Pháp danh là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và cách để có pháp danh

03/01/2024 09:53:25 1236 lượt xem

Pháp danh gồm hai chữ: Chữ đầu liên quan đến thế hệ trong môn phái theo bài kệ của Ngài Tổ môn phái. Chữ sau do Bổn Sư chọn dựa trên ý nghĩa của tên người đệ tử (thế danh), tạo ra một chữ kép ý nghĩa và khuyến khích tu hành.

Pháp danh là gì?

Pháp danh trong Phật giáo Đại thừa của người Việt là tên mà vị Sư đặt cho người phát nguyện tu tập Phật pháp, thường bao gồm lễ quy y Tam Bảo và thọ năm giới cơ bản, nhằm thực hành theo lý lẽ Phật đào đạo.

Trong Phật giáo Việt Nam, Pháp danh có hai chữ. Chữ đầu liên quan đến thế hệ trong môn phái theo bài kệ của Tổ môn phái. Chữ thứ hai là do Bổn Sư chọn dựa trên ý nghĩa của tên đệ tử để tạo thành một chữ kép ý nghĩa và đẹp. Ví dụ, nếu tên đệ tử là Mỹ và quy y với Bổn Sư, Pháp danh có thể là Nguyên Mãn: ‘Nguyên’ theo thứ tự thế hệ và ‘Mãn’ theo tên Mỹ, mang ý nghĩa tu hành tốt đẹp.

Đôi khi, Bổn Sư cũng lựa chọn giữ nguyên chữ có sẵn trong tên đệ tử nếu nó mang ý nghĩa đạo và phù hợp, hoặc có thể sử dụng chữ từ tên các vị A La Hán, Bồ Tát để tạo thành Pháp danh. Các Bổn Sư trước đây thường sử dụng cuốn Kim Quang Minh Tam Tự để đặt Pháp danh cho đệ tử.

Pháp danh là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách để có pháp danh

Phật giáo Việt Nam thường xuất phát từ Thiền Tông và đa số thuộc dòng Tào Động (miền Bắc), Lâm Tế (miền Trung và miền Nam). Các Tổ môn phái ghi Lâm Tế, nhưng pháp tu thường kết hợp cả Tịnh và Mật Tông. Ví dụ, ở Huế, một số đệ tử được truyền thừa theo ba (3) bài kệ của từng Tổ môn phái thuộc dòng Lâm Tế.

Nguồn gốc pháp danh, pháp tự, pháp hiệu

Khi Phật giáo lan rộ vào Trung Quốc, ngài Đạo An (312-385) đề xuất sử dụng họ của Đức Phật (Thích-Sakya) làm họ cho người xuất gia và ông cũng thay đổi tên mình thành Thích Đạo An. Từ đó, những người xuất gia thường mang dòng họ Thích.

Tại Việt Nam thời Lý-Trần, các thiền sư thường sử dụng pháp hiệu thay vì mang họ Thích. Các Thiền sư như Viên Chiếu (thế danh Mai Trực), Ni sư Diệu Nhân (thế danh Lý Ngọc Kiều),… thường chọn đạo hiệu để tự diễn đạt.

Pháp danh là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách để có pháp danh (2)

Sau khi thọ Cụ túc giới, chính thức là Tỳ-kheo, bổn sư sẽ được ban pháp hiệu. Trong một số trường hợp, pháp hiệu có thể do các vị y chỉ sư, giáo thọ sư, hoặc chư Tăng ban tặng. Hoặc người xuất gia có thể tự xưng và sau đó trình lên các bậc thầy để xác chứng.

Pháp hiệu sau này được sử dụng trong đời sống hàng ngày của chư Tăng Ni. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mà một số Tăng Ni không sử dụng pháp hiệu. Việc sử dụng pháp danh, pháp hiệu, pháp tự là do quan điểm cá nhân của từng Tăng Ni hoặc theo tập quán của khu vực, vùng miền. Thường thì chư tôn đức Tăng Ni sẽ sử dụng pháp hiệu.

Pháp danh là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách để có pháp danh (3)

Ý nghĩa của pháp danh

Trước hết, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của hai chữ “pháp danh”. “Pháp” là giáo pháp của Phật, bao gồm kinh, luật, luận tục, tức là những lời dạy của Phật. Pháp Phật có tác dụng xua tan màn vô minh, đưa con người và chúng sanh ai thoại học đều được thông suốt và có trí tuệ. Giác ngộ tu sửa thân tâm cải sửa thân khẩu ý đi từ xấu đến tốt và cuối cùng thoát hoá luân hồi.

Quá trình duyên khởi, biến động của vũ trụ và con người, có rồi mất, thoát có thoát không. Đó là quá trình thay đổi từ cũ đến mới, từ mới về cũ, tạo thành hiện tượng sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, sanh sanh hóa hóa vô cùng tận, sanh diệt vô tận theo tấc bóng thời gian. Nhà Phật nói đó là “một niệm vô thường”, trong một sát na sanh trụ diệt, hoặc từ khi sanh ra một tuổi đến một trăm tuổi mới chết gọi là “nhất kỳ vô thường“. Tất cả những biến hóa đó gọi là hiện tượng, hiện tượng gọi là “pháp” cũng là Pháp của Phật.

