Giao thừa là gì? Ý nghĩa phong tục đón giao thừa ở Việt Nam

21/11/2023 10:30:42 1157 lượt xem

Đối với người dân Việt Nam hay một số quốc gia khác thì cúng giao thừa là nghi thức đặc biệt quan trọng chào đón năm mới. Vậy giao thừa là gì? Những hoạt động cần làm trước khi đón giao thừa và trong khi đón giao thừa như thế nào? Xin mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phong tục cúng giao thừa.

Giao thừa là gì? 

Giao thừa chính là thời khắc linh thiêng chuyển giao giữa 1 năm cũ và năm mới, tính từ 0 giờ:0 phút:0 giây. Đêm giao thừa còn gọi là đêm Trừ Tịch, từ 11h đêm ngày 29 đến 1h sáng mùng 1 Tết. Đây là thời điểm trời đất giao hoà, âm dương hòa hợp mang đến sức sống mới cho mọi người.

Vào đêm giao thừa, mọi gia đình sẽ làm lễ thắp hương cúng gia tiên, quây quần bên nhau để cầu sức khỏe, may mắn tài lộc. Giao thừa có 2 ngày như sau:

  • Giao thừa Dương lịch diễn ra vào mỗi năm vào đúng 12 giờ đêm của ngày 31 tháng 12 Dương lịch.
  • Giao thừa Âm lịch diễn ra vào đúng 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp Âm lịch hoặc đêm ngày 29 tháng Chạp nếu là tháng thiếu.

Giao thừa là gì_ Ý nghĩa phong tục đón giao thừa ở Việt Nam

Ý nghĩa của giao thừa là gì?

Theo quan niệm dân gian xưa để lại, nhà nhà sẽ làm lễ cúng giao thừa để bày tỏ lòng tôn kính đến thần Phật, gia tiên. Đây cũng là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới để chúng ta bỏ quan những chuyện buồn xui để hy vọng năm mới có nhiều may mắn, tài lộc.

Bên cạnh đó, ý nghĩa đêm giao thừa cũng là cơ hội để tất cả thành viên trong gia đình sum họp, đoàn viên. Mỗi người sẽ tổng kết lại những gì đã làm được trong  năm qua và đặt ra mục tiêu cho năm mới.

Xem thêm: Gợi ý trái cây cúng giao thừa theo vùng miền Bắc, Trung, Nam

Giao thừa là gì_ Ý nghĩa phong tục đón giao thừa ở Việt Nam (2)

3 hoạt động trước khi đón giao thừa

Sau khi tìm hiểu giao thừa là gì thì bạn nên biết những hoạt động nào nên làm trước khi đón giao thừa. Cụ thể Người Việt Nam luôn quan niệm rằng tại thời khắc giao thừa, mọi người sẽ gặp được nhiều may mắn trong năm kế tiếp với các việc như sau: 

Dọn dẹp nhà cửa

Vào những ngày cuối năm, gia chủ nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để tẩy rửa những điều không tốt ở năm cũ, chờ đợi may mắn tốt đẹp trong năm mới. Ngoài ra, dọn dẹp nhà cửa cũng là cách bày tỏ lòng thành kính đến các vị Thần Phật, tổ tiên về chứng giám vào ngày tết. Lưu ý trong 3 ngày Tết mùng 1, 2, 3 thì gia chủ không nên quét nhà ra ngoài bởi đây là quan niệm quét đi hết tài lộc và may mắn năm mới. 

Giao thừa là gì_ Ý nghĩa phong tục đón giao thừa ở Việt Nam (3)

Sắm cây hoa và trang trí

Gia chủ nên thực hiện sắm sửa các loại cây hoa như hoa mai, hoa đào, cây quất. Những cây trang trí này có ý nghĩa sẽ mang đến phúc khí, sự an lành. Bên cạnh đó, lựa chọn cây hoa rực rỡ sẽ làm sáng bừng không gian sống của gia đình bạn. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị hoa cúng giao thừa như hoa sen, hoa lay ơn,..

