Chánh định là gì? Gồm các mức độ nào và lợi ích chánh định

22/09/2023 09:22:17 1189 lượt xem

Theo Phật Giáo, chánh định được xem là bước quan trọng trên con đường đưa đến hạnh phúc của Đức Phật. Vậy chánh định là gì? Có những mức độ nào và lợi ích ra sao của chánh định? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về vấn đề này.

Chánh định là gì?

Chánh định là trạng thái định lực bên trong do có sự chú tâm liên tục từ đối tượng này sang đối tượng khác với 4 mức độ khác nhau Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền.

Đây chính là trạng thái định mà trong chánh định không chú tâm vào một đối tượng duy nhất hay buộc tâm vào đối tượng duy nhất để tập trung trí tuệ.

Chánh định là gì_ Gồm các mức độ nào và lợi ích

Chánh định gồm mức độ nào?

Thực tế theo đạo Phật thì chánh định bao gồm 4 mức độ là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Trong đó, sơ thiền có 2 loại là chú tâm có tầm có tứ và chú tâm không tầm không tứ. Còn lại 3 loại kia chỉ có chú tâm không tầm không tứ. Mỗi mức độ sở hữu những điểm đặc trưng như sau: 

Sơ thiền 

Sơ thiền là mức độ chánh định đầu tiên gồm có 4 pháp sau:  

  • Ly dục, ly bất thiện pháp bởi vì nhất tâm sẽ chỉ nhớ về điều tích cực mà không nhớ chuyện khác hay ham muốn nào đó. Lúc này tâm vắng lặng, không có bất kỳ một tư tưởng ác hay điều bất thiện nào.
  • Hỷ chính là có cái vui nhè nhẹ thỉnh thoảng khởi lên nơi nội tâm
  • Lạc là có cảm giác thoải mái, không hề căng thẳng, mệt mỏi trên thân.
  • Chú tâm có tầm có tứ. Tuy nhiên sơ thiền có cả hai loại chú tâm có tầm có tứ lẫn không tầm không tứ nhưng nhấn mạnh sơ thiền với chú tâm có tầm có tứ để phân biệt với nhị thiền, tam thiền, tứ thiền chỉ có một loại chú tâm duy nhất là không tầm không tứ.

Xem thêm: Chánh kiến là gì? Cách để có chánh kiến như thế nào

Chánh định là gì_ Gồm các mức độ nào và lợi ích (2)

Nhị thiền 

Chánh định trong bát chánh đạo có mức độ nhị thiền là thời điểm chuyển từ Sơ thiền lên Nhị thiền. Diệt tầm diệt tứ là loại chú tâm có tầm có tứ diệt đi chỉ còn loại chú tâm không tầm không tứ. Lúc này thì chứng và trú Nhị thiền sở hữu các pháp sau :

  • Hỷ là việc có vui nội tâm do định sanh. Hỷ rất mạnh khiến người ngoài có thể thấy nụ cười trên gương mặt của họ. Sẽ cảm nhận luồng năng lượng chạy dọc đùi, sống lưng, nhẹ bỗng như bay lên …
  • Lạc là cảm giác thoải mái, dễ chịu trên thân. Lạc rất mạnh mà không có bất kỳ cảm giác khó chịu trên thân, không đau nhức mà có thể ngồi thoải mái theo ý muốn.
  • Loại chú tâm duy nhất là không tầm không tứ, tự động xảy ra liên tục từ đối tượng này sang đối tượng khác. Đây là trạng thái vững chắc, không có hôn trầm, phân tâm gọi là nội tĩnh nhất tâm.

Chánh định là gì_ Gồm các mức độ nào và lợi ích (3)

Tam thiền 

Mức độ này là lúc trạng thái hỷ chấm dứt, tâm không có vui hay buồn mà là sự bình thản. Chứng và trú tam thiền bao gồm như sau:

  • Trạng thái tâm bình thản, không vui, không buồn là ly hỷ trú xả.
  • Cảm giác thoải mái, dễ chịu mà không hề khó chịu, đau nhức, căng thẳng gọi là xả niệm lạc trú.

