7 trường phái ăn chay phổ biến trên thế giới
Thực tế hiện nay có khá nhiều các các trường phái ăn chay khác nhau. Có những người ăn chay vì tôn giáo, tín ngưỡng hay vì đạo đức, sức khỏe, kinh tế,…tùy theo. Mỗi trường phái ăn chay sẽ sở hữu những điểm nổi bật riêng mà chúng ta cần tuân thủ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về các trường phái cơ bản này.
Chế độ ăn chay theo Lacto-ovo
Hình thức ăn chay Lacto-ovo thường sẽ kiêng tất cả các loại thịt động vật nhưng có thể sử dụng trứng, sữa và các sản phẩm từ trứng, sữa. Bên cạnh việc ăn chay thì thực hiện tu tập, sửa đổi trong từng lời nói, hành động, giữ giới sẽ giúp chúng ta có được cuộc sống nhẹ nhàng, hạnh phúc hơn.
Chế độ ăn chay theo lacto
Một trong các trường phái ăn chay tiếp theo phải kể đến là chế độ ăn chay theo Lacto. Đối với trường phái này sẽ có nhiều quan điểm khác nhau theo từng giáo phái như:
Đạo Phật
Người theo Đạo Phật không sử dụng sản phẩm từ động vật hay các loại rau gia vị như hành, hẹ, tỏi, nén, kiệu. Nhóm các rau gia vị này còn được gọi chung là “ngũ tân”, tối kỵ trong đạo Phật.
Hindu giáo
Trong Ấn Độ giáo, người ăn chay sẽ không sử dụng thịt, cá, gia cầm, mỡ, gelatin và trứng. Ngoài ra, cứ 2 tuần thì bạn sẽ kiêng thịt 1 ngày, trong ngày chay tịnh vẫn có thể ăn khoai tây, khoai lang, rau củ khác.
Xem thêm: Ăn chay bán phần là gì? Thực đơn và lưu ý khi ăn chay bán phần
Kỳ Na giáo
Trong các trường phái ăn chay, chế độ ăn chay của người theo đạo Kỳ Na không sử dụng thịt, gia cầm, hải sản, cá, trứng, sữa, mật ong, củ và rễ.
Công giáo
Tín đồ Công giáo sẽ ăn chay 2 ngày vào thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh. Đối với những ngày này, tín đồ Công giáo cần kiêng thịt. Họ sẽ được phép ăn no vào 1 ngày chay và những bữa khác chỉ được ăn chút ít để bụng còn đói. Lưu ý, vào ngày chay, tín đồ này sẽ được ăn cá và loài máu lạnh như ếch, rùa, sò, cua, tôm, được phép dùng trứng, bơ và phomat …
Xem thêm: Top 10 loại sữa cho người ăn chay vừa ngon vừa lợi sức khỏe
Đạo Hồi
Tháng chay Ramadhan của người đạo Hồi sẽ kiêng tất cả thức ăn và đồ uống từ bình minh đến hoàng hôn. Đặc biệt họ sẽ không hút thuốc, không quan hệ tình dục… Lưu ý, đối với tháng này người đạo Hồi sẽ chỉ ăn sữa, tinh bột, thịt cá, hoa quả, rau, thức ăn có chất béo, đường.
Tránh ăn các thức ăn chiên, cà ri, món nhiều dầu hay cà phê. Có những người được phép không phải ăn chay như người bị ốm, mang thai, đang cho con bú, người đi du lịch.
Chế độ ăn chay theo ovo
Các trường phái ăn chay này thì người ăn chay không được phép ăn thịt động vật, sữa, sản phẩm từ sữa. Thay vào đó họ sẽ được phép ăn các loại thực vật và trứng.
Ăn chay linh hoạt
Trường phái ăn chay linh hoạt có nhiều chế độ khác nhau như:
- Pollotarian là chế độ ăn thịt gà hoặc gia cầm (không phải thịt từ động vật có vú).