Giao thừa là gì_ Ý nghĩa phong tục đón giao thừa ở Việt Nam (4)

Chuẩn bị giao thừa với tâm trạng vui vẻ

Đừng quên chuẩn bị cho đêm giao thừa với tâm trạng vui vẻ, tránh cãi vã hay gây gổ. Bởi điều này sẽ giúp bạn nhận được nhiều tài lộc, may mắn trong năm mới. Tránh la mắng gây tổn thương, bất đồng trong gia đình sẽ đem đến vật đen và xua đuổi tài lộc.

Giao thừa là gì_ Ý nghĩa phong tục đón giao thừa ở Việt Nam (5)

Xem thêm: Thời gian cúng giao thừa tốt nhất năm 2024 đem lại tài lộc, bình an

9 hoạt động khi đón giao thừa

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những điều trên thì chúng ta có thể chào đón giao thừa với tâm lý thoải mái nhất. Vậy các hoạt động phổ biến khi đón giao thừa là gì? Cụ thể một số hoạt động chính thường diễn ra trong lễ giao thừa như sau: 

Tổ chức tất niên

Thông thường, các gia đình sẽ tổ chức bữa cơm tất niên để mọi người cùng sum họp. Tuy nhiên, trước đó sẽ thực hiện dâng mâm cúng giao thừa để mời ông bà, tổ tiên về sum họp gia đình trong 3 ngày Tết. Đây là cơ hội để các thành viên ở xa về tụ họp bên bố mẹ, ông bà và anh em để cùng nhau tâm sự những vui buồn.

Giao thừa là gì_ Ý nghĩa phong tục đón giao thừa ở Việt Nam (6)

Cúng giao thừa cuối năm

Phong tục truyền thống không thể thiếu vào mỗi dịp lễ tết chính là cúng giao thừa. Trong đó, mỗi vùng miền sẽ có cách bài trí mâm cúng khác nhau. Tuy nhiên, lễ cúng giao thừa đều được thực hiện vào khoảnh khắc từ 23h ngày 30/12 đến trước 1h ngày mùng 1 Tết. Gia chủ sẽ tiến hành làm lễ khấn, sám hối với trời đất tổ tiên, mời thần linh, tổ tiên về nhà cùng ăn tết.

Giao thừa là gì_ Ý nghĩa phong tục đón giao thừa ở Việt Nam (7)

Xông nhà

Hoạt động ý nghĩa nên thực hiện vào đêm giao thừa là gì? Xông đất cũng là một tục lệ truyền thống không thể thiếu trong đêm giao thừa. Người xông đất sẽ là người đầu tiên đến chúc tết gia đình vào năm mới. 

Giao thừa là gì_ Ý nghĩa phong tục đón giao thừa ở Việt Nam (8)

Cùng người thân đón giao thừa

Thực tế nhiều gia đình có con cái đi làm ăn xa hàng năm chỉ có thể quây quần tụ họp vào dịp lễ tết. Do vậy, đêm giao thừa chính là dịp hiếm có để mọi người cùng đón chào năm mới, cùng kể nhau nghe những vui buồn năm cũ. Thời điểm quý giá này sẽ giúp gắn kết tình cảm của người thân, bạn bè lại với nhau sau 1 năm bôn ba làm việc.

Xem thêm: 10 món ăn đêm giao thừa theo truyền thống đem lại may mắn, bình an

Mua muối

Xa xưa dân gian hay nói “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” với ý nghĩa cầu chúc năm mới đủ đầy, xua đuổi tà ma, điều xui xẻo. Đây là một tục lệ có từ rất lâu và được nhiều gia đình Việt lưu truyền và áp dụng.

Giao thừa là gì_ Ý nghĩa phong tục đón giao thừa ở Việt Nam (9)

Chúc Tết

Thời khắc bước vào giây phút đầu tiên của năm mới được nhiều người chọn lựa gửi lời chúc giao thừa ý nghĩa. Bạn có thể chúc Tết mong năm mới thuận hòa, may mắn, hạnh phúc cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp… Tùy từng đối tượng khác nhau để bạn đưa ra những lời chúc phù hợp nhất. 

