Nghe pháp là gì? 5 lợi ích và cách nghe pháp trọn vẹn ý nghĩa

31/08/2023 09:25:34 1546 lượt xem

Nghe pháp thường xuyên mang đến cho chúng ta những niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn. Vậy nghe pháp là gì? Có lợi ích gì? Cách làm như thế nào trọn vẹn ý nghĩa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích. 

Nghe pháp là gì? 

Nghe pháp là hình thức bật tiếng giảng pháp lên và nghe, từ đó được trạng thái nhẹ nhàng thân tâm.

Pháp chính là cách thức, con đường, phương pháp, đạo lý để khai mở sự u mê của tâm thức, có khả năng chuyển hóa khổ đau để nhận thấy sự an lạc, giải thoát. Chính vì thế, là người Phật tử khi có pháp hội thì nên đến để nghe thường xuyên.

Nghe pháp là gì_ 5 lợi ích và cách nghe pháp trọn vẹn ý nghĩa

5 Lợi ích của nghe pháp

Thực tế, khi nghe chánh pháp, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích to lớn như sau: 

Hiểu được nhiều điều trong cuộc sống

Khi nghe pháp thường xuyên, chúng ta sẽ được nghe những điều chưa nghe thấy, hiểu được nhiều điều trong cuộc sống. Cụ thể có nhiều điều mình chưa biết nhưng được nghe quý Thầy giảng pháp sẽ khiến bạn hiểu thêm. 

Lưu ý, khi Phật tử đi nghe giảng pháp cần có tâm quý kính, khát khao, thấy hạnh phúc, thích thú thì pháp mới vào dễ. Qua những buổi giảng pháp, quý Thầy đưa đến cho các Phật tử nhiều kiến thức giá trị, nhiều lợi ích về mặt tu tập, về tâm linh, tri thức trong cuộc sống.

Nghe pháp là gì_ 5 lợi ích và cách nghe pháp trọn vẹn ý nghĩa (2)

Nghe pháp giúp hướng tới hành động đẹp

Ngoài ra, khi nghe pháp còn đem đến lợi ích là hướng con người đến những hành động tốt đẹp. Bạn sẽ cảm thấy hiểu rõ hơn những điều còn chưa rõ ràng, sáng tỏ những điều mình đã nghe, đã biết. Từ đó giúp chúng ta khai mở trí tuệ, tỏ ngộ chân tâm, vững bước con đường học Phật.

Mỗi người khi nghe chánh pháp sẽ luôn hướng đến hành động thiện lành, tốt đẹp, làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn. Bạn sẽ xóa tan những ý nghĩa xấu xa, sầu muộn mà luôn hướng về điều thiện, điều tốt đẹp. 

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

Đoạn trừ nghi ngờ trong cuộc sống

Khi chưa hiểu pháp, chưa thấy được lợi ích của việc tu tập thì có thể chúng ta sẽ hoài nghi Phật Pháp. Tuy nhiên, nếu bạn thành kính nghe pháp thì những điều hoài nghi sẽ dần được dứt trừ. Nhờ thường xuyên nghe giúp đoạn trừ nghi ngờ cho bản thân, tăng thêm lòng tin vào Phật pháp.  

Nghe pháp là gì_ 5 lợi ích và cách nghe pháp trọn vẹn ý nghĩa (3)

Tri kiến, nhận thức chính trực

Tri kiến là sự thấy và biết được chính trực, không lệch lạc, không bị tà kiến. Thông qua việc nghe pháp mà tri kiến của mình chính trực, được chân chính, ngay thẳng, không lệch lạc.  

Nếu tri kiến được chính trực thì mỗi người sẽ làm chủ được bản thân, tự tại trước  điều nhìn nghe thấy trong cuộc sống. Từ đó bạn sẽ rời xa những tà kiến, tà đạo để đạt được sự bình thản trong tâm trí. 

Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Quy luật và câu nói hay về luật nhân quả

Tâm tịnh tín, lòng tin vững chắc 

Cuối cùng, lợi ích  của nghe pháp chính là giúp cho tâm mình được tịnh tín, sạch, lòng tin đầy đủ. Chúng ta tin tưởng vào pháp giáo của Phật không một chút nghi ngờ thì công đức mới viên mãn. Còn khi niềm tin nhuốm màu thế tục, có sự tính toán, sự tham, sân thì công đức chưa thành. 

Để xây dựng niềm tin tịnh tín đối với Tam Bảo thì chúng ta cần nghe và thực hành giáo Pháp của Phật. 

