A La Hán là gì? Các quả vị và cách trở thành A La Hán

27/07/2023 09:03:13 839 lượt xem

Trong Phật Giáo cho rằng A La Hán được xem là những vị đã đạt cảnh giới giác ngộ và giải thoát khỏi vòng luân hồi. Đây chính là lý tưởng mà mọi Phật tử theo Phật giáo hướng đến. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về A La Hán và những khái niệm liên quan. 

A La Hán là gì? 

A La Hán (Arahat) là cảnh giới khi Phật tử thoát khỏi luân hồi và tiến tới Niết Bàn. A La Hán được gọi là Hữu dư Niết-bàn khi còn sống, nhập Vô dư Niết bàn là chỉ đã viên tịch.

a-la-han

Chữ “ A La Hán” có 3 nghĩa là Ứng Cúng, Sát Tặc và Vô Sanh như sau:

Ứng Cúng 

Ứng Cúng là các A La Hán xứng đáng để thọ nhận sự cúng dường của trời, của người. Khi tu thành quả A La Hán thì các tu sĩ này xứng đáng được cúng dường. Thực hiện cúng dường cho các vị La Hán này sẽ đạt công đức vô lượng, phước báo vô tận.

Sát Tặc

“Sát tặc” nghĩa là thứ tặc vô minh, tham sân si và giặc phiền não bên trong mỗi con người cần loại bỏ. Những thứ giặc nguy hiểm này cần nhanh chóng tiêu diệt để chúng ta không còn tham sân si.

a la hán là gì (2)

Vô Sinh

Chúng sinh trong luân hồi sẽ trải qua bao kiếp sinh tử và khi trở thành bậc A La Hán sẽ thoát ra khỏi cảnh này. Những bậc này sẽ không có sinh, không có diệt, không phải chịu cái khổ của sự sinh ra hay chết đi.

Quả vị A La Hán 

Quả vị A La Hán là thước đo để đánh giá quá trình tu tập của một người ở mức độ nào. Thước đo này dựa trên việc tu sĩ ấy diệt trừ được bao nhiêu Kiết sử. Trong đó, Kiết sử là thuật ngữ chỉ về các phiền não, chướng ngại trong nội tâm con người, khiến chúng ta rơi vào vòng luân hồi không thể giải thoát. Có tất cả 10 Kiết sử với tính chất không giống nhau từ nhanh nhẹn, chậm chạp, từ mãnh liệt đến nhẹ nhàng… 10 Kiết sử này là tham, sân, si, mạn, nghi, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, giới cấm thủ, tà kiến.  

a la hán là gì (3)

Các quả vị A La Hán 

Thước đo đánh giá quả vị chính là việc một người loại bỏ được bao nhiêu Kiết sử kể trên. Trong đó, có 4 quả vị A La Hán theo từng cấp bậc khác nhau như: 

  • Sơ quả còn gọi là Tu Đà Hoàn, là quả vị khi tu sĩ loại bỏ được Thân Kiến, Nghi và Giới Cấm Thủ. Đối với quả vị sơ quả thì người tu tập vẫn còn nhập lưu trong vòng luân hồi. Khi nhập luân hồi thì tái sinh không quá 7 lần, đều được tọa cõi lành chứ không bị đọa 4 khổ cảnh.
  • Nhị quả – Quả vị Nhất Lai hay còn gọi là Tư Đà Hàm. Đây là quả vị mà tu sĩ đạt được sơ quả và loại bỏ thêm Sân và Si. Người tu hành đạt Nhị quả sẽ nhập lưu vào luân hồi nhưng sẽ tái sinh 1 lần.
  • Tam quả – Quả vị Bất Lai hay còn gọi là A Na Hàm, là quả vị mà người tu hành loại bỏ được Nhị quả, hữu học hơn hai quả vị trên. Người tu hành sẽ không ở lại cõi người nữa mà hóa sanh vào cõi tịnh cư sắc giới và Niết bàn tại đó.
  • Tứ quả – Quả vị Ứng Cúng còn gọi là quả vị A La Hán. Đây là cấp cuối cùng và các vị Thánh đã loại bỏ được hoàn toàn 10 kiết sử, giác ngộ đạt Niết Bàn và không còn nằm trong vòng luân hồi.

a la hán là gì (4)

Cách để trở thành A La Hán

Để đạt được giác ngộ trọn vẹn thì người tu hành sẽ mất rất nhiều thời gian thực hành tận tụy. Trong đó, người tu hành cần loại bỏ hoàn toàn 10 kiết sử, thiền Tứ Niệm Xứ và nhiều thực hành phức tạp khác. Tứ Thánh Quả nêu trên chính là thước đo giúp một người đánh giá được sự tu tập của mình và trở thành A La Hán. 

Theo đó, người tu hành cần thực hiện những điều sau để đạt chứng quả vị A La Hán:

  • Tịnh Độ Tâm là yếu tố quan trọng để đạt được chứng quả vị A La Hán. Đây là việc rèn luyện tâm linh đạt được sự tĩnh lặng và bình an. Do đó, bạn cần tập trung giải quyết lo toan, suy nghĩ, lo âu để giảm sự gắn kết với thế gian. 
  • Tu tập đòi hỏi sự tập trung và tận tâm của người tu hành. Việc tu tập cần  thực hiện một cách chân thành và kiên trì theo thời gian dài. Bạn có thể chọn cách tu tập như thiền, đọc kinh, cầu nguyện, đọc kinh điển, hành thiền, chánh niệm, tăng cường thói quen tốt. 
  • Hiểu biết về chân lý Phật pháp và các quy luật của vũ trụ giúp người tu hành đạt được chứng quả vị A La Hán. Khi nghiên cứu các kinh điển Phật giáo sẽ tăng cường hiểu biết của người tu hành để đưa ra con đường tốt hơn đạt sự giải thoát. 