Giao thừa là gì_ Ý nghĩa phong tục đón giao thừa ở Việt Nam (10)

Mừng tuổi

Hoạt động vào đêm giao thừa bước sang năm mới không thể thiếu của người dân Việt là mừng tuổi. Trong đó, người lớn tuổi sẽ mừng tuổi trẻ em bằng những đồng tiền mới để chúc sức khỏe, học giỏi, thành công. Những người con sẽ mừng tuổi cho ông bà, bố mẹ để cầu mong sức khỏe an khang, trường thọ.  

Đi lễ chùa cầu an

Sau khi cúng giao thừa xong thì mọi người có thể đi lễ đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu an, cầu may. Gia chủ sẽ dâng lễ lên để cầu xin Thần, Phật phù hộ cho bản thân và gia đình trong năm mới.  

Giao thừa là gì_ Ý nghĩa phong tục đón giao thừa ở Việt Nam (11)

Hái lộc 

Theo quan niệm dân gian, khi đi lễ chùa thì chúng ta có thể xin phép nhà chùa lấy 1 chút cành lá tại đây với ý nghĩa mang lộc của Thần Phật về nhà. Cành lộc xin từ chùa này sẽ được trưng trước bàn thờ gia tiên đến khi tàn khô. Tuy nhiên, nhiều ý kiến ngày nay cho rằng thay vì hái lộc ở chùa khiến cây cối trơ trụi, chúng ta chỉ cần thành tâm đi lễ chùa là được.

Xem thêm: Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước? Lưu ý gì?

Giao thừa trên thế giới thế nào?

Mỗi quốc gia, mỗi khu vực trên thế giới sẽ có cách đón giao thừa khác nhau. Cụ thể giao thừa tại Châu Á và Châu Âu như sau:

Châu Á

Các quốc gia châu Á có phong tục đêm giao thừa khác nhau như: 

  • Hàn Quốc là quốc gia có phong tục đốt tre để xua đuổi tà ma vào đêm giao thừa. Bên cạnh đó, mọi người sẽ tắm bằng nước nóng để tẩy trần và thức suốt đêm giao thừa.  
  • Trước Tết Nguyên đán, người dân Trung Quốc se dán hai câu đối viết trên giấy màu đỏ trước cửa nhà. Đây là phong tục để xua đuổi tà ma và những điều không may trong năm mới
  • Dịp giao thừa ở Bắc Triều Tiên thì mọi người sẽ đến nhà họ hàng, bạn bè để chúc mừng năm mới. Điều đặc biệt là mỗi người sẽ mang theo một chai rượu nửa lít, đi đến từng nhà để uống một chén. Hành động này có ý nghĩa chúc chủ nhà mạnh khỏe và hạnh phúc.

Xem thêm: Hướng dẫn cách cúng giao thừa ngoài trời đơn giản chuẩn Việt

Giao thừa là gì_ Ý nghĩa phong tục đón giao thừa ở Việt Nam (13)

Châu Âu

Vào đêm giao thừa ở một số quốc gia châu Âu sẽ khác nhau như sau:

  • Ở Pháp, vào đêm giao thừa thì mọi người sẽ cùng nhau uống rượu, ăn mừng. Mọi người sẽ cùng chia sẻ những điều đã làm được trong năm cũ, hy vọng điều may mắn và thành công ở năm mới. Đây cũng là cơ hội mọi người gắn kết nhau để mang đến những tiếng cười, niềm hân hoan.
  • Ở Anh, thì mọi người sẽ tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccadilly Circus để nghe tiếng chuông đồng hồ Big Ben báo hiệu năm mới đã đến và hát bài “Auld Lang Syne”. 
  • Ở Đức, mọi người sẽ ngồi 15 phút yên trên ghế chờ đợi khoảnh khắc thiêng liêng bước qua năm mới để cùng nhảy xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau. Hành động này có ý nghĩa là bạn đã vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn của năm cũ để bước vào năm mới.

Giao thừa là gì_ Ý nghĩa phong tục đón giao thừa ở Việt Nam (14)

Trên đây là một số chia sẻ về giao thừa là gì, cần thực hiện những gì. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho mỗi gia đình để chào đón năm mới trọn vẹn hơn.

41 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38