Chùa Giác Lâm ngôi cổ tự giữa lòng Sài Gòn

17/11/2023 14:12:49 85 lượt xem

Là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam, chùa Giác Lâm còn có tên khác là Cẩm Sơn hay Cẩm Đệm. Chùa có diện tích gần 29.000 m2. Từ khi thành lập cho đến năm 1742, chùa chỉ là một ngôi nhà tranh vách đất, còn gọi là Niệm Phật đường.

Chùa Giác Lâm được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ Tam, gồm 3 lớp chính: chính điện, giảng đường và tăng xá. Qua ba lần trùng tu lớn, chùa có thêm các công trình như khu tháp tổ, tháp Xá Lợi, cổng… Chính điện của chùa được xây theo kiểu nhà dân gian truyền thống: Một gian, hai trái với bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ, nhà giảng với kiến trúc ba gian hai chái.

Trong chùa có 113 pho tượng cổ, chủ yếu là tượng gỗ, trong đó có 7 tượng đồng. Đặc biệt chùa có 2 bộ tượng Thập bát La Hán và 2 bộ tượng Thập điện Diêm Vương. Bộ tượng năm vị của chùa Giác Lâm được xem là bộ tượng đặc biệt nhất, được tạc bằng gỗ mít nài, thếp vàng, cao 80cm.

Kiến trúc chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu cho lối kiến trúc của các tự viện Nam bộ. Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia được trao bằng vào ngày 28/12/1989. Hàng năm vào những dịp lễ lớn, chùa Giác Lâm đón hàng ngàn khách đến tham quan và lễ Phật…

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

3 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Ngôi cổ tự Long Phước bên Vàm Cỏ Tây

Tin Phật sự 08/12/2023 14:57:57

Ngôi cổ tự Long Phước bên Vàm Cỏ Tây

Tin Phật sự 08-12-2023 14:57:57

Long Phước cổ tự hay còn được gọi theo dân gian là chùa Bình Lập được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX, cách đây trên 200 năm. Nằm bên bờ Nam dòng Vàm Cỏ Tây hiền hòa, chùa Long Phước là một trong những ngôi chùa được thành lập rất sớm tại làng Bình Lập, phủ Tân An (nay thuộc phường 3, TP.Tân An, tỉnh Long An).
14 lượt xem 0 Bình luận

Tinh thần nhập thế của tác phẩm “Cư Trần Lạc Đạo”

Tin Phật sự 08/12/2023 14:33:09

Tinh thần nhập thế của tác phẩm “Cư Trần Lạc Đạo”

Tin Phật sự 08-12-2023 14:33:09

Đức Vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông không chỉ là một vị anh hùng có công lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên mà còn là một danh nhân văn hóa, một thiền sư sắc sảo, uyên bác với nhiều tác phẩm thơ phú đặc sắc mang đậm màu sắc Thiền tông đời Trần. Các tác phẩm của Ngài phá vỡ khoảng cách giữa lý luận và thực tế, gắn kết Đạo và Đời. Và “Cư Trần Lạc Đạo Phú” là một tác phẩm tiêu biểu, phản ánh sâu sắc tinh thần nhập thế của bậc vĩ nhân.
10 lượt xem 0 Bình luận

An Giang: Chúc thọ Trưởng Lão Hoà thượng Chau Ty – Phó Pháp Chủ HĐCM

Tin Phật sự 07/12/2023 10:47:00

An Giang: Chúc thọ Trưởng Lão Hoà thượng Chau Ty – Phó Pháp Chủ HĐCM

Tin Phật sự 07-12-2023 10:47:00

Ngày 06.12, tại chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang đã tổ chức Lễ dâng y chúc thọ trưởng lão hòa thượng Chau Ty, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cùng chư tăng trụ trì các chùa hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh An Giang.
31 lượt xem 0 Bình luận

Người đi gieo nhân duyên Phật pháp

Tin Phật sự 06/12/2023 14:02:30

Người đi gieo nhân duyên Phật pháp

Tin Phật sự 06-12-2023 14:02:30

Từ khi bén duyên với đạo Phật, dẫu bao nhiêu năm trôi qua, trong trái tim người Phật tử Hoa Minh Đông, năm nay đã 86 tuổi vẫn luôn vẹn nguyên 1 tâm nguyện là lan tỏa và xây dựng đạo tràng ngày càng phát triển vững mạnh, giúp mọi người nương theo ánh sáng của chư Phật mà về với đạo.
44 lượt xem 0 Bình luận

Oai nghi của người Phật tử từ những điều giản đơn

Tin Phật sự 05/12/2023 11:21:30

Oai nghi của người Phật tử từ những điều giản đơn

Tin Phật sự 05-12-2023 11:21:30

Người Phật tử mới bước chân vào đạo, khi Quy y Tam Bảo là thời khắc chính thức trở thành người Phật tử tại gia, được học giáo pháp của đức Phật và đặc biệt là được học những phép tắc cơ bản khi đi chùa cũng như ở nhà để rồi nương theo đó để thực hành. Oai nghi tế hạnh đó không chỉ được thể hiện qua việc tu tập mà còn qua cách mà những người đệ tử Phật hộ trì tam bảo, hoằng dương chính pháp.
147 lượt xem 0 Bình luận