Cách đón Tết của người Khmer khác người Kinh thế nào?

03/02/2024 11:30:25 711 lượt xem

Dù mỗi miền lại có cách đón Tết khác nhau, nhưng tất cả đều có chung tâm nguyện là tri ân và biết ơn, mong muốn năm mới tốt đẹp hơn.

Là thời khắc cả dân tộc đều hướng về hai chữ “đoàn viên”, Tết đối với người dân Việt Nam không chỉ là dịp lễ hội, nghỉ ngơi, mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc kết nối và nâng cao tinh thần dân tộc. Tết ở ba miền diễn ra trong khí hậu, thời tiết khác nhau, có nơi ấm nồng, có nơi se lạnh, nhưng đều có điểm chung là nhân dân phấn khởi đến chùa lễ Phật đầu xuân với các ước nguyện tốt đẹp cho một năm mới. 

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, dù ở nơi đâu, văn hoá thực hành tâm linh người Việt cũng rất giống nhau ở lòng tôn kính và ước nguyện đầu xuân năm mới. 

Phật giáo Việt Nam có đầy đủ các hệ phái, mỗi vùng miền lại bày tỏ lòng thành kính theo cách khác nhau. 

Nếu người Kinh xem việc đi chùa là đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, thì người Khmer lại coi đây là dịp quây quần nhiều hơn với gia đình, người thân, bởi ngay từ trong năm, họ đã dành nhiều thời gian nơi chùa chiền với vô vàn dịp lễ đặc biệt: Sen Đôn Ta; dâng y Kathinat; Ok Om Bok cúng trăng; Phum sóc…và nhiều nghi lễ sinh hoạt cộng đồng khác. Do đó, đồng bào Khmer Nam bộ thường đón Tết Việt với tâm thế quay về nhà cúng rước ông bà tổ tiên, rồi đến Rằm tháng Giêng mới tới chùa gặp sư cả để cầu phước và lắng nghe những lời căn dặn đầu năm mới. 

Mặc dù khác nhau là vậy, nhưng tất cả đều có chung tâm nguyện là tri ân và biết ơn, mong muốn năm mới tốt đẹp hơn. Đây chính là tính thống nhất trong đa dạng – một tinh thần rất đặc trưng của Phật giáo Việt Nam đã được dày công bồi đắp trong nhiều năm qua. 

Mời Quý khán giả lắng nghe đầy đủ những chia sẻ của Thượng tọa Thích Đức Thiện và phóng sự đặc biệt thực hiện tại 3 miền nhân dịp Tết Nguyên đán trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 72: 

Chương trình Dưới Bóng Bồ Đề chia sẻ nét đẹp về giá trị cuộc sống, văn hóa, Phật giáo. Mỗi tập, quý khán giả sẽ được khám phá những thông tin thú vị trong cuộc sống để từ đó đúc kết ra nhiều bài học giá trị đạo đức mang tính nhân văn. Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 7 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube Phật Giáo Căn Bản.

27 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

28 lợi ích khi trì tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ứng dụng 17/09/2024 09:30:06

28 lợi ích khi trì tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ứng dụng 17-09-2024 09:30:06

Trì tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát mang lại nhiều lợi ích như tăng cường phước báo, tiêu trừ nghiệp chướng, bảo vệ bình an và phát triển trí tuệ. Kinh này giúp người hành trì vượt qua khó khăn và đạt được an lạc trong cuộc sống.
1458 lượt xem 0 Bình luận

Tình cảm thầy trò theo góc độ Phật giáo

Ứng dụng 31/05/2024 10:35:09

Tình cảm thầy trò theo góc độ Phật giáo

Ứng dụng 31-05-2024 10:35:09

Giáo dục trong Phật giáo nhằm hướng dẫn và rèn luyện con người đạt tới sự hoàn thiện về đạo đức, thiền định và trí tuệ. Vậy, quan điểm về mối quan hệ thầy trò trong Phật giáo ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1711 lượt xem 0 Bình luận

Con có đang hạnh phúc không?

Ứng dụng 02/05/2024 16:12:27

Con có đang hạnh phúc không?

Ứng dụng 02-05-2024 16:12:27

Thường khi được hỏi về điều khiến bậc phụ huynh cảm thấy tự hào nhất về con cái, họ sẽ trả lời ngay là "Con tôi rất ngoan, con tôi thành đạt". Tuy nhiên, chúng ta quên rằng con trẻ cần được nuôi dưỡng không chỉ về thành tựu mà còn về cảm xúc và tâm lý bên trong. Liệu rằng con có đang hạnh phúc không?
3070 lượt xem 0 Bình luận

Con đường đến với Phật giáo bắt đầu từ đâu?

Ứng dụng 24/04/2024 08:43:56

Con đường đến với Phật giáo bắt đầu từ đâu?

Ứng dụng 24-04-2024 08:43:56

Đức Phật là đấng giác ngộ, là người đã truyền dạy lại từng bước để con người và muôn loài chúng sinh đến với con đường giác ngộ. Giáo lý là những lời Phật dạy để tu tập về những quy luật tự những chân lý, những lẽ thật,...
19553 lượt xem 0 Bình luận

Sứ mệnh Hoằng pháp trong thời đại ngày nay

Ứng dụng 12/04/2024 17:09:48