Tôn giả Mục Kiền Liên là ai? Sự tích cứu mẹ và ý nghĩa
Tôn giả Mục Kiền Liên được biết đến tới trong các điển tích đẹp thể hiện rõ chữ “hiếu” của người làm con theo tín ngưỡng Phật giáo. Hình tượng Mục Kiền Liên cứu mẹ chính là nguồn gốc ra đời cho ngày Vu Lan báo hiếu vào rằm tháng 7 hàng năm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa và sự tích cứu mẹ.
Tôn giả Mục Kiền Liên là ai?
Theo lịch sử Phật giáo, Đức Mục Kiền Liên là nhân vật có thật sinh năm 568, mất khoảng năm 484 trước Công nguyên ở nước Ma Kiệt Đà (miền Bắc Ấn Độ hiện nay). Khi sinh thời, Ngài là một vị tỳ kheo trong hàng chúng đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Hình tướng
Mục Kiền Liên bồ tát thường xuất hiện với hình ảnh mặc y vấn, tay phải cầm tích trượng, tay trái cầm bình bát hoặc không cầm gì. Ngài luôn ở thế đứng, sẵn sàng đi xuống cõi âm nhằm dâng cơm tỏ lòng hiếu kính đối với mẹ đang thọ khổ dưới địa ngục.
Xem thêm: Kiến thức Phật giáo
Hạnh nguyện
Ngài chính là hiện thân cho hạnh nguyện cứu mẹ thoát khỏi cảnh khổ dưới địa ngục, thể hiện sự hiếu đạo của người con. Sau khi đắc quả A La Hán, Ngài đã dùng lòng từ bi vô lượng và trí tuệ rạng sáng hóa độ chúng sinh.
Sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ
Mẹ của Ngài là bà Thanh Đề bị đọa xuống địa ngục bởi tâm tham quá nặng nề. Ngài khai mở được Phật nhãn, nhìn thấy mẹ đang đọa lạc nơi địa ngục thống khổ, không có cơm ăn. Bà Thanh Đề mặt đói mỏi, da bọc xương không thể nâng nổi đầu lên. Ngài Mục Kiền Liên lập tức chạy đến ôm mẹ mình mà bật khóc và mang một bát cơm đầy đến cho mẹ.
Bà Thanh Đề khi còn sống luôn phỉ báng Tam Bảo, làm ngạ quỷ dưới địa ngục cũng không dứt được lòng tham. Khi tôn giả dâng bát cơm cho mẹ, bà Thanh Đề nhận bát cơm lén ăn một mình. Tuy nhiên vì nghiệp chướng quá sâu dày nên khi cơm vừa đưa lên miệng đã hóa thành hòn than đỏ rực.
Mục Kiền Liên Bồ Tát không thể giúp được mẹ, nên đã đến thưa với đức Phật Thích Ca. Đức Phật nói: “Vì mẹ của ông hủy báng Tam bảo, tội nghiệp quá nặng. Bây giờ sức của mình ông không thể nào giải cứu được đâu. Muốn cứu được mẹ ông thì vào ngày rằm tháng bảy, là ngày chư Phật hoan hỷ, cũng là lúc chư tăng Tự tứ, ông hãy thiết lễ Vu Lan Bồn, đây là lễ cúng ‘giải đảo huyền’. Trước tiên, ông hãy cúng dường mười phương Tăng; khi mười phương Tăng chưa thọ dụng những thức ăn này thì ông cũng chưa được dùng. Ông trước hết phải cúng Phật, Pháp và Tăng; sau đó mới có thể thọ dụng những phẩm vật dâng cúng. Vào ngày này, ông thiết trai cúng dường Tam bảo thì mẹ của ông sẽ lìa khổ được vui!”
Theo lời dạy Đức Phật, vào ngày rằm tháng bảy năm đó, Bà Thanh Đề đã được giải thoát. Tôn giả Mục Kiền Liên cảm kích ân Phật, khuyến khích mọi người trên thế gian tổ chức lễ Vu Lan để cúng dường tăng chúng mười phương hội và tụng kinh Vu Lan Bồn báo hiếu mẹ cha.
Ý nghĩa câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ
Câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ cảnh báo với mọi người rằng cho dù thần thông không bằng nghiệp báo, bạn sẽ nhận được những gì bạn đã gieo trồng. Triết lý này có nghĩa mọi việc đều có quan hệ nhân quả.
Trong Phật giáo cho rằng số mệnh mỗi người do mình tạo ra, tướng mạo con người do tâm sinh. Trong Đạo giáo dạy rằng tốt xấu đều do con người tự chuốc lấy, vận rủi đều do bản thân mình mà ra.
Khi bạn nắm bắt tốt tâm mình và hiện tại, làm mọi điều thiện thì vận may của chúng ta sẽ tốt hơn, cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn. Mỗi người nên lấy người xuất gia làm thầy, thực hành lời Phật dạy, làm nhiều điều tốt để phước lành nhận được ngày càng nhiều hơn.
Xem thêm: Mâm cỗ chay mặn, văn khấn khi cúng lễ Vu Lan báo hiếu tại nhà
Ảnh hưởng của Mục Kiền Liên trong Phật giáo
Ở Đông Á, biểu tượng thể hiện lòng hiếu thảo và sức mạnh tâm linh. Đây là sự tích được tôn vinh và có một vai trò quan trọng trong nhiều truyền thống Đại thừa từ đó dẫn đến lễ hội Vu Lan (Trung Quốc) và Obon (Nhật Bản). Lễ hội được tổ chức vào tháng 7 âm lịch hoặc từ 13 đến 15 tháng 7 (Nhật Bản).
Nhiều người nhận xét rằng câu chuyện giải cứu mẹ của Ngài trong địa ngục đã giúp Phật giáo hội nhập xã hội Trung Quốc. Bởi bấy giờ, Phật giáo bị các nhà Nho chỉ trích khi quá chú trọng đến đời sống xuất gia. Các nhà Nho cảm thấy đạo Phật đi ngược lại đạo hiếu vì tu sĩ Phật giáo không có con cúng dường tổ tiên.
Trên đây là những chia sẻ của bchannel.vn về sự tích Mục Kiền Liên đến bạn đọc. Câu chuyện này mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc thể hiện đạo lý hiếu đạo của bậc làm con đối với cha mẹ. Báo hiếu cha mẹ là trách nhiệm và việc đứa con cần làm để đền đáp công ơn to lớn của đấng sinh thành.
Tin liên quan
Nghi thức tụng kinh Kim Cang
Kiến thức 27/08/2024 15:59:35
Nghi thức tụng kinh Kim Cang
Kiến thức 27-08-2024 15:59:35
Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội
Kiến thức 27/08/2024 15:47:19
Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội
Kiến thức 27-08-2024 15:47:19
Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?
Kiến thức 26/08/2024 17:35:00
Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?
Kiến thức 26-08-2024 17:35:00
Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?
Kiến thức 26/08/2024 15:36:44
Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?
Kiến thức 26-08-2024 15:36:44
Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú
Kiến thức 24/08/2024 10:51:00
Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú
Kiến thức 24-08-2024 10:51:00
45 lượt thích 0 bình luận