gọi là phát bồ đề tâm.

Hoan Hỷ Tâm

Tâm hoan hỉ là khi chúng ta xót thương, hoan hỷ ở đây mang ý nghĩa tùy hỷ và hỷ xả. Tùy hủy chính là khi thấy trên từ chư Phật, Thánh nhơn dưới đến các loại chúng sinh. Khi chúng ta làm công đức dù lớn hay nhỏ đều mang lại niềm vui. Thấy người khác được thành công, phước lợi, hưng thạnh cũng đề sanh niệm vui vẻ, mừng thầm. Còn hỷ xả chính là dù chúng sinh làm điều ác, vong ân, hiểm độc, khinh hủy, tổn hại đến mình, người khác cũng an nhiên vui vẻ mà bỏ qua.

Tùy hỷ diệt trừ sự ích kỷ, nhỏ nhen giải trừ được hận thù. Bởi tâm hoan hỷ không ngoài sự giác ngộ mà thể hiện nên đó chính là bồ đề tâm. 

Bồ Đề Tâm là gì_ Đặc điểm, lợi ích và cách phát Bồ Đề Tâm (8)

Sám Nguyện Tâm

Khi phát bồ đề tâm cần đem thân nghiệp tôn kính lễ Tam bảo, khẩu nghiệp bày tỏ tội lỗi của bản thân và mong muốn được tiêu trừ. Ý nghiệp thành khẩn sám hối quyết chí không tái phạm. Đã sám hối thì phải quyết tâm dứt trừ tâm ác, không cho cái ác tiếp tục phát triển. 

Có tâm sám nguyện như vậy thì nghiệp chướng mới tiêu trừ, công đức sẽ ngày thêm lớn. Cuối cùng mới dẫn đến phước huệ lưỡng toàn. Dùng lòng sám nguyện hành đạo mới được gọi là phát bồ đề tâm. 

Bất Thối Tâm

Dù sám hối phát nguyện tu hành nhưng nghiệp chướng lại không dứt, sự lập công bồi đức thể hiện sáu độ muôn hạnh không dễ dàng gì thành tựu mà con đường bồ đề tâm đến quả viên giác gặp nhiều khó khăn. 

Nếu như chúng ta không y theo 6 điều trên để lập chí thiết thật tu hành thì dù nói phát tâm cũng chỉ là lời nói suông và không thể nào đi đến Phật quả.

Video giải nghĩa tứ trọng ân

Bồ Đề dịch nghĩa ra chính là giác, Bồ Đề Tâm được hiểu đơn giản chính là tâm rộng lớn và tâm bao trùm, dung chứa cũng như thấu triệt mọi sự. Và có thể nói, Bồ Đề Tâm chính là tâm túy của Phật pháp, là tâm giác ngộ. Phát Bồ Đề Tâm nguyện để đạt được sự giác ngộ cho trong bốn điều hoằng thệ, đó là:

“Chúng sanh vô biên thề nguyện độ
Phiền não vô tận thề nguyện dứt
Pháp môn vô lượng thề nguyện học
Phật đạo vô thượng thề nguyện thành”.

Thượng tọa Thích Đức Thiện trong chương trình Dưới bóng Bồ Đề số 79.

Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam – chia sẻ: Bồ Đề Tâm là một phạm trù giáo lý Phật giáo và cũng chính là một khái niệm căn bản đối với người tu học, nhất là người tu hành Bồ Tát đạo. Chúng ta nói như vậy như một sự nghiên cứu nhưng thực tế Bồ Đề Tâm chính là nói đến lòng tốt của mỗi người”. 

Theo góc nhìn Phật giáo, việc chúng ta khởi tâm là vô cùng quan trọng cho dù kết quả hành động đã được thực hiện hay chưa thì điều đầu tiên chính là phát tâm và Bồ Đề Tâm chúng ta hiểu nôm na chính là một tấm lòng tốt. Còn đối với một hành giả tu tập, Bồ Đề Tâm mà một cái đại nguyện tu tập thiền định đạt đến giác ngộ có mong muốn để giúp đỡ chúng sinh thoát khỏi bể khổ “sinh, tử”.

Và đây cũng chính là một pháp tu tập hết sức quan trọng với hành giả tu tập theo Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo đại thừa với tinh thần nhập thế. Những người tu hành Bồ Tát đạo thì phải có sự phát khởi Bồ Đề Tâm, biết nuôi dưỡng Bồ Đề Tâm và tăng trưởng Bồ Đề Tâm có như vậy mới đạt được tâm nguyện tự độ và độ tha, giác hạnh viên mãn.  

Để lắng nghe và hiểu rõ hơn những chia sẻ của Thượng tọa Thích Đức Thiện về Bồ Đề Tâm, mời Quý vị và các bạn đón xem toàn bộ chương trình Dưới bóng Bồ Đề số 79:

Mời Quý vị và các bạn theo dõi thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác trên kênh YouTube Phật giáo căn bản.

40 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Tình cảm thầy trò theo góc độ Phật giáo

Ứng dụng 31/05/2024 10:35:09

Tình cảm thầy trò theo góc độ Phật giáo

Ứng dụng 31-05-2024 10:35:09

Giáo dục trong Phật giáo nhằm hướng dẫn và rèn luyện con người đạt tới sự hoàn thiện về đạo đức, thiền định và trí tuệ. Vậy, quan điểm về mối quan hệ thầy trò trong Phật giáo ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1652 lượt xem 0 Bình luận

Con có đang hạnh phúc không?

Ứng dụng 02/05/2024 16:12:27

Con có đang hạnh phúc không?

Ứng dụng 02-05-2024 16:12:27

Thường khi được hỏi về điều khiến bậc phụ huynh cảm thấy tự hào nhất về con cái, họ sẽ trả lời ngay là "Con tôi rất ngoan, con tôi thành đạt". Tuy nhiên, chúng ta quên rằng con trẻ cần được nuôi dưỡng không chỉ về thành tựu mà còn về cảm xúc và tâm lý bên trong. Liệu rằng con có đang hạnh phúc không?
2912 lượt xem 0 Bình luận

Con đường đến với Phật giáo bắt đầu từ đâu?

Ứng dụng 24/04/2024 08:43:56

Con đường đến với Phật giáo bắt đầu từ đâu?

Ứng dụng 24-04-2024 08:43:56

Đức Phật là đấng giác ngộ, là người đã truyền dạy lại từng bước để con người và muôn loài chúng sinh đến với con đường giác ngộ. Giáo lý là những lời Phật dạy để tu tập về những quy luật tự những chân lý, những lẽ thật,...
19483 lượt xem 0 Bình luận

Sứ mệnh Hoằng pháp trong thời đại ngày nay

Ứng dụng 12/04/2024 17:09:48

Tâm bình an là cội nguồn của hạnh phúc – Hòa thượng Viên Minh

Ứng dụng 02/04/2024 15:41:52