a la hán là gì (5)

  • Tác phong đức hạnh là tác phẩm tốt của mỗi người để giúp đỡ người khác. Trong đó, tác phong đức hạnh gồm có các hành động như tình thương, lòng khoan dung, sự hiếu thảo, mang đến giá trị tốt cho xã hội. 
  • Định hướng trí tưởng là việc tâm trí của người tu tập tập trung vào hành động tốt. Từ đó mà tâm linh của bạn tinh khiết hơn, dễ đạt tình trạng tĩnh lặng và bình an. 
  • Hành động thiện lành gồm tất cả các hành động tốt giúp tâm linh được tăng cường và đạt tịnh độ tâm.

Sự khác biệt giữa A La Hán và Bồ Tát 

A La Hán và Bồ Tát là hai khái niệm có nhiều điểm giống và khác nhau. Cụ thể, bạn có thể phân biệt A La Hán và Bồ Tát theo các khía cạnh như sau:

Ý nghĩa

Các vị A La Hán đã thoát ra khỏi sinh tử luân hồi, diệt sạch phiền não và nhận được sự cúng dường của chúng sinh.

Bồ Tát mang ý nghĩa là giác hữu tình và tình hữu giác, đem cái giác ngộ ấy để giáo hóa cho người khác. Như vậy mỗi con người đều có thể trở thành Bồ Tát khi có lòng tu đạo, giúp ích cho mọi người.

a la hán là gì (6)

Hình thức

A La Hán phải là người đã xuất gia, còn Bồ Tát sẽ không nhất thiết phải xuất gia.

Tâm niệm

Xet về tâm niệm thì A La Hán sẽ mang tâm lượng hẹp hơn so với Bồ Tát. Bồ Tát có tấm lòng bao dung quảng đại, phổ độ chúng sinh, còn A La Hán chỉ loại bỏ mọi kiết sử phiền não của bản thân để đạt cảnh giới mới.

a la hán là gì (7)

Bản nguyện

Bản nguyện của A La Hán mong sao diệt trừ mọi phiền não để nhập Niết Bàn. Bên cạnh đó, bản nguyện của các vị Bồ Tát rất rộng lớn, mong muốn phổ độ chúng sinh, giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ. 

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

Các câu hỏi về A La Hán 

A La Hán chết đi về đâu?

Theo quan niệm Phật giáo, khi một A La Hán qua đời thì họ sẽ không tái sanh lại trong vòng luân hồi. Họ sẽ tiếp tục trên con đường về cõi Thần hoặc nhập Niết Bàn dựa vào ý chí và duyên nghiệp của họ.

Có bao nhiêu vị A La Hán?

Theo truyền thống Trung Hoa, 18 vị La hán bao gồm Tọa Lộc, Khánh Hỷ, Cử Bát, Thác Tháp, Tĩnh Tọa, Quá Giang, Kháng Môn, Hàng Long, Phục Hổ, Kị Tượng, Tiếu Sư, Khai Tâm, Tham Thủ, Trầm Tư, Khoái Nhĩ, Bố Đại, Ba Tiêu, Trường Mi. 

A La Hán chính là đích đến cao cả cuối cùng của Phật tử khi tu tập. Để chứng quả  vị A La Hán cũng không hề dễ dàng bởi mấy ai có thể diệt bỏ được hoàn toàn các kiết sử phiền não. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về A La Hán để hiểu rõ mục đích tu tập của bản thân.

31 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02/04/2024 10:12:12

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02-04-2024 10:12:12

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất đến bạn đọc về vấn đề tôn kính này.
110 lượt xem 0 Bình luận

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02/04/2024 10:12:08

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02-04-2024 10:12:08

Đức Phật Dược Sư trong Phật giáo có đến 7 hình tướng khác nhau và mang hàm nghĩa tương ứng. Vậy bạn đã biết gì về 7 vị Phật Dược Sư hay chưa? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa, phước báo nhận được khi thờ phụng các vị Phật Dược Sư này. 
136 lượt xem 0 Bình luận

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Kiến thức 02/04/2024 10:12:02

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Kiến thức 02-04-2024 10:12:02

Pháp khí Mật Tông hỗ trợ việc thực hành pháp sự, trợ ích trong tu chứng Phật pháp. Trong đó, Mật Tông Tây Tạng là môn phái có số lượng pháp khí phong phú với tạo hình đặc biệt như chuông, chày Kim Cang, rìu Kim Cang, kèn Ốc Loa, Kinh Luân,... Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về những pháp khí này qua nội dung dưới đây.
124 lượt xem 0 Bình luận

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02/04/2024 10:11:08

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02-04-2024 10:11:08

Pháp môn Mật Tông xuất hiện từ thế kỷ 5 với sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, sau đó đã trở thành tôn giáo chính ở Tây Tạng. Trong pháp môn này thì các vị Hộ Pháp Mật Tông được xem là người có hạnh nguyện truyền bá chánh pháp. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về các vị Hộ pháp này qua nội dung dưới đây. 
211 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02/04/2024 10:08:19

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02-04-2024 10:08:19

Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông bao gồm năm vị Phật đại diện cho 5 khía cạnh, tích cách hay 5 loại trí tuệ khác nhau với những con đường đi riêng để đạt cảnh giới Niết Bàn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thông tin Ngũ Trí Như Lai này qua nội dung dưới đây bạn nhé!
209 lượt xem 0 Bình luận