Thập nhị nhân duyên là gì? Nội dung và ý nghĩa

28/07/2023 07:40:57 2053 lượt xem

Thập Nhị Nhân Duyên được nhắc tới trong giáo lý đặc thù trong các kinh điển của nhân sinh quan Phật giáo. Nhận thức rõ về học thuyết 12 nhân duyên sẽ giúp Phật tử biết thêm về nghiệp, luân hồi tái sinh, nhân quả… qua bài viết này 

 Thập nhị (12) nhân duyên là gì? 

Thập Nhị Nhân Duyên chính là 12 nhân duyên căn bản gồm vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử trong giáo lý Phật giáo.

12 nhân duyên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau khi nhân duyên này làm quả cho nhân duyên trước và làm nhân cho nhân duyên sau. Luôn luôn sanh khởi và nối tiếp không ngừng trong vòng sinh tử kiếp luân hồi.

Đây cũng chính là một phép tu hành của Duyên Giác Thức, mọi sự vật tới luân hồi đều khởi phát bởi nhân duyên. Khi nhân duyên hội họp gọi là sanh, khi nhân duyên tan rã gọi là diệt. 

Thập nhị (12) nhân duyên là gì_ Nội dung và ý nghĩa 0

Nội dung Thập Nhị Nhân Duyên

Trong 12 nhân duyên sẽ được chia thành 3 nhóm quá khứ, hiện tại và vị lai. Trong đó nhóm quá khứ gồm có Vô Minh, Hành. Nhóm hiện tại gồm có Thứ, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu. Nhóm vị lai gồm có Sinh, Lão Tử với ý nghĩa của từng loại như sau:

Vô minh

Vô minh chỉ sự không sáng suốt, không nhanh nhẹn, si mê… Ngoài ra, vô minh cũng thể hiện sự phiền não như tham sân si. Là việc chúng ta không nhận thức được sự có mặt của khổ sở, không rõ nguyên nhân gây đau khổ, không biết con đường chấm dứt nguyên nhân gây đau khổ. Do vô minh mà chúng sanh luôn sống trong sự ảo tưởng, sai lầm khiến họ có những quyết định không đúng đắn.  

Thập nhị (12) nhân duyên là gì_ Nội dung và ý nghĩa

Hành

Hành trong Thập Nhị Nhân Duyên xuất hiện từ vô minh và mang nhiều nghĩa khác nhau theo từng trường hợp. Hành sẽ xoay quanh ý nghĩa là sự cố ý, chủ ý tạo nghiệp thiện, bất thiện và tái sanh ở 3 giới và 4 loài.

Bên cạnh đó, tư tưởng, lời nói, việc làm của mỗi người cũng là hành. Những điều đó sẽ dẫn dắt chúng ta trên việc tạo nghiệp, dù thiện hay ác.

Thức

Thức được hiểu đơn giản là ý thức và sự hiểu biết, nhận thức. Khi thân, khẩu, ý tạo tác nghiệp thì khi chết đi những nghiệp đó sẽ dẫn dắt thần thức đi lãnh thọ quả báo cho đời sau.

Thập nhị (12) nhân duyên là gì_ Nội dung và ý nghĩa (2)

Danh sắc

Chúng sinh chết đi thì thân, tâm (danh và sắc) sẽ phải bỏ lại và không mang theo bất cứ thứ gì. Phần tinh thần chỉ có tên kêu gọi và không có hình sắc. Phần thể chất sẽ có hình sắc được gọi là sắc.

Lục nhập

Lục nhập gồm các yếu tố nhãn, nhĩ, tỷ, thiện, thân, ý xứ được tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Sự giao hòa giữa lục căn với lục trần được gọi là lục nhập.

Thập nhị (12) nhân duyên là gì_ Nội dung và ý nghĩa (3)

Xúc

Xúc mang nghĩa là sự tiếp xúc, va chạm, là một tâm sở biến hành tạo nên bởi lục nhập. Phạm vi của Thập Nhị Nhân Duyên Xúc chính là sự tương tác giữa căn với trần và tiếp xúc giữa chủ thể với đối tượng.

Thọ

Thọ là cảm thọ hay nhận lãnh bao gồm lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ. Thọ  phát sinh dựa trên sự tiếp xúc, va chạm và hình thành nên cảm giác dễ chịu, khó chịu, trung tính. Có 6 loại thọ được phát sinh bởi nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc.

Thập nhị (12) nhân duyên là gì_ Nội dung và ý nghĩa (4)

Ái – Thập Nhị Nhân Duyên

Ái mang ý nghĩa là sự thèm khát, ham muốn và vương vấn về sắc, thanh, vị, xúc, hương, pháp. Sự thèm khát tột độ sẽ nảy sinh ra khổ đau, khiến chúng sinh đi tìm hỷ và tham. Đối với lạc thọ hay hỷ thọ sẽ ưa, đối với khổ thọ và ưu thọ là ghét. 

