Tâm bình an là cội nguồn của hạnh phúc – Hòa thượng Viên Minh

02/04/2024 15:41:52 684 lượt xem

Mỗi con người chúng ta luôn khát khao cuộc sống bình an, hạnh phúc nhưng ít ai biết rằng để đạt được điều đó, không cần phải đi xa xôi mà chúng ta có thể tìm thấy bình an ngay trong chính nội tâm của mình.

Tâm bình an là trạng thái tinh thần mà mỗi người đều tìm kiếm và khao khát trong cuộc sống. Điều này không chỉ là sự bình yên tạm thời mà là trạng thái ổn định từ bên trong. Yếu tố này giúp chúng ta luôn ở trạng thái an lòng, hài lòng với bản thân và môi trường xung quanh. Tâm bình an là kết quả của việc giải thoát khỏi sự căng thẳng, lo âu về tương lai. Khi tâm hồn được thoải mái, bình an ta có khả năng nhìn nhận tình huống một cách sáng suốt và thấu hiểu.

Trong xã hội hiện đại, nhịp sống ngày càng hối hả những áp lực bủa vây để tìm được sự bình an trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó sẽ giúp chúng ta duy trì trạng thái ổn định, tâm trí minh mẫn, sáng suốt. Tâm bình an cũng là nguồn động lực, sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách và chấp nhận những thay đổi trong cuộc sống một cách bình tĩnh và tự tin.

Hạnh phúc không đến từ những điều xa xỉ, xa vời mà chúng ta luôn có thể tìm được hạnh phúc và bình an ngay bên cạnh chính là đánh thức niềm vui từ những trải nghiệm mỗi ngày và tận hưởng cuộc sống, từng khoảnh khắc. Từ đó cuộc sống trở nên đáng sống, đáng yêu và chúng ta có khả năng chia sẻ niềm vui và hanh phúc với những người xung quanh. Do đó, tâm bình an là cội nguồn của hạnh phúc, là năng lượng tích cực giúp chúng ta sống một cuộc sống đầy ý nghĩa.

Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh – Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã từng chia sẻ: Có hai từ thường hay ghép với nhau là từ “Đau” và từ “Khổ” nhưng nếu nhìn kỹ thì mình thấy rằng có những nỗi đau những không có khổ. Ngược lại, có những nỗi khổ mà lại không đau. Trong Hoàng Đế Nội Kinh có viết:

“Điềm đạm hư vô chân khí tùng chi

Tinh thần nội thủ bệnh an tùng lai”

Tức nếu tinh thần mình rộng và trong sáng thì chân luôn giữ được chân khí. Sở dĩ chân khí bị phân tán nhưng khi điềm đạm hư vô thì chân khí nó phục hồi. 

Bởi vậy mới thấy, sự bình yên chẳng cần phải đi đâu xa để tìm kiếm hay nhờ bất kỳ ai tạo nên sự bình an mà điều này xuất phát từ trong chính nội tâm của mỗi người, tâm an thì mọi sự đều an. Điều quan trọng là phải thấu hiểu và trân trọng giá trị cuộc sống, để từ đó chúng ta có thể sống một cuộc sống an bình và hạnh phúc.

17 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Phật dạy về 10 điều chớ vội tin

Ứng dụng 23/10/2024 13:45:13

Phật dạy về 10 điều chớ vội tin

Ứng dụng 23-10-2024 13:45:13

Đạo Phật là đạo của giác ngộ, giải thoát nên lúc nào cũng phát khởi tấm lòng vô ngã, vị tha với tinh thần từ bi và trí huệ. Trong suốt 49 năm hoằng dương chính pháp, đức Phật đem hết sự thấy biết của mình qua sự tu chứng, trải nghiệm thực tế, nhằm thức tỉnh và giác ngộ mọi người để có sự hiểu biết chân chính bằng niềm tin nơi chính mình và tin sâu nhân quả.
500 lượt xem 0 Bình luận

Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng

Ứng dụng 16/10/2024 15:35:43

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc

Ứng dụng 15/10/2024 11:23:12

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc

Ứng dụng 15-10-2024 11:23:12

Kinh cầu an là những bộ kinh được soạn ra nhằm cầu nguyện cho mọi chúng sinh được bình an, hạnh phúc, và tìm thấy sự thanh thản trong cuộc sống, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong đời.
12655 lượt xem 0 Bình luận

Bài văn khấn cúng rằm tháng 9 Giáp Thìn 2024

Ứng dụng 15/10/2024 10:00:23

Bài văn khấn cúng rằm tháng 9 Giáp Thìn 2024

Ứng dụng 15-10-2024 10:00:23

Cúng gia tiên, thần linh vào ngày rằm là một truyền thống văn hóa dân gian của người Việt. Dưới đây sẽ là những điều bạn cần nắm rõ khi thực hiện nghi thức cúng rằm đầy đủ và chi tiết.
891 lượt xem 0 Bình luận

Lời di huấn của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Ứng dụng 14/10/2024 10:14:55

Lời di huấn của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Ứng dụng 14-10-2024 10:14:55

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ- Đức Đệ Tam Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhập cõi Niết Bàn sau 105 năm trụ thế trên cõi sa-bà cống hiến cho Đạo Pháp và Dân tộc. Ngài để lại sự nghiệp trước tác đồ sộ và những lời di huấn sách tấn hàng hậu học.
45456 lượt xem 0 Bình luận