Pháp danh là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách để có pháp danh (4)

“Danh” là tên, tức là người có thiện cảm, có quan tâm chú ý đến Đạo Phật, thích nghiên cứu giáo lý Phật, học tập giáo lý Phật. Sau đó, nếu cảm thấy giáo pháp Phật phù hợp với đời sống của mình, chấp nhận tu hành theo lời dạy của Phật, hoặc cảm động về lời dạy của đệ tử Đức Phật, quý Sư, quý Thầy, quý Sư cô mà đi theo Đạo Phật học tu thì gọi là tín đồ.

Lúc này vị tín đồ đó được Thầy đặt cho một tên Phật gọi là “pháp danh”, thời điểm đặt “pháp danh” gọi là “Sơ quy y”. Có chùa làm lễ “Sơ quy y” trang trọng lắm. Thầy sẽ hướng dẫn tín đồ đến Tổ đường, dặn lễ Tổ sư, hay chánh điện lễ Tam Bảo. Thầy dùng nhành dương và bình tĩnh thuỷ sái tịnh, tẩy trừ trước ước, giúp người tín đồ thanh tịnh thân khẩu ý. Sau đó Thầy đặt cho pháp danh, người đặt pháp danh cho Bạn gọi là Thầy Bổn sư, tức là người Thầy chính thức của Bạn đó, Bạn sẽ đi cùng Thầy hết đời của Bạn. Nếu Bạn tu hành giỏi thì Bạn sẽ hướng dẫn cả gia đình thân bằng quyến thuốc đồng quy y có phước đức vô lượng. Thời gian ba hoặc sáu tháng sau, có khi lâu hơn do quy định của Thầy, hay do chùa chọn ngày quy y chính thức.

Bạn phát tâm quy y, được Thầy thế độ đặt pháp danh, còn lễ quy y là việc khác phải có thêm một nghi thức quy y thực hiện đúng theo lời dạy của Tổ sư truyền dạy rất trọng trách, trang nghiêm trong sách “Giới Đàn Tăng” và rất có lực giúp thân tâm Bạn thanh thản nhẹ nhàng, tất cả những bực xuất, bực dọc đều tan mất.

Pháp danh là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách để có pháp danh (5)

Ở ngoại đời cha mẹ sanh con, đặt cho con một tên gắn liền với dòng họ bên nội, sau đó làm khai sanh, có đủ họ và tên và họ tên đó gắn liền với người con từ đời này sang đời khác cùng huyết thống. Khai sanh là giấy chứng nhận tên ngoài đời do cha mẹ có tên này và nhìn nhận có sanh đứa con. Ví dụ Võ Văn Vân, tức Võ Văn Vân là con nhà họ “Võ”. Còn “Pháp danh” là tên đạo của Bạn. Người con Phật đi theo Phật thì có tên của Phật, tên của Phật do Thầy Bổn sư đặt gọi là tên đạo và không ai có quyền thay Bổn sư đặt tên cho người Phật tử!

Với pháp danh Phật tử có hai từ: một là từ thứ nhất lấy từ trong dòng kệ pháp, hai là dựa vào tên của Phật tử mà đặt pháp danh. Ví dụ: Thầy Bổn sư là Nhuận Hải, theo dòng kệ của dòng Lâm Tế như trên, xuống một chữ là chữ “Từ”. Nếu đệ tử có tên khai sanh là Tuấn, Thầy Bổn sư sẽ đặt pháp danh cho Phật tử là “Từ Tuấn”… nếu đệ tử có tên khai sanh là Hưng, Bổn sư thế độ sẽ đặt cho đệ tử pháp danh là “Từ Thịnh”… có ghép trước pháp danh chữ Cư sĩ, Đạo hữu, Phật tử…

Pháp danh là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách để có pháp danh (6)

Nhìn chung trong Đạo Phật, quý Sư, quý Thầy rất quan tâm đến việc đặt pháp cho đệ tử xuất gia hay tại gia. Các bậc Bổn sư đều nương theo tên đời, có giá trị nói lên tính cách tác phong của người đệ tử mà đặt pháp danh, nên rất có mực thước và phép tắc kỷ cương.

Làm sao để có pháp danh?

Đạo Phật là đạo giác ngộ, thứ đến là duyên do giác ngộ và nhơn duyên mà người xin quy y làm tín đồ của Đạo Phật. Gần đây, những xứ sở Hồi Giáo như Bangladesh có nhiều người dân quy y Phật lên đền trên 10.000 người, nghĩa là từ tín đồ Hồi Giáo bỏ đạo song tu với Đạo Phật. Điều này có thể gây khó khăn cho Phật giáo, nhưng không tiếp nhận sao được, khi một đất nước nghèo, lạc hậu, nạn nhân mạn hoành hành, người dân cần phải tìm đất sống, để có được từ sự chia sẻ của tín đồ Phật giáo. Lý do đó mà người dân Bangladesh quy y Phật là vậy.