Cách nghe pháp hưởng trọn vẹn ý nghĩa 

Việc nghe đúng cách, chuẩn xác sẽ giúp chúng ta có thể hưởng trọn vẹn ý nghĩa và lợi ích mang lại. Trong đó, bạn hãy tuân thủ các lưu ý khi Phật giáo như sau: 

  • Khi nghe chúng ta phải tưởng niệm đây là Chánh pháp tôn quý, hy hữu, khó gặp. Chính vì thế chúng ta phải sinh lòng trân quý khi nghe.
  • Chúng sanh khi nghe cần có suy nghĩ pháp như con mắt, khai mở sự hôn ám và sanh trí huệ.
  • Ngoài ra, khi nghe pháp hành giả cần nghĩ rằng pháp này khiến ta đạt đến Niết-bàn cùng với công đức thù thắng của quả Bồ-đề.
  • Người khi nghe cần nhìn thấy được Chánh pháp như mặt trời quang rạng để chiếu soi khắp đại địa.
  • Hành giả nên biết đối với pháp hiện tại tuy chưa thể chứng đắc Niết-bàn và đạo quả Bồ-đề mà cần nên tu tập chỉ quán, loại trừ tội cấu, nhận được hoan hỷ lớn.

Nghe pháp là gì_ 5 lợi ích và cách nghe pháp trọn vẹn ý nghĩa (4)

5 đối tượng khi nghe pháp không nên khởi tâm phân biệt 

Khi nghe không nên khởi tâm phân biệt đối với các trường hợp sau:  

  • Cần nhất tâm lãnh thọ, không khởi niệm rằng vị pháp sư này không hành trì luật nghi mà bản thân ta không nên nghe.
  • Cần nhất tâm thâm nhập, không phân biệt vị pháp sư này thuộc họ tộc thấp kém mà nay ta không nên nghe pháp.
  • Khi nghe cần nhất tâm hiểu rõ, không cho rằng vị pháp sư này hình dung xấu xí mà ta không nên nghe.
  • Cần nhất tâm tín giải, không so sánh vị pháp sư này dùng từ ngữ không chải chuốt mà ta không nên nghe. 
  • Cần nhất tâm lãnh hội, không đố kỵ vị pháp sư này có lời nói thô,  không dịu dàng mà ta không nên nghe.

Xem thêm: Luân hồi là gì? Luân hồi trong Phật giáo và khoa học ra sao?

Video nghe pháp thế nào khi ở xa?

Bài viết chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức về nghe pháp là gì và lợi ích nhận được. Việc nghe pháp thường xuyên, đúng cách với tâm thành kính mang đến nhiều lợi lộc, công đức cho chúng sanh. 

55 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bí mật hơn 400 năm về sự tu hành và nhục thân của thiền sư Chuyết Chuyết tại chùa Phật Tích

Kiến thức 11/12/2024 17:38:09

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa – Đầu đà đệ nhất

Kiến thức 11/12/2024 10:48:41

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa – Đầu đà đệ nhất

Kiến thức 11-12-2024 10:48:41

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp, hay Đại Ca Diếp, là một trong mười đệ tử lớn của Đức Phật, nổi tiếng với lối sống khổ hạnh. Sau khi Đức Phật nhập diệt, ông lãnh đạo Tăng đoàn và chủ trì đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần đầu tiên.
5322 lượt xem 0 Bình luận

Đức Ông được thờ trong chùa là ai?

Kiến thức 11/12/2024 09:42:13

Đức Ông được thờ trong chùa là ai?

Kiến thức 11-12-2024 09:42:13

Đức Ông, hay Đức Chúa Ông, là một vị được tôn kính và thờ phụng trong các ngôi chùa Phật giáo truyền thống, thường có ban thờ riêng dành cho Ngài.
62787 lượt xem 0 Bình luận

25 vị Đại Bồ Tát bảo hộ người niệm Phật

Kiến thức 09/12/2024 11:07:20

25 vị Đại Bồ Tát bảo hộ người niệm Phật

Kiến thức 09-12-2024 11:07:20

Khám phá 25 vị Đại Bồ Tát gia hộ cho người niệm Phật trong bài viết này, giúp bạn hiểu rõ hơn về sự bảo vệ và sức mạnh tâm linh tuyệt vời. Đọc ngay để nhận được những lời khuyên quý giá cho hành trình tu tập và hành trì niệm Phật của bạn!
3726 lượt xem 0 Bình luận

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của Đức Phật

Kiến thức 06/12/2024 10:37:08