Nhập định là gì? Lợi ích và cách ngồi thiền nhập định

22/09/2023 11:41:51 2673 lượt xem

Người tu hành cần trải qua cảnh giới tứ thiền để có thể đạt tới sự giải thoát. Trong đó, để chuyển hóa các cấp độ thiền định cần trải qua giai đoạn nhập định. Vậy nhập định là gì? Cách ngồi thiền nhập định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn một số thông tin cơ bản về thiền nhập định.

Nhập định là gì?

Nhập định chính là trang thái mà người tu hành thực hiện tinh tấn dụng công, hơi thở người thiền định dừng lại nhưng không phải chết hay mất đi tri giác.

Ở trong trạng thái này, người thiền định không còn vọng tưởng, không còn vướng bận hay phân tâm bởi điều gì. Đối với Phật tử thì thời gian định có thể theo tuần, tháng, năm hay nhiều năm mà không có giới hạn.  

Nhập định là gì_ Cách ngồi thiền nhập định

Cách ngồi thiền nhập định

Để thực hiện ngồi thiền nhập định chính xác thì chúng ta cần giữ thẳng lưng, thả lỏng toàn thân. Tiếp đến, người thiền định cần hít vào sâu bằng mũi và thở ra nhẹ nhàng bằng miệng. Sau đó, chúng ta bắt đầu tập trung tâm tưởng và cảm nhận hơi thở ở chóp mũi. Trong khoảng 10-15 phút, hơi thở dần nhẹ nhàng, mơ hồ dần, có thể cảm nhận hơi thở biến mất.

Người nhập định sẽ chú tâm vào nơi có cảm thọ an lạc, cảm nhận đỉnh đầu nhẹ như mây, ngực khoan thai, mới có thể dụng công và đạt tới cảnh giới này. Lúc này tâm đã tĩnh hoàn toàn, trí không suy tưởng miên man tạp niệm, cảm nhận sự an lạc, hạnh phúc trong nội tâm của mình.

Nhập định là gì_ Cách ngồi thiền nhập định (2)

Thư giãn khi ngồi thiền định

Ngồi xuống giữ cơ thể không cử động, mắt mở, cảm nhận sự thư giãn đang hiện diện ở bàn chân. Sau đó, bạn hãy tập trung đưa sự thư giãn đi khắp cơ thể lên đến vùng trên đầu và thả lỏng tâm trí. 

Tiếp theo, người nhập định đưa sự chú ý đến tâm, quan sát sự xuất hiện của cảm xúc tại tâm. Sau đó, người nhập định nhắm mắt và quan sát hơi thở và trạng thái thiền định sâu sẽ bắt đầu.

Nhập định là gì_ Cách ngồi thiền nhập định (3)

Ghi các ý nghĩ ra giấy

Để giảm bớt các ý nghĩ trong thế giới nội tâm thì chúng ta hãy ghi các ý nghĩ đó ra giấy để nhập thiền định hiệu quả. Tùy căn cơ mỗi người sẽ có trải nghiệm khác nhau để đưa chúng ta đến trạng thái nhập thiền sâu. 

Nếu bạn cảm thấy nặng nề, không thoải mái khi áp dụng phương pháp nhập định này bởi năng lượng tồn đọng tuôn ra quá nhiều. Lúc này bạn hãy thư giãn, tiếp tục thực hiện bài tập để cảm giác nặng nề đó tan biến, trạng thái nhập định sâu dần biểu lộ.  

Xem thêm: Thanh tịnh là gì? Lợi ích và cách trở nên thanh tịnh

Nhập định là gì_ Cách ngồi thiền nhập định (4)

Nghe nhạc thư giãn

Nghe nhạc thư giãn cũng giúp tâm trí của bạn nhẹ nhàng, thư giãn, dễ chìm vào trạng thái nhập định sâu. Nghe nhạc giúp cho tâm trí lắng đọng, các ý nghĩ, hiện hữu nặng nề tan biến.  

Xông tinh dầu thiên nhiên hay trầm hương

Xông tinh dầu thiên nhiên hay trầm hương cũng là phương pháp hiệu quả để nhập thiền sâu khi thiền định. Mùi hương thoang thoảng dễ chịu của trầm hương, tinh dầu còn có khả năng diệt vi khuẩn đem lại không khí trong lành.

Lợi ích của nhập định

Định càng sâu sẽ tiến dần đến trạng thái giác ngộ, giải thoát trên con đường tu tập tâm linh. Ngoài ra, khi nhập định thì tâm trí lắng đọng, tĩnh lặng giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt, công việc thuận lợi…

Nhập định là gì_ Cách ngồi thiền nhập định (5)

Trên đây là những chia sẻ về nhập định là gì và lợi ích nhận được khi nhập định. Hiểu rõ trạng thái này sẽ giúp mỗi người đạt được  tâm an, định tĩnh trong mọi trường hợp để có cuộc sống hạnh phúc hơn.

90 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật

Kiến thức 03/07/2025 10:49:30

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật

Kiến thức 03-07-2025 10:49:30

Bạn đã từng nghe đến mây ngũ sắc hiện tượng kỳ diệu được nhắc đến trong kinh điển Phật giáo như điềm lành từ chư Phật và Bồ Tát? Không chỉ là vẻ đẹp tự nhiên, mây ngũ sắc còn biểu tượng cho từ bi, giác ngộ và sự hiện diện linh thiêng giữa đời thường. Cùng khám phá ý nghĩa sâu sắc của hiện tượng này và thông điệp tỉnh thức mà nó mang lại.
4685 lượt xem 0 Bình luận

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27/06/2025 10:38:51

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27-06-2025 10:38:51

Trong sự kiện hơn 18.000 ngôi chùa cùng lúc cử hành hồi chuông trống Bát Nhã cầu nguyện quốc thái dân an, tiếng chuông ấy không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là âm thanh của nguyện lực, lòng từ và sự hợp nhất, hướng về một đất nước hòa hợp, an lành trong thời khắc sáp nhập 34 tỉnh thành.
2720 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26/06/2025 15:04:48

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26-06-2025 15:04:48

Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca, biểu tượng của trí tuệ, từ bi và giác ngộ. Ngài là ánh sáng soi đường, dẫn dắt chúng sinh bước vào chánh đạo, giúp họ nhận ra con đường giải thoát qua tuệ giác.
1297 lượt xem 0 Bình luận

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26/06/2025 11:04:40

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26-06-2025 11:04:40

Vô thường, khổ và vô ngã là ba dấu ấn xác định Chánh pháp. Mọi giáo lý Phật dạy đều phải mang đủ ba pháp ấn này; nếu thiếu, chắc chắn không phải Chánh pháp.
6521 lượt xem 0 Bình luận

Ngũ Phương Phật là gì?

Kiến thức 23/06/2025 10:03:38

Ngũ Phương Phật là gì?

Kiến thức 23-06-2025 10:03:38

Ngũ Phương Phật còn gọi là Ngũ Trí Như Lai hay Ngũ Trí Phật, là năm vị Phật tượng trưng cho năm trí tuệ siêu việt trong Phật giáo Mật Tông. Các Ngài đại diện cho năm phương, năm uế nhiễm được chuyển hóa và là nền tảng tu tập trong nhiều pháp môn Mật giáo.
66612 lượt xem 0 Bình luận