Cũng như năm 1949 đất nước Ấn Độ sau khi người Anh trả lại độc lập tự do, Thủ tướng Jawaharlal Nehru tuyên bố: “lấy chủ nghĩa từ bi bình đẳng của Đức Phật mà xây dựng đất nước Dân chủ”. Vì chỉ có từ bi bình đẳng mới có dân chủ, chỉ có xóa tan giai cấp, mới giúp cho giai cấp nô lệ đi lên và chỉ có thể mới có mọi người ra ứng cử và đắc cử đại biểu Quốc Hội. Nếu người ở giai cấp nô lệ mà không được ứng cử, bầu cử thì đâu gọi là dân chủ… Với ý tưởng sâu xa này Thủ tướng Nerhu đã thành công trong điều hành đất nước sau chiến tranh Anh-Ấn.

Pháp danh là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách để có pháp danh (7)

Như trên chúng ta thấy Đạo Phật do giác ngộ và do duyên, có duyên mới gặp nhau, có duyên mới gặp bạn lành, có duyên mới gặp Phật. Người phát tâm quy y Phật, được bạn thân giới thiệu đến gặp Thầy Trụ trì. Thầy thuyết giảng hướng dẫn một số nguyên tắc tu hành, học giáo lý Phật học thời gian một tháng hoặc ba tháng, Thầy làm lễ đặt pháp danh. Ngày nay, tại Quan Âm Tu Viện cũng như các chùa do môi trường và con người nên số lượng tín đồ rất đông đến xin quy y đặt pháp danh.

Khi đặt pháp danh Thầy Trụ trì cần các điều kiện: họ tên, tuổi của người xin quy y, cộng với sự tín tâm, tác phong của người mà đặt pháp danh. Nếu thầy Trụ trì thuộc dòng thiền Lâm Tế thì tính từ pháp danh của Thầy mà chỉ xuất theo dòng kệ đặt pháp danh cho người xin quy y. Ví dụ: Thầy pháp danh là Nguyên Trí, thì đặt pháp danh cho đệ tử là Thành ghép với tên đời là Thật, người xin quy y có pháp danh là Thành Thật. Lúc bấy giờ người xin quy y là đệ tử, người đặt pháp danh là Thầy Bổn sư và chỉ có Thầy Bổn sư mới đặt pháp danh cho đệ tử. Đây mới chỉ là sơ quy y, tức là buổi ban đầu quy y, và Bạn còn phải trải qua lễ quy y Tam Bảo, thọ trì Ngũ Giới mới goi là chính thức quy y. Bạn là đệ tử Phật, thông vị Bổn sư truyền giới, tình Thầy Trò trăm năm cùng gửi thân cho Phật.

Pháp danh là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách để có pháp danh (8)

Cách đặt pháp danh

Pháp danh gồm hai chữ: Chữ đầu liên quan đến thế hệ trong môn phái theo bài kệ của Ngài Tổ môn phái. Chữ sau do Bổn Sư chọn dựa trên ý nghĩa của tên người đệ tử (thế danh), tạo ra một chữ kép ý nghĩa và khuyến khích tu hành.

Ví dụ: Nếu người có tên Mỹ quy y với Bổn Sư có Pháp danh là TÂM, thì Pháp danh sẽ là Nguyên Mãn, với chữ đầu Nguyên và chữ sau Mãn.

Cũng có trường hợp tên của người đệ tử có sẵn chữ mang ý nghĩa đạo và phù hợp với chữ trong bài kệ. Nếu không thể tìm được chữ ghép, có thể lấy chữ từ tên các vị A La Hán, Bồ Tát để tạo Pháp danh. Trước đây, các Bổn Sư thường lấy chữ từ cuốn Kim Quang Minh Tam Tự để đặt Pháp danh cho đệ tử.

Pháp danh là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách để có pháp danh (9)

Chúng tôi hy vọng rằng thông qua bài chia sẻ trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên, quý độc giả đã nhận được nhiều thông tin hữu ích về khái niệm pháp danh và cách chọn tên pháp danh ý nghĩa. Đừng quên theo dõi thêm các bài viết thú vị và thông tin hữu ích tại trang web Bchannel.vn để cập nhật kiến thức mới nhé!

57 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19/09/2024 17:09:46

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19-09-2024 17:09:46

Đời người tựa như ánh chớp đêm dông, thoáng qua một chốc là trăm năm đi đến tận cùng. Ai biết tỉnh thức sẽ dễ dàng tìm thấy con đường đúng đắn và sớm đến bến bờ giác ngộ.
825 lượt xem 0 Bình luận

Bồ Tát Kim Cương Thủ? Thần chú của Bồ Tát Kim Cương Thủ

Kiến thức 19/09/2024 15:35:53

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19/09/2024 08:41:00

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19-09-2024 08:41:00

Theo Phật Giáo, sau khi qua đời, chúng sinh tái sinh vào một trong sáu cõi luân hồi: Trời, Người, A-tu-la, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, và Súc Sinh. Tìm hiểu chi tiết về các cõi này trong bài viết sau.
1537 lượt xem 0 Bình luận

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống

Kiến thức 18/09/2024 15:50:11

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống

Kiến thức 17/09/2024 09:10:19