Khám phá sức mạnh ‘chữa lành’ từ âm nhạc mang chất liệu Phật giáo

22/02/2024 17:05:58 1040 lượt xem

Trong cuộc sống tất bật ngày nay, âm nhạc chữa lành còn là món quà giúp chúng ta chậm lại một nhịp, nhìn sâu vào bên trong thế giới nội tâm để chăm sóc đời sống tinh thần.

Những năm gần đây, “chữa lành” là một trong những từ khóa được quan tâm hàng đầu. Những biến động lớn trên thế giới như dịch bệnh, suy thoái, chiến tranh buộc con người phải quay về đối diện với thế giới nội tâm, làm nổi lên những vấn đề tinh thần vốn ẩn sau danh vọng tiền tài và lối sống nhanh – vội thường nhật. 

Phật giáo trong những tháng ngày khó khăn nhất của đất nước đã trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc cho không ít người Việt. Giáo lý nhà Phật, qua nỗ lực hoằng pháp của các chư Tăng Ni đã trở nên ngày một gần gũi và đi vào những phương pháp chữa lành trong cuộc sống hiện đại. Không chỉ dừng lại ở các bài giảng pháp hay khoá tu, khoá thiền, Phật giáo khi kết hợp với âm nhạc cũng mang đến tác động chữa lành.

Dòng nhạc chữa lành vừa là một ý tưởng sáng tạo mới mẻ, vừa là trách nhiệm của người nghệ sĩ khi dùng chính tài năng làm nghệ thuật của mình để xoa dịu những tâm hồn đang tổn thương. Trong cuộc sống tất bật ngày nay, âm nhạc chữa lành còn là món quà giúp chúng ta chậm lại một nhịp, nhìn sâu vào bên trong thế giới nội tâm để chăm sóc đời sống tinh thần.

Nhạc sĩ Sơn Mạch là một nhạc sĩ đã sáng tác và trình diễn nhiều bản nhạc thuộc thể loại nhạc chữa lành. Là khách mời trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 122, anh đã mang đến nhiều chia sẻ thú vị về dòng nhạc chữa lành và tác động của dòng nhạc này tới tâm hồn nhiều tổn thương.

“Họ có thể tưởng tượng mình đang tắm trong một dòng suối âm nhạc. Cái dòng suối âm nhạc đó nó chảy từ tốn chứ không ào ạt, tạm thời. Lúc đó mình có thể quên được những nỗi đau khác, và âm nhạc bắt đầu chữa lành vết thương.” – Nhạc sĩ Sơn Mạch chia sẻ.

Âm nhạc vốn không xuất hiện nhiều trong Phật giáo, bởi các chư Tăng Ni sẽ chỉ tụng kinh truyền thống với tiếng mõ hoặc tiếng chuông. Về sau, nhờ sự phát triển của âm nhạc, đặc biệt là ảnh hưởng từ phương Tây, người ta mới bắt đầu lồng ghép thêm giai điệu vào thiền định, giúp những người mới tập thiền có thể dễ dàng tập trung hơn.

Qua chương trình, khán giả hiểu hơn về cách các nghệ sĩ sáng tác nên dòng nhạc chữa lành. Mượn chất liệu từ những bài kinh, bài thơ để phổ nhạc, quá trình sáng tác là lúc chất thơ và những giá trị của đạo Phật thấm nhuần vào tiềm thức. Theo nhạc sĩ Sơn Mạch, sáng tác nhạc chữa lành cũng giống như đang thiền. Người nhạc sĩ phải thật tập trung, tĩnh tại thì mới có thể truyền tải được đúng tinh thần của bài hát. 

Âm nhạc giúp con người lắng đọng tâm hồn, giúp khung cảnh lễ hội thêm trang nghiêm, hướng suy nghĩ của con người đi về nơi bình an, tĩnh lặng vốn có. Mời Quý khán giả lắng nghe đầy đủ chia sẻ của nhạc sĩ Sơn Mạch về dòng nhạc chữa lành trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 122:

Chương trình Dưới Bóng Bồ Đề chia sẻ nét đẹp về giá trị cuộc sống, văn hóa, Phật giáo. Mỗi tập, quý khán giả sẽ được khám phá những thông tin thú vị trong cuộc sống để từ đó đúc kết ra nhiều bài học giá trị đạo đức mang tính nhân văn. Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 7 hàng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube Phật Giáo Căn Bản.

19 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp?

Ứng dụng 05/10/2024 10:29:34

Phật tử nên niệm Nam Mô “A Di Đà Phật” hay “A Mi Đà Phật”?

Ứng dụng 04/10/2024 09:18:00

Không trộm cắp được thành tựu 10 loại quả báo thù thắng

Ứng dụng 03/10/2024 08:30:32

Trì Chú Dược Sư 108 Biến – Tiêu tai bệnh tật, khổ đau

Ứng dụng 23/09/2024 11:42:02

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Ứng dụng 21/09/2024 11:36:23

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Ứng dụng 21-09-2024 11:36:23

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn" nhắc nhở chúng sinh sống hướng thiện, làm việc tốt, và thành tâm niệm Phật cũng như niệm Quán Thế Âm.
3309 lượt xem 0 Bình luận