Chánh định là gì_ Gồm các mức độ nào và lợi ích (4)

Tứ thiền 

Cảm giác trên thân nhẹ dần đến mức không còn cảm nhận được nữa. Lúc đó chứng và trú Tứ thiền bao gồm :

  • Cảm giác nơi thân nhẹ và vi tế tạo nên sự trung tính gọi là xả lạc, xả khổ theo từ Hán Việt.
  • Nội tâm vắng lặng cả vui cả buồn gọi là diệt trừ Hỷ Ưu.
  • Trạng thái vắng lặng về hy và lạc gọi là tâm thanh tịnh nhờ xả.

Lợi ích của chánh định 

Việc tu tập chánh định sẽ đem đến cho chúng ta hiện tại lạc thú, có sự hỷ lạc của sơ thiền, nhị thiền, có lạc của tam thiền hay xả niệm thanh tịnh của tứ thiền. Khi sở hữu hỷ lạc tại tâm này sẽ giúp chúng ta không còn chạy theo hay bị dục lạc trói buộc. Khi chúng ta bắt đầu một ngày mới bằng niềm vui nội tâm thì sẽ trở nên độ lượng, đối xử tử tế mọi người, làm việc đạt chất lượng tốt.

Chánh định là gì_ Gồm các mức độ nào và lợi ích (5)

Khi an trú niềm vui nội tâm này khiến chúng ta quên đi dục lạc, khổ não trong cuộc đời. Dục lạc thế gian là phàm phu lạc, ô uế lạc, bất tịnh lạc còn lạc trong chánh định chính là thánh lạc, chánh giác lạc, an tịnh lạc. 

Chánh định và tà định khác nhau như nào?

Sau khi hiểu rõ chánh định là gì thì bạn có thể tìm hiểu thêm sự khác nhau của chánh định và tà định. Trong đó, tà định phát sinh do chú tâm liên tục tập trung vào một đối tượng, do thích hay ghét đối tượng đó tạo nên. Còn chánh định phát sinh do chú tâm liên tục không tập trung vào đối tượng nào, tạo nên sự đoạn trừ tham sân si.

Tà định

Tà định là trạng thái định phát sinh do có 1 loại chú tâm duy nhất là có tầm có tứ. Chú tâm này phù hợp quan điểm buộc tâm vào một đối tượng duy nhất nhằm đạt được nhất tâm và tâm không phóng dật.

Chánh định là gì_ Gồm các mức độ nào và lợi ích (6)

Trạng thái định này xảy ra do chú tâm vào đối tượng được “tưởng ra”, hướng đến đối tượng, duy trì sự chú tâm và buộc tâm trên đối tượng tưởng ra. Một số các phương pháp thiền khác như thiền sổ tứ, thiền chú, thiền năng lượng  đều là chú tâm có tầm có tứ. 

Xem thêm: Chánh mạng là gì? 6 nghề không phải chánh mạng

Chánh định

Chánh định được xem trạng thái định do chú tâm liên tục từ đối tượng này sang đối tượng khác mà không tập trung chú trọng vào bất cứ đối tượng nào. Chánh định có bốn mức độ khác nhau là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. 

Chánh định không chú tâm vào đối tượng duy nhất để tâm không phóng dật bởi tâm và các đối tượng đều sinh diệt. Đây là sự chú tâm liên tiếp từ đối tượng sinh diệt này chuyển đến đối tượng sinh diệt khác.

Trên đây là những điều căn bản nhất về chánh định là gì để bạn đọc tham khảo. Hiểu rõ chánh định và lợi ích nhận được theo quan niệm Phật giáo sẽ giúp chúng ta thực hiện chuẩn xác hơn. 

44 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6325 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1142 lượt xem 0 Bình luận