Thủ

Thủ có nghĩa là nhân duyên hình thành do ái. Chính lòng tham ái và sự vương vấn làm cho chúng sinh mắc kẹt hình thành chấp thủ. Có 4 loại thủ chấp bao gồm dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã luận thủ.

Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Quy luật và câu nói hay về luật nhân quả

Thập nhị (12) nhân duyên là gì_ Nội dung và ý nghĩa (5)

Hữu

Hữu chính là sự hiện hữu của tam giới gồm có dục giới, sắc giới cùng vô sắc giới và sinh ra từ sự mắc kẹt. Vì sự mắc kẹt vào dục, giới câm, ngã, kiến sẽ hình thành nên sanh tử luân hồi.  

Sinh

Trong Thập Nhị Nhân Duyên, sinh có nghĩa là sinh ra. Bởi các ái, thủ, hữu đã làm nhân hình thành nên các nghiệp nên qua kiếp sau phải sinh ra để nhận thọ quả báo.

Lão tử

Lão tử có ý nghĩa là già và chết đi. Khi chúng sinh được sinh ra đời sẽ chịu phải những khổ đau, già yếu, bệnh tật. Thập Nhị Nhân Duyên lão tử có sự nối tiếp bất tận để giúp chúng sinh ở trong vòng sanh tử luân hồi.

Ý nghĩa Thập Nhị Nhân Duyên

Trong đạo Phật, 12 nhân duyên là một phép tu hành của Duyên giác thừa. Phép này sẽ quan sát sự vật, sự việc đều xuất phát từ nhân duyên. 

Trước khi Phật ra đời, nhiều vị tu hành Độc giác đã giác ngộ đạo lý nhân duyên, ra khỏi luân hồi. Các vị Độc giác quan sát sự vật dù sống hay chết đều do nhân duyên hội hợp mà hóa thành như có, chứ không phải có thật. 

Thập nhị (12) nhân duyên là gì_ Nội dung và ý nghĩa (6)

Nhân ở đây có nghĩa là nguyên nhân, duyên được hiểu là sự trợ duyên. Có nghĩa những vật có tánh cách sẽ trợ giúp trực tiếp hoặc gián tiếp để những vật khách có thể hình thành.

Thập Nhị Nhân Duyên trong cuộc sống

12 nhân duyên trong cuộc sống mang tính mắt xích, tính nhân quả và tính vô thường. Hiểu rõ những tính này sẽ giúp chúng ta nắm rõ hơn về 12 nhân duyên theo Phật pháp. 

Tính mắt xích

12 nhân duyên giải thích về chuỗi nhân quả của sự luân hồi sinh tử. Cứ mỗi mắt xích trong chuỗi nhân quả chính là một mặt khác của vòng luân hồi tương tác với nhau. 

Khi một yếu tố trong chuỗi khởi sinh thì khổ đau sẽ hình thành, khi đoạt diệt một mắt xích thì toàn bộ khổ đau loại bỏ. Khi vô minh, ái, thủ loại bỏ thì toàn bộ khổ đau được diệt và chính là chánh đạo dẫn đến giải thoát. Việc hiểu rõ và thông suốt về duyên khởi thì chúng sinh sẽ chấm dứt vòng luân hồi.  

Thập nhị (12) nhân duyên là gì_ Nội dung và ý nghĩa (7)

Tính nhân quả

12 nhân duyên có 3 thời là nhân quá khứ và quả hiện tại hay nhân hiện tại và quả tương lai. Trong đó, từ vô minh, hành kéo đến thức, danh sắc…hay từ thủ, hữu kéo đến sinh, lão tử. Vòng tròn nhân quả sẽ không phụ thuộc vào thời gian mà phụ thuộc vào sự hiểu biết. Khi chúng ta thông suốt về duyên khởi sẽ chấm dứt vòng luân hồi.

Thập nhị (12) nhân duyên là gì_ Nội dung và ý nghĩa (8)

Tính vô thường

Duyên khởi thể hiện sự thật vô ngã của mọi sự vật và phủ nhận các câu hỏi về bản chất vạn pháp và nhân duyên đầu tiên. Trong đó, những vấn đề siêu hình về nguồn gốc hiện hữu là suy diễn xa rời thực tại. Duyên khởi mở ra một hướng tư duy mới về vấn đề giáo dục, văn hóa. Giúp chúng ta nhìn nhận sự vật dưới ánh sáng vô ngã và trí tuệ để có thể giải quyết vấn đề cơ bản của cuộc sống.

Trên đây là những chia sẻ cơ bản nhất về Thập Nhị Nhân Duyên trong cuộc sống. 12 nhân duyên thể hiện sự nối tiếp, liên kết nhau trong vòng luân hồi truyền kiếp mà chúng ta ai cũng sẽ phải trải qua. 

50 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6326 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1146 lượt xem 0 Bình luận