Tại sao Phật tử nên mặc áo tràng khi lễ Phật?
Áo tràng Phật tử là trang phục không thể thiếu đối với các cư sĩ Phật tử khi tham dự lễ chùa, với thiết kế rộng rãi, chất liệu mát mẻ và trang nghiêm, lịch sự phục vụ tốt cho việc ngồi thiền và tụng kinh.
Áo tràng là pháp phục quan trọng dành cho cư sĩ, bất kể ở gia đình hay trong đời xuất gia. Theo lời dạy của Đức Phật, trên cơ thể con người có 9 lỗ không trong sạch: hai mắt thường có rỉ, hai lỗ mũi thường có dịch, miệng khi nhai thức ăn cũng có mùi hôi, hai lỗ tai thường có ráy rác, cùng với các phần khác như bộ phận sinh dục, tiêu hóa, và hai nách vân vân.
Vì vậy, việc mặc áo tràng là để che giấu đi những điều không trong sạch ấy. Khi tham gia nghi lễ tụng kinh, người Phật tử cần phải ăn mặc kín đáo, tắm rửa để thanh tịnh thân thể, thể hiện lòng tôn kính với chư Phật. Trong quá trình tụng niệm, còn có các loại chú như Tịnh khẩu nghiệp (làm sạch miệng, hơi thở), Tịnh thân nghiệp (làm sạch thân thể), Tịnh tam nghiệp (làm sạch ba nghiệp thân, khẩu, ý), Tịnh Pháp giới (làm sạch cả cõi pháp).
Áo tràng thường có 2 màu chính, màu lam và màu nâu sòng Cả hai màu sắc này đều mang trong mình thông điệp về sự thanh đạm, bền bỉ và sự tâm hồn trong cuộc sống tu tập, thực hành Chánh pháp
Trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề phát sóng trên kênh trên kênh Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên, Thượng tọa Thích Trí Chơn – Trưởng ban Văn hóa GHPGVN TPHCM đã chia sẻ sâu sắc hơn về chủ đề liên quan đến áo tràng đối với cư sĩ Phật tử mỗi khi đến lễ chùa.
Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ: “Khi đạo Phật đi vào cuộc đời, đạo Phật như hòa nhập cuộc sống thì vấn đề ăn mặc cũng cần phải có. Do đó mới thấy được sự uyển chuyển và sinh khí của đạo Phật với mọi giai tầng lớp khác nhau. Chúng ta có thể làm mới chính mình sao cho trang nhã nhưng vẫn giữ được sự kín đáo”.
Để hiểu rõ hơn trước câu hỏi “Tại sao Phật tử nên mặc áo tràng khi lễ Phật?”, mời quý vị và khán giả đón xem chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 45 qua lời chia sẻ của Thượng tọa Thích Trí Chơn – Trưởng ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM.
Tin liên quan
Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp?
Ứng dụng 05/10/2024 10:29:34
Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp?
Ứng dụng 05-10-2024 10:29:34
Phật tử nên niệm Nam Mô “A Di Đà Phật” hay “A Mi Đà Phật”?
Ứng dụng 04/10/2024 09:18:00
Phật tử nên niệm Nam Mô “A Di Đà Phật” hay “A Mi Đà Phật”?
Ứng dụng 04-10-2024 09:18:00
Không trộm cắp được thành tựu 10 loại quả báo thù thắng
Ứng dụng 03/10/2024 08:30:32
Không trộm cắp được thành tựu 10 loại quả báo thù thắng
Ứng dụng 03-10-2024 08:30:32
Trì Chú Dược Sư 108 Biến – Tiêu tai bệnh tật, khổ đau
Ứng dụng 23/09/2024 11:42:02
Trì Chú Dược Sư 108 Biến – Tiêu tai bệnh tật, khổ đau
Ứng dụng 23-09-2024 11:42:02
Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn
Ứng dụng 21/09/2024 11:36:23
Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn
Ứng dụng 21-09-2024 11:36:23
18 lượt thích 0 bình luận