- Pescetarian: ăn cá, hải sản nhưng không phải gia cầm, động vật có vú.
- Pollo-pescetarian: được phép ăn gia cầm, cá và hải sản, không có thịt từ động vật có vú.
- Macrobiotic diet (Thực dưỡng): thức ăn từ thực vật, thỉnh thoảng có thể ăn cá hoặc hải sản khác. Chủ yếu ăn ngũ cốc nguyên cám, đậu hoặc theo phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa.
Chế độ ăn chay theo Pescatarian
Chế độ ăn chay pescatarian dựa trên thực vật nhưng vẫn bao gồm cá. Có nghĩa, họ sẽ có thể tiêu thụ các sản phẩm từ cá, hải sản, thủy sản nhưng cần loại bỏ thịt khỏi thực đơn.
Người theo kiểu ăn chay này tùy chọn ăn trứng và sản phẩm bơ sữa. Chế độ ăn pescatarian này mang lại nguồn acid béo omega 3 từ thủy hải sản có lợi cho sức khỏe.
Chế độ ăn thuần chay không động vật
Trường phái ăn thuần chay không sử dụng sản phẩm từ động vật như thịt, cá, sữa, chế phẩm sữa và trứng. Tuy nhiên đối với nhóm này, cần bổ sung nguồn đạm, nguồn kẽm, axit amin cần thiết từ thực vật.
Xem thêm: Ăn chay có ăn dầu hào được không? Hướng dẫn ăn đúng cách
Ăn chay kỳ theo thời gian, địa điểm
Ăn chay kỳ theo thời gian, địa điểm có thể phân loại như sau:
- Nhị trai: ăn chay vào ngày mùng 1, 15 âm lịch
- Tứ trai: ăn chay vào ngày mùng 1, 14,15,30 âm lịch.
- Lục trai: ăn chay 6 ngày/tháng: 1, 8,14,15,23 và 30 âm lịch.
- Thập trai: ăn chay vào ngày mùng 1,8,14,15,18,23,24,28,29 và 30 âm lịch. Nếu rơi vào tháng thiếu thì ăn trong ngày 27, 28
Các trường phái ăn chay nêu trên khá phổ biến trên thế giới. Trong đó, mỗi hình thức ăn chay sẽ có những ưu nhược điểm và ý nghĩa riêng. Tùy theo mục đích, nhu cầu, tình hình sức khỏe để chúng ta cân nhắc để chọn lựa áp dụng chế độ ăn chay thích hợp.
Tin liên quan
03 món cuốn chay mát lành, thanh nhẹ đón hè
Sống khỏe 22/03/2024 16:05:30
03 món cuốn chay mát lành, thanh nhẹ đón hè
Sống khỏe 22-03-2024 16:05:30
04 món chay cho bữa sáng thơm ngon, đủ chất
Ẩm thực 07/03/2024 16:45:24
04 món chay cho bữa sáng thơm ngon, đủ chất
Ẩm thực 07-03-2024 16:45:24
Thời tiết thất thường, ăn chay thế nào cho đủ chất?
Ẩm thực 06/03/2024 16:09:05
Thời tiết thất thường, ăn chay thế nào cho đủ chất?
Ẩm thực 06-03-2024 16:09:05
Nấm kho tiêu xanh – Thêm vị ấm nồng cho mâm cơm ngày Tết
Sống khỏe 27/01/2024 11:09:36
Nấm kho tiêu xanh – Thêm vị ấm nồng cho mâm cơm ngày Tết
Sống khỏe 27-01-2024 11:09:36
Làm bánh chưng chay cho ngày Tết an yên, sum vầy
Ẩm thực 26/01/2024 16:54:11
Làm bánh chưng chay cho ngày Tết an yên, sum vầy
Ẩm thực 26-01-2024 16:54:11
34 lượt thích 